lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 23
TRỜI CÓ MẮT. CHUYỆN CỔ TÍCH
VỀ CHA CON NHÀ BÁC LƯƠNG

Chân vừa bước tới ngoài đường, mới đi được một đoạn, chị Tâm bỗng nhiên khóc oà lên. Mẹ cũng đứng sững lại rồi nói như gắt: “Tâm, con không được khóc! Chẳng việc gì phải khóc cả. Còn nhớ câu nói lúc còn sống, thầy vẫn nhắc không? Khóc là nhục, rên hèn, van yếu đuối… Người ta muốn giết mình nhưng Trời Phật còn có mắt, Trời Phật vẫn cho con cháu họ Mai cái quyền được sống. Chẳng chết đâu mà sợ…”

Thế nhưng ra tới đầu làng rồi thì chính mẹ cũng chẳng biết dẫn các con đi đâu.

Mệt quá, bà mới bảo các con ngồi xuống bên vệ đường. Tay nhổ một cây cỏ đưa lên trước mặt, mẹ vừa nói vừa rưng rưng nước mắt: “Người ta không cho mình ăn cơm thì mình nhai cỏ mà sống vậy. Ác giả rồi ác báo! Mai đây dù mẹ có đi theo thầy, thì các con phải sống tới cái ngày ấy; để tận mắt thấy cái ngày mà Trời Phật vạch mặt, trừng phạt bọn quỷ đội lốt người ngay trên trần gian còn đẫm máu bao người vô tội này mà chẳng cần phải chờ tới kiếp sau, đày lũ chúng xuống Địa ngục!”

Và đúng là Trời Phật có mắt thật, thầy ạ.

Có một người từ nãy giờ vẫn theo dõi mấy mẹ con. Người ấy đang đứng trước sân nhà nhìn ra. Nhân lúc vắng vẻ, ông ta đi ra, bước tới đằng sau, khẽ lên tiếng chào. Mẹ giật mình quay lại sửng sốt. Thầy có biết ai đó không? Bác Lương! Người đã từng làm rẽ ruộng nhà ta, được thầy chữa bệnh, chích thuốc…

“Mời bà Vỹ và hai em vào nhà tôi ở tạm cái đã…” Bác nói ngập ngừng, hai tay chắp trước ngực. Mẹ lặng nhìn bác vừa sợ sệt vừa hoài nghi. Giữa thời buổi điên loạn này vẫn còn có người không sợ cái án chung thân mà Đội Cải cách sẽ quy chụp lên đầu, trói chặt một đời cho đến chết về tội “cấu kết với địa chủ” hay sao?

“Mời bà và hai em vào nhà! Đừng ngại gì hết! Tôi đã không sợ thì thôi chứ việc gì bà và các em phải ngại!”

Đi theo bác vào tới nhà rồi, mẹ mới nhớ ra người làng nước năm xưa. Bác Lương, phải rồi, bác Lương. Cái năm vợ bác mất vì bệnh uốn ván, lâu lắm rồi, thầy không cứu chữa được, nhưng bác vẫn nhớ ơn, mấy lần lên xuống nhà…Trong cái nhà tranh vách đất hai gian này bao năm rồi, bác ở vậy một mình nuôi đứa con gái… Khi bà vợ mất, đứa con gái mới lên hai tuổi, bây giờ nó đã mười bảy…

Câu chuyện cô con gái bác lúc bấy giờ và sau này, khi đội Cải cách rút đi, đã trở thành chuyện tiếu lâm, trò vui đùa cho bà con cả vùng. Đôi lần, mẹ cũng có nhắc lại…

Số là, khi Đội mới về làng, bác Lương đã lọt được vào mắt xanh của Đội. Bởi hai lẽ: Một là, nhà bác rất nghèo, đã từng đi ở, làm rẽ ruộng cho địa chủ; hai là, nhà chỉ có hai bố con, rộng rãi hơn các nhà khác, cô con gái lại xinh xắn nõn nà…

Lúc đầu bác cũng có kể cho ông Đội đến ba cùng bắt rễ nghe những nỗi khổ của mình từ thời còn thơ ấu… Kể thật lòng, thật tình không để gây hằn thù, làm hại ai. Về sau, trong các cuộc họp, những buổi đấu tố, bác Lương thấy nhiều cốt cán, nhiều rễ bịa đặt dựng chuyện cho bọn địa chủ bóc lột, phản động… đến nỗi trời nghe trời cũng bật cười, trâu bò nghe cũng phải vùng căng bỏ chạy!

Bác đâm ra băn khoăn day dứt.

Những cuộc họp đêm ngày triền miên, những buổi đấu tố căng thẳng làm thần kinh bác rời rã…

Ruộng vườn lâu nay bỏ hoang không cày cấy, nhà hết gạo, chẳng còn gì để đổ vào mồm mấy hôm rồi.

