lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CCRĐ “long trời lở đất” như vậy, một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy, thế mà đã trên nửa thế kỷ qua, chưa có một công trình nghiên cứu chân thật, khách quan nào của các nhà khoa học trong nước được công bố! Chưa có một tác phẩm nghệ thuật, văn chương nào của các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ… trong nước diễn tả lại tấn thảm kịch đầy đau thương của Dân Tộc! Chẳng phải vì giới trí thức sáng tạo nước ta thiếu người có tài, có tâm, mà chỉ vì ngay sau CCRĐ các “lãnh tụ” Cộng sản đã coi đó là một trong những đề tài cấm kỵ không ai được đụng đến. Cái tabou khắc nghiệt này thì đám quan chức của chế độ cực quyền ngày đêm canh giữ nghiêm ngặt mãi cho đến ngày nay!

Hồi đầu cuộc “đổi mới”, cuốn “Ác Mộng” của Ngô Ngọc Bội chỉ mới dám lướt nhẹ qua chuyện “cải cách”… Mãi đến gần đây, đầu thế kỷ 21, mới lác đác xuất hiện vài cuốn tiểu thuyết đề cập thẳng đến đề tài cấm kỵ đó. Cuốn “Ba Người Khác” của Tô Hoài, hoàn thành từ năm 1992 nhưng chật vật mãi đến năm 2006 mới được xuất bản. Cuốn “Nước Mắt Một Thời” của Nguyễn Khoa Đăng sắp xuất bản thì bị cấm ngay tức thì và cuốn “Thời Của Thánh Thần” của Hoàng Minh Tường vừa in xong, chưa kịp phát hành thì số sách in đã bị Đảng ra lệnh thu hồi để nghiền làm bột giấy!! Một hành động man rợ, phản văn hoá của bọn Tần Thủy Hoàng thời nay!

Người viết những dòng này đã phải sống suốt quãng thời gian “long trời lở đất” rất kinh hoàng, đầy bi thương, đầy máu lệ, đầy chết chóc, đầy tàn phá, đầy “lừa dối cuồng điên”... Đã nhiều lần dự hội nghị về CCRĐ, được nghe “Bác Hồ vĩ đại” và “Anh Cả Trường Chinh” huấn thị về “CCRĐ”, “Chỉnh đốn Tổ chức”, về “phóng tay phát động quần chúng”... Đã từng chứng kiến nhiều cuộc đấu “địa chủ cường hào ác bá” ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Đông. Cũng đã từng đi làm nửa đợt “cải cách” ở Thái Bình, giữa chừng thì Thành uỷ xin về Hà Nội để nhận trách nhiệm lãnh đạo công tác “sửa sai cải cách” ở Ngoại Thành Hà Nội. CCRĐ quả là một cú đẩy mạnh làm người viết thức tỉnh, đánh giá lại Đảng Cộng Sản và các “lãnh tụ” của Đảng, cũng như nhìn lại con đường mình đã đi… Đó là khởi đầu cho một quá trình đấu tranh, dằn vặt, đau đớn để có được một nhãn quan mới, tư duy mới, cuối cùng dẫn đến việc rời bỏ Đảng Cộng Sản. Chính vì thế, người viết biết rõ nỗi đau khổ của bà con nông dân, vô cùng thông cảm với các nạn nhân của CCRĐ và nóng lòng mong mỏi được thấy những tác phẩm văn học nghệ thuật chân thật mô tả về sự kiện lịch sử đau thương này.

Thế rồi, hồi năm 1996, tôi đặc biệt cảm động khi lần đầu tiên được cầm trong tay tập copy bản thảo tiểu thuyết “Ba Người Khác” của Tô Hoài. Tôi thầm cảm ơn nhà văn Tô Hoài đã giáng một đòn mạnh vào cái tabou kỳ quái của Đảng để hé ra cho độc giả biết được phần nào sự thật về Cải cách RĐ. Ông là nhà văn lão thành có tên tuổi ở nước ta nên cái gương sáng của ông sẽ cổ vũ nhiều người khác noi theo.

