lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 24
SỐNG NHỜ TRONG CÁI LỀU VỊT NGOÀI ĐỒNG CỦA BÁC LƯƠNG, MẸ CON NHÀ HỌ MAI KIẾM ĂN SINH SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Ở nhà bác Lương mấy hôm, ba mẹ con được dẫn ra ngoài đồng tạm trú trong cái lều chăn vịt của bác.

Theo lời bác kể, từ sau khi vợ mất, buồn quá nhiều đêm bác ở luôn ngoài này. Dạo ấy, mỗi khi đi đâu về tới nhà, nhìn thấy cái gì cũng nghĩ tới vợ. Lòng nhớ thương đau đớn cuộn lên không sao chịu đựng nổi. Con gái bác cũng đã từng nằm trên cái võng cói mắc vào hai cây cột kia, rồi chập chững đi trên nền đất mấp mô này.

Năm tháng trôi qua… Biết bao ngày mặt trời dừng lại trên mái nhà, nhìn qua lỗ thủng, rọi xuống giường… Có lần con gái bác chỉ cái dấu tròn tròn sáng hỏi bố đó là cái chi, bác bảo đó là quả trứng bà Âu Cơ cho nhà ta. Biết mấy đêm trăng lên ngay đằng trước nhà, nhòm qua cửa sổ nhắc nhủ cầu mong hai con người cô quả tai qua nạn khỏi, bình an, phúc lành… Người nông dân nghèo khổ, hiền đức thầm ước được sống tới ngày con gái đi lấy chồng rồi thân xác có vùi trong cồn đất hoang, cỏ xanh mọc phủ lên mình… cũng thấy thoả lòng.

Vậy rồi mà Địa ngục ở ngay cái trần gian này chứ có phải đâu xa mà con người khéo lơ mơ ước đoán. Thần Chết bước ra từ miệng lưỡi con người. Máu gọi máu. Lễ Hội Máu của vua chúa bày ra nhiều màn lắm trò dễ say lòng bọn quỷ người u mê tăm tối.

Cái đêm hôm ấy đêm gì mà cô con gái đáng thương của bác Lương đã ghé về đây, gửi lại chiếc vòng bạc của mẹ, đặt sau bát hương trên bàn thờ… rồi mang cái thai của Đội cho, ra sông tự vẫn. Khúc sông ấy, sau này có lần hai chị em con đã lội qua, cũng cạn thôi có sâu lắm đâu… Kể cũng lạ.

Từ sáng sớm, hai chị em con bắt đầu ra ngoài cánh đồng mò cua bắt ốc.

Ở nhà, mẹ lấy cái màn cũ cắt thành 20 mảnh hình vuông; xin bác Lương một cây tre, nhờ bác chặt khúc, chẻ vót thành những cái nan. Mỗi mảnh vải màn, hai cái nan uốn cong bắt chéo, buộc vào bốn góc, thành cái vó nhỏ… bà con nông dân vẫn gọi là cái te.

Mẹ lấy cám gạo, trộn lẫn ít ngô xay, bỏ vào nồi đất rang lên vừa chín, có mùi thơm, hoà vào ít nước sền sệt như cháo đặc rồi bôi trẹt vào mặt vải màn những cái te.

Ba mẹ con đi quanh khắp các bờ ruộng, tìm những chỗ nào có vũng nước thả te xuống… Ngồi chờ một lúc đợi mồi tôm tép đến rồi cầm cái que tre như cần câu, thò vào, nhấc te lên.

Mỗi lần nhấc te lên, nước lỏng tỏng chảy rớt xuống, nhìn những con tép con tôm văng mình nhảy trên lưới vải màn cũng vui mắt!

Nắng cháy xém tóc, đốt xạm da, mặt mũi lấm lem bùn, ba mẹ con rộc rạc người, vừa đi vừa lội hết ruộng này sang ruộng khác, mỗi ngày cũng kiếm được chừng bát, hơn một bát tép. Hôm nào có mẹ đi kèm tụi con còn yên tâm, hôm nào mẹ ốm nằm nhà, chúng con cứ nơm nớp sợ người, sợ quỷ.