Đã vậy, cô con gái của bác lại được Đội thương, Đội ưu tiên cho đi họp, tham gia đấu tranh suốt ngày đêm. Nhiều hôm bác thức suốt đêm không ngủ, chẳng hiểu nó đi với ai, nó đang làm gì… đến phát sốt lên. Bác cứ ngờ ngợ nó với ông Đội ở trong nhà, hai tên này lâu nay chắc hẳn có cái trò gì đó với nhau đây?

Và bác rình…

Một hôm, cơm tối xong, bác dặn con gái rằng bố đi sang Nga Thủy thăm ông cậu ốm, có thể đến khuya mới về. Ở nhà con cứ để cửa mở đừng đóng và cũng không phải chờ. Thế rồi quanh quẹo đâu đó một lúc ngoài đường, bác quay về nhà theo lối vườn sau, rón rén mở cửa bước vào, chui xuống gầm giường nằm im…

Thoạt tiên, hai chú cháu còn ngồi đối diện nhau hai bên bàn uống nước. Sau đó, chú chuyển chỗ sang ngồi bên với cháu, rồi… anh với em, em với anh cười đùa rúc rích, cù véo nhau. Anh kéo ống quần em lên, khen đùi em đẹp; em kéo ống quần anh lên, khen cẳng anh to. Đùi ẻm đùi em, đùi ảnh đùi anh… Đùi em non, đùi anh cứng.

Hai tên đứng dậy, dìu nhau tới bên giường… Vật nhau, cởi áo quần nhau, đè nhau ra… để chơi trò “bóc lột áp bức giai cấp”. Tên gọi trò vui này chính là từ mồm ông Đội bô bô phát ra.

Đúng vào lúc trò vui đã mở màn sắp đi vào chiều sâu… bác Lương mới lặng lẽ bò dưới gầm giường ra, tới ngồi lên bàn, e hèm một tiếng rồi thủng thẳng rít một hơi thuốc lào, tay vỗ vỗ miệng điếu, ngửa cổ nhả khói lên mái nhà…

Hai tên hoảng hốt, buông nhau ra, ngồi dậy.

Bác Lương giơ ngón tay trỏ chỉ vào mặt con gái:

- Từ nay… tối đến lo mà ở nhà. Ban ngày muốn đi đâu phải xin phép tao!

Rồi quay sang ông Đội:

- Nhất Đội nhì Trời, các ông muốn cho ai được sống, bắt người nào phải chết là quyền của các ông. Cả làng cả nước ai cũng biết điều đó. Tôi cũng biết. Có điều đồng chí Đội ạ, đồng chí bắt rễ xâu chuỗi nhà tôi như vậy là quá sâu, quá đủ rồi. Bây giờ thì tùy đồng chí. Nếu thích thì ở lại, không thích thì đi. Thế thôi!

Hôm sau ông Đội rời nhà bác Lương sang “ba cùng” ở một nhà khác.

Con gái bác rưng rức khóc trong buồng mấy hôm, rồi… đâu lại hoàn đó. Tối đến nó vẫn đi họp, tham gia đấu tố, khỏi cần xin phép bác. Từ chỗ xấu hổ, sượng sùng tránh mặt mỗi khi phải nhìn bố, dần dần trở nên chai sạn, trơ tráo, sưng sỉa. Nó tỉnh bơ khi bác gợi lại tình cảm cha con, nhắc tới mẹ sinh ra nó, khi nó mới chập chững đi… Nó ném vào mặt bác một câu đe doạ thách đố: “Con có thể bỏ bố, bỏ làng, bỏ xóm, chứ Đội và Đảng là con không bỏ. Coi chừng!”

Chỉ mấy hôm sau hàng xóm mách cho bác hay rằng Đội đã kết nạp con gái bác vào Đảng. Nó đã lên ngồi ghế chủ tịch đoàn trên “khán đài” ngoài đấu trường! Nó không là con bác nữa! Bây giờ nó là con của Đội, cháu của Trời!

Thế rồi, những tin đồn nhảm về bác Lương tên tay sai của bọn địa chủ phản động gian ác mỗi ngày một lan truyền. Thằng Lương, cái đuôi của thằng Vỹ ngày xưa có lần theo lệnh vợ chồng Cử Hoà, năm đói Ất Dậu 45 ấy, bỏ cái chất độc gì của Tây vào nồi ba mươi cháo rồi khiêng ra để trước sân bố thí cho dân làng ăn… Có người ăn xong dăm bữa, ít lâu tự nhiên ôm bụng kêu la rồi lăn ra… chết!

Lại có tin đồn tên Lương đã từng đi lính cho Pháp. Bác Lương thừa nhận điều này có thật, hồi còn đi ở cho nhà giàu ở Nho Quan, Phát Diệm, bọn Pháp đi càn, bác bị chúng tóm cổ vào lính. Nhưng chỉ một thời gian sau bác trốn được ra và quay trở về quê nhà Nga Sơn. Vì thế có người kể rõ ràng tận mắt thấy thằng Lương mặc áo trắng ngồi bờ đê thả diều. Cái diều màu trắng cứ vo vo ò ò tiếng gì chẳng hiểu mà chỉ tiếng đồng hồ sau là máy bay Pháp đến… bỏ bom!