Đọc xong, tôi đưa “Ba Người Khác” cho một ông bạn già xem. Ông ta đọc kỹ lắm rồi gặp tôi, ông bực bội phán: “Viết về CCRĐ mà Tô Hoài chỉ kể về ba thằng Đội ba lăng nhăng ấy thì không được! Phải nói đến “Ba Người Khác” cơ!” Tôi hỏi lại: “Là ai?” Ông đáp: “Ai nữa? Là Bác Hồ vĩ đại, Bác Mao cũng vĩ đại và Cụ Xít càng vĩ đại! Chính ba ông đầu nậu ấy đã bày ra cái chuyện “cải cách” ở nước ta”. Tôi nói: “Anh nói cũng đúng thôi! Không có Cụ Hồ và Đảng Cộng Sản, và Cụ Hồ không đi xin “chỉ thị” Cụ Xít, không xin phép Cụ Mao cho rước đoàn cố vấn Tàu sang thì chẳng có chuyện “cải cách” khủng khiếp này”. Anh ta hăng lên: “Đó là nói hàng trên. Còn dưới một bậc thì “Ba Người Khác” là “Anh Thận” (Trường Chinh), sau đổi là Năm để nhún nhường đứng sau Ba Duẩn, rồi đến thằng cha Hồ Viết Thắng và “Anh Lành” (Tố Hữu) “nhưng dạ chẳng lành” (7). Tôi hỏi: “Tố Hữu thì có liên quan gì đến? Lão ta không có chân trong Uỷ ban CCRĐ Trung ương mà”. Anh ta đáp: “Thế anh không biết à, y là kẻ “gác cổng” tư tưởng của Đảng ta. Y phụ trách công tác tuyên truyền cho chiến dịch “cải cách” đấy. Chính y đã đánh tơi bời Trần Bá Xá chỉ vì cái truyện ngắn chân thật “Anh Cò Lấm” đăng trên tạp chí “Tổ Quốc” hồi tháng 1 năm 1956, y buộc cho tác giả những tội “chết người”, như có tư tưởng phản động của giai cấp địa chủ, chống phá chính sách CCRĐ! Ban biên tập “Tổ Quốc” cũng điêu đứng vì y. Rồi đến khi Hà Minh Tuân cho ra cuốn “Vào Đời” có đụng chi mấy đến chuyện “cải cách” đâu mà y và lão (Nguyễn Chí) Thanh xúm vào đánh cho tơi bời, kỷ luật tùm lum. Cũng chính y đã tung ra những câu thơ sặc mùi đao phủ để kích thêm đầu óc hiếu sát của các Đội cải cách. Anh còn nhớ không?” Rồi anh ta đọc vanh vách:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế (8) mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt”…