Ở cái lối rẽ từ con đường nhỏ băng qua đồng về nhà, thầy ơi, bọn trẻ con có hôm chúng đứng chờ sẵn. Chị Tâm đi trước, con đi sau. Chẳng còn cách gì để che giấu được cái giỏ cua ốc, tôm tép chúng con cầm về trên tay.

“Mả bố thằng Vỹ!” - Một đứa la lên.

“Mả bố thằng Vỹ!” - Hai ba đứa cùng hùa theo.

“Tiên sư cha thằng Vỹ! Chết không kịp ngáp, chắp tay lạy mà bầy choa không tha; chôn không hòm ván, mồm ăn đầy đất, mắt vùi đầy cát”…

Cả lũ nhao nhao. Có thằng rũ ra cười.

Tụi con đứng lại, cố ghìm nước mắt, người run lên…

Bất thình lình một thằng bước tới giật cái giỏ cua từ tay chị Tâm. Chị nghiến răng, lôi lại. Con cũng nhảy vào góp sức để giằng lại cho được cái giỏ. Nhưng cái thằng ấy nó khoẻ gấp mấy chị em con. Thế là, nó xách cái giỏ giốc ngược, đổ xuống bên đường. Ốc, trai, tôm, tép, cua… ngổn ngang vương vãi.

Bọn chúng xúm lại chọn những con nào to; vứt cái giỏ không xuống đường, mặc cho chị em con nhặt bốc lại những con còn rơi rớt chưa kịp chạy xuống ruộng… Chúng đốt rơm, thổi lửa nướng chín rồi chia nhau ăn.

Vừa ăn vừa cười khúc khích.

Lại một lần khác nữa.

Lần này hai chị em xuống chợ Bạch. Chiều hôm trước ba mẹ con trúng được một mẻ kha khá. Mẹ bảo các con có thể gắng đem xuống chợ bán kiếm ít tiền về mua gạo được không? Chúng con thưa có, rồi hăng hái… lên đường! Chị Tâm mang giành ốc, con mang rá tép.

Bước chân vừa ra tới đường, đi được một đoạn thì gặp thím Đông.

Chúng con sợ quá, đứng nép vào nhau ở bên đường.

Thím hỏi: Hai đứa con thằng Vỹ đi đâu?

Thím bước tới, tự tay giằng lấy cái giành, giật cái rá của chúng con, lật lá chuối đậy trên xem trong đó có những thứ gì. Nhìn thấy cua, ốc, tôm tép còn tươi sống, thím hỏi, tụi bay kiếm được những thứ này ở đâu?

Chị Tâm thưa, chúng con đi mò cua bắt ốc, kéo te ngoài đồng.

Thím trợn tròn mắt, quát to: Cái bộ chúng mày mà đi bắt ốc, kéo te hả? Có mà đi ăn cắp! Ăn cắp! Nòi giống thằng Vỹ mà cũng đòi mò cua, bắt tép! Láo! Láo!

Thím đặt cái giành, cái rá của tụi con xuống đường, rồi lùi lại lấy đà, dùng chân đá phốc cả hai cái xuống dưới ruộng…

Thím vừa đi vừa cười sằng sặc như người điên. Hai chị em ngồi lại bên đường nhìn cua ốc, tôm tép vung vãi dưới ruộng, ôm mặt khóc.

Mò cua, bắt ốc, kéo te… hoá ra có lúc cũng rắc rối, nguy hiểm. Một lần con hĩm Uyên của thầy bị rắn cắn, cứ tưởng chết, may mà qua khỏi. Hình như là rắn nước, rắn ráo, có phải không thầy? Còn cái lần chị Tâm bị bò cạp cắn mới thật là khốn khổ. Rồi lại bị rết cắn nữa… Chị ấy rên la quằn quại cả đêm, may sao gần đến sáng thì cơn đau dịu dần. Mẹ bảo, hương hồn ông bà nội ngoại, thầy phù hộ cho cháu con đấy!