Nghe những chuyện này bác Lương không cảm thấy sợ lắm nhưng lại buồn. Buồn cho cái tình làng nghĩa xóm không còn nữa; ngay đến con mình sinh ra, sợi dây cuối cùng nối buộc với đời người cũng bị người ta cắt đứt!
Ngay từ khi Đội mới về làng, tên tuổi bác đã được xếp vào hàng đầu trong danh sách dự bị loại B những bần cố nông cần được xâu chuỗi, bắt rễ; có thể được bồi dưỡng thành cốt cán chuẩn bị cho công cuộc đấu tố. Bác tin vào vị thế của mình, thành phần bần nông Đội đã xác nhận, đóng dấu son của Trời. Còn tin hơn nữa, là tấm lòng ngay thực nhân hậu của chính mình. Ấy là chưa nói tới con gái, gì gì đi nữa nó cũng là con, là đảng viên vừa mới được kết nạp còn tươi rói ánh hào quang!

Vậy mà con người chưa đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ này lại cũng mắc chứng nan y của thời đại, như mọi bậc trí giả sáng giá cùng thời - ấy là bệnh mù quáng ngây thơ.

Cho tới khi Đội lôi cổ tên Lương ra đấu trường, bắt bác quỳ xuống cái hố cạn, để cho quần chúng, Quân Chủ lực Nông dân được đứng cao hơn kẻ thù mà đấu và tố… thì cái người bước lên, đứng ở thế trên đầu thù, giơ ngón tay trỏ đè dí xuống trán bác kia lại không phải ai khác mà chính là con gái bác.

Một cơn ác mộng! Trời đất lộn nhào! Cương thường đạo lý giữa thời buổi Cộng hoà Dân chủ hoá ra là thế này đây!

- Thằng Lương kia! - Con gái bác thét lên - Mi có biết tao là ai không?

- Dạ, tôi… biết - Bác ngẩng đầu nhìn nó.

- Láo nào! Cúi đầu xuống. Phải xưng là con. Và thưa bà!

- Dạ.

- Trả lời đi! Tao là ai?

- Dạ thưa… Bà là con gái … con!

- Không phải! Tao không phải là con của mi! Mẹ tao đẻ tao ra…

- Dạ đúng thế. Mẹ bà sinh bà ra được hai tuổi rồi mẹ bà chết đi, để bà lại cho tôi nuôi. Tôi ở vậy một mình để nuôi bà lớn đến bây giờ…

Cả đấu trường im lặng.

Con gái bác loay hoay một lúc để lấy lại khí thế, gia tăng thêm sức mạnh… đấu tranh.

- Lương! Mi có biết - Nó ngập ngừng - Mi đã hãm hiếp tao - rồi líu lưỡi, ngọng nghịu - Mi đã... ôm lấy tao, ngủ với tao bao nhiêu lần không?

Bác ngẩng đầu nhìn nó kinh ngạc hơn là căm giận, thủng thẳng nói:

- Dạ thưa bà… Từ lúc bà mới bỏ bú, mẹ bà chết rồi, chiều nào con cũng phải tắm rửa cho bà, xong rồi là… mớm cháo, đút cơm... Tối đến, bà mà lên giường ngủ đi cho thì còn đỡ; gặp khi bà ngứa ngáy, ốm đau, quấy khóc… là con phải gãi lưng, vỗ vỗ, rồi quạt mát, rồi ru ới ru ời, ru hời ru hỡi cho đến khuya để cho bà ngủ. Đúng là con đã ngủ với bà không biết bao nhiêu là đêm, bây giờ bắt con nhớ lại, khai ra… làm sao con nhớ nổi!

Nói xong, ông bưng mặt nghẹn ngào la to:

- Ối! Bác Hồ ơi! Ối mấy ông Đội ơi! Hãy giết con đi cho rồi, để con sống làm chi ở cái đời này nữa!

Cả đấu trường bốn bề im lặng. Có tiếng thở dài. Có ai sụt sịt khóc.

…Thế rồi Đội cũng phải tha cho tên Lương về nhà. Con gái bác một đêm lén lút trở về theo, bụng mang cái thai của ông Đội cho. Nó quỳ xuống trước mặt bác, van xin cha tha tội. Im lặng không trả lời, cũng chẳng nhìn mặt con, bác Lương thủng thẳng đi ra vườn sau. Đến lúc trở vào nhà không thấy con gái đâu, tự nhiên bác chột dạ.

Rồi cả một đêm trắng ngồi chờ con chẳng thấy con trở về. Bác đâm ra ân hận về sự ứng xử của mình. Nào bác có ghét bỏ gì con gái đâu, nó là con đẻ của bác kia mà! Bác giận thân thương người, bác đau xót cho cái thời…

Ba hôm sau, người làng đến báo tin cho biết con gái bác nhảy xuống sông tự tử, xác đã nổi… bà con họ vừa mới vớt lên.

Bác ngã vật xuống, mê man bất tỉnh.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site