Chuyện phiếm đàm của hai ông bạn già chúng tôi còn dài. Nhưng, nói chuyện nghiêm chỉnh thì phải công nhận là Tô Hoài đã bất chấp tabou, đề cập đến một đề tài “rất nhạy cảm”, và với văn tài của mình ông đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết khá hấp dẫn. Ông đã vẽ lên rất rõ nét hình ảnh ba “anh Đội” cải cách – đội trưởng Cự, đội phó Bối kiêm chánh án và một cán bộ Đội tên Đình. Cả ba gã này mỗi tên một vẻ nhưng đều có tính lưu manh, đều hám quyền lực, đều dối trá, ham gái, dâm đãng và không gờm tay trước tội ác. Tác giả đã mô tả rất “ấn tượng” những cảnh hoang dâm, quần dâm của ba “anh Đội” với các cô “rễ chuỗi” bần cố, với các nàng dân quân… tạo nên một cảm giác tởm lợm của người đọc đối với mấy tên này. Tuy nhiên, người đọc tinh ý thấy rõ rằng Tô Hoài dù đã đụng đến đề tài CCRĐ nhưng lại tránh né, không dám phơi bày thực chất và nguồn cơn tấn thảm kịch của Dân Tộc đã diễn ra trong lịch sử. Độc giả chờ đợi rất nhiều ở một nhà văn có tầm cỡ như Tô Hoài, nhà văn đã từng tham gia hai đợt CCRĐ, làm đội phó lại kiêm chánh án Đội cải cách, họ hy vọng được thấy từ ngòi bút của ông hiện lên một bức tranh toàn cảnh đồ sộ, chân thật về cuộc đảo lộn khủng khiếp này. Nhưng, đọc xong “Ba Người Khác”, độc giả vẫn chưa thấy được toàn bộ sự thật, “sự thật trần truồng” không che đậy. Người đọc bàng hoàng nghĩ rằng lẽ nào chỉ vì ba cái thằng khốn nạn này mà mọi sự trong xã hội dưới thời “dân chủ cộng hoà” lại đảo lộn tùng phèo đến như thế ư? Thế thì ai cho chúng nó cái quyền “nhất Đội nhì Trời” để chúng nó tác oai tác quái làm những chuyện “long trời lở đất” như vậy? Ai đã vạch đường chỉ lối cho chúng, ai đã “phóng tay” cho chúng làm “cách mạng long trời lở đất”, làm loạn xị cả một vùng nông thôn như vậy? Ai đã đã kích động chúng “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” để cho chúng thẳng tay tàn sát dân lành không chút xót thương? Ai? Ai?? Nhiều người cho rằng Tô Hoài là đảng viên Cộng sản, một cán bộ quan trọng của Đảng trong lĩnh vực văn học, một nhà văn-con cưng của chế độ, ông muốn sống “tròn” với Đảng nên dù có đề cập đến CCRĐ, nhưng ông đã hết sức gượng nhẹ, cố lái câu chuyện sang một hướng khác. Đoạn kết của tiểu thuyết, tác giả “cho” Đội trưởng Cự chạy vào Nam đầu hàng địch và bị “quân ta” giết… thì càng làm cho người đọc lạc hướng hơn nữa, dường như “Mỹ Nguỵ” có dính líu gì đến những chuyện xấu xa, những điều man rợ, những đảo lộn xã hội khủng khiếp hồi CCRĐ. Cố nhiên, cách kết cấu cốt truyện, hư cấu tình tiết là quyền của tác giả, nhưng độc giả có quyền đòi hỏi tác giả phải làm sáng tỏ sự thật của những tội ác tày trời.

Cuốn “Nước Mắt Một Thời” của Nguyễn Khoa Đăng và cuốn “Thời Của Thánh Thần” của Hoàng Minh Tường tôi cũng được đọc khá sớm bản photocopy từ trong nước gửi ra. Sau đó ít lâu, một người bạn thân trong nước gửi cho cuốn “Thời Của Thánh Thần” còn thơm mùi mực. Đó là một trong những cuốn may mắn “lọt lưới” thu hồi của nhà nước!

Điều đáng nêu lên ở đây là cả hai nhà văn Nguyễn Khoa Đăng và Hoàng Minh Tường đều rất can đảm “xông xáo” vào đề tài cấm kỵ này. Họ không ngần ngại mô tả rõ nét thảm cảnh kinh hoàng của nông thôn trong thời kỳ “cải cách”. Tuy nhiên, độc giả vẫn cảm thấy đôi chỗ còn gượng nhẹ, tránh né, dè dặt, mà đó là điều dễ hiểu, vì các tác giả đang sống dưới chế độ cực quyền khắc nghiệt, lưỡi gươm “chuyên chính” luôn luôn lơ lửng trên đầu… Hơn nữa, những ai đã từng sống trong thời kỳ “cách mạng long trời lở đất” cũng dễ nhận thấy là hai tác giả chủ yếu chỉ được nghe kể lại những cảnh khủng khiếp thời “cải cách” chứ chưa thật sự sống trong đó, nên có những chỗ phản ánh không thật sát thực tế, dùng lời ăn tiếng nói không phải thuộc về thời ấy. Riêng Hoàng Minh Tường còn đi xa hơn thời “cải cách”, ông đã mở rộng khung cảnh xã hội ra cả giai đoạn sau này, muốn giúp độc giả thấy rõ tính liên tục của cả một thời đại lịch sử. Đó là một ý định rất tốt, nhưng vì mở rộng quá nên phần sau của tiểu thuyết “Thời Của Thánh Thần” hơi bị loãng.