Tụi con chuyển sang nghề đi mót.

Mẹ dặn, khi người làng họ đang gặt thì chớ có ló mặt ra, đi sau họ. Trông thấy con cái địa chủ, họ lại chửi mắng, đuổi đánh cho. Thửa ruộng nào họ đã gặt xong từ mấy hôm trước rồi, nhìn trước trông sau chẳng có bóng ai thì các con hãy xuống mà mót. Tuy nhiên, những thửa ruộng đã gặt qua một hai ngày, chim sẻ đã kéo đàn tới mổ, nhặt tha đi; may ra còn sót lại vài bông lép hạt, còi cọc…

Chúng con đem ra nắng phơi khô rồi mượn bác Lương cái vỏ chai, đổ thóc ra mẹt, đè lăn cho tróc vỏ…

Cái ngày hôm ấy… Con lên cơn sốt nóng, đắp chiếu nằm còng queo. Chị Tâm vẫn đi mót.

Chẳng mấy khi nhân lúc con ốm, hôm nay Trời cho một bữa cơm…! Mẹ lấy gạo nấu một niêu, ủ vào tro bếp, để trưa đến cả nhà… liên hoan! Mẹ bảo, các con gắng chờ một tí, mẹ qua chợ mua ít rau muống về nhà để trồng. Trước khi đi lấy tay sờ trán con thấy nóng như hòn than, mẹ ngập ngừng định ở nhà không đi nữa. Nhưng con bảo, mẹ đừng lo, con sắp khỏi rồi, mẹ cứ đi đi… Thế rồi mẹ đi, còn con thì mệt quá, ngủ thiếp…

Trưa. Chị Tâm về trước, mệt luỗi… cũng nằm vật ra.

Rồi đến lượt mẹ về. Mẹ hỏi, các con đã ăn cơm chưa, sao không dọn ra mà ăn, còn chờ mẹ làm chi?

Bà bước vào bên bếp một lúc rồi quay ra hỏi, các con đã ăn cơm rồi à?

Chưa, còn chờ mẹ về cơ mà! Đã ăn đâu! Cả hai đứa ngồi ậy cùng trả lời. Mẹ tròn xoe mắt, môi run run. Thế thì nồi cơm… nó ở đâu rồi? Ơ hay! Như bị điện giật chúng con choàng dậy, vội lao vào bếp. Tưởng mình loá mắt, bà dụi dụi con ngươi… Ớ! Nồi cơm? Nó… Nó… Ai tha nó đi mô rồi? Ô hay! Đứa nào thế không biết?

Ngồi phệt xuống đất, mặt mày xệch xạc, mẹ vừa mếu vừa khóc…

Trưa hôm ấy chúng con phải vơ rau má, rau sam quanh nhà, cho vào nồi trộn ít cám lợn, nấu láo nháo vài bát ăn qua bữa! Vậy rồi mà, chỉ mấy hôm sau mẹ lại tươi cười vui vẻ. Mẹ bảo, các con ạ, người muốn cho ta chết đi thì Trời Phật lại cho ta sống lại. Mẹ con nhà họ Mai chẳng chết đâu, rồi mà xem… Người không cho ta ăn cơm thì ta ăn rau ăn cỏ. Cùng lắm thì ta sống như con trâu, con bò. Con vật có gì là xấu đâu. Chỉ có con người là xấu thôi. Con người gian manh, tàn ác, hiểm độc sao cứ đòi so sánh với con vật! Ừ, nếu cần, lúc cùng, không còn cua ốc tôm tép nữa thì ta ăn giun dế, ăn cóc nhái, ăn cào cào châu chấu!… Ha ha!

Trường chinh (trái) Tố Hữu (phải) hai trong những tên đồ tể của cuộc cải cách ruộng đất

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site