Còn tiểu thuyết sắp ra mắt người đọc nay mai, cuốn “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất” của Trần Thế Nhân mà tôi vừa được xem bản thảo mới từ trong nước “vượt biên” ra ngoài thì chủ yếu tập trung phản ánh cuộc CCRĐ ở một vùng thuộc tỉnh Thanh Hoá. Nhưng qua những màn “cải cách”, qua chuyện kể của các nhân vật, đôi lúc tác giả cũng nhẹ nhàng đụng đến những chuyện về sau, chuyện “hậu cải cách”.

Tác giả là một người đã sống trong cuộc, cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhân dân và dũng cảm phơi bày sự thật kinh hoàng trên những trang viết. Tôi vốn là “dân” Khu Bốn (9), có dịp qua lại, quen biết vùng được mô tả trong truyện, biết rõ các “vị” mà dân địa phương coi là “hung thần cải cách”, như Hồ Viết Thắng, Đặng Thí, Chu Văn Biên… Ngay cả vài nạn nhân trong truyện tôi cũng đã từng nghe tên, vì tác giả giữ tên thật. Còn một số nhân vật khác tôi hơi ngờ ngợ là mình đã nghe đâu đấy, có lẽ vì lý do tế nhị nào đó tác giả đã đổi tên chút ít chăng. Cho nên tôi rất xúc động khi đọc những trang viết đượm đầy nước mắt trong “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất”. Tôi có thể khẳng định rằng cuốn tiểu thuyết này của nhà văn Trần Thế Nhân đã dựa trên “người thật việc thật” mô tả sự kiện kinh hoàng đúng như nó đã diễn ra, không chút dè dặt, e ngại, không chút gượng nhẹ. Có thể độc giả trẻ tuổi ngày nay khi đọc nhiều cảnh tượng hết sức lạ lùng, kỳ dị, quái đản, rùng rợn quá sức tưởng tượng, thì không thể nào hiểu nổi làm sao trong cuộc sống đã có thể diễn ra những điều như thế được, đâm ra nghi ngờ tính chân thật của truyện. Nhưng, than ôi, những chuyện quái đản như thế hồi đó thật sự đã diễn ra và diễn ra ở nhiều nơi!

Cố nhiên, đã là tiểu thuyết thì tác giả phải hư cấu. Điều hư cấu nổi bật nhất là Trần Thế Nhân đã dùng “những người âm” của thế giới Bên Ấy để kể chuyện thật, rất thật của thế giới Bên Này. Tác giả dùng lối hư cấu đó vì… “Chết thật rồi/ mới dám nói/ Và Nói Thật!” (Khúc Dạo Đầu). Lối hư cấu này gần với tín ngưỡng dân gian, gần với đạo Phật, dễ được đại chúng chấp nhận. Có lẽ lối hư cấu này cũng không xa khoa học lắm khi gần đây các nhà vật lý học hiện đại đã phát hiện ra “vật chất đen”… Nhưng, điều quan trọng đáng nói là tác giả sử dụng lối hư cấu này thật nhuần nhuyễn đến mức người đọc thấy mọi sự kiện, mọi tình tiết trôi chảy rất tự nhiên, và câu chuyện rất đau thương lại cuốn hút mạnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối sách. Chính nhờ lối hư cấu này tác giả đã mô tả được rất chân thật nội tâm các nạn nhân của những “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất” nửa thế kỷ trước. Trong một lá thư gửi bạn, tác giả tâm sự: khi viết tiểu thuyết này, tác giả có cảm giác rất thật rằng mọi lời nói, mọi sự kiện… trong tác phẩm là do chính người âm đồng hành, nhập vào tác giả mà kể lại.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site