lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

NGÔN NGỮ của loài người hình như bất lực trước sự thô bạo của con người một khi nó đã thành thú. Bởi con thú không ác, chỉ có con người mới ác với người. Con thú khi đói thì đi tìm mồi, khi no nó để yên cho các đồng loại và cả những sinh vật yếu kém hơn được “chung sống hoà bình.” Ngay cả khi phải giết để sinh tồn, con vật cũng không tìm cách kéo dài cái đau, đay nghiến con mồi cho nó thêm khổ sở. Và hiển nhiên, vì không có ngôn ngữ nên cũng không có vấn đề làm cho con mồi phải chịu nhục, chịu cực hình tâm lý hay nghe những điều phi lý được thốt ra về mình, về gia đình, tổ quốc, hay lý tưởng của mình.

Có lẽ vì thế mà mỗi khi có sự đổi đời, ngôn ngữ của một dân tộc thường phải trải qua như một cuộc lột xác. Người ta đã nhắc đến văn học Đức sau thời Đức Quốc Xã, cũng như văn học Nga sau thời Stalin, các tác giả đến sau đều đã phải đẻ ra một ngôn ngữ mới vì những từ ngữ cũ đã hoàn toàn bị vét cạn[1] ý nghĩa để trở thành vô dụng. Song sự lột xác này không dễ dàng, thường phải là cả tập thể của một cộng đồng ngôn ngữ bỏ ra hàng chục năm, đôi khi mất cả thế kỷ rồi mới tạo dựng lại được một ngôn ngữ “khả tín.”

Những chuyện tương tự không phải là đã không xảy ra trong tiếng nước ta. Trong lịch sử tiếng Việt, để cho một từ như chữ “tôi” mà nghĩa đầu là “tôi tớ, tôi đòi, tôi mọi” chuyển thành một chữ “tôi” ngang ngạnh, xấc xược, ngang hàng của ngày hôm nay (nhất là khi được nói ra trước người có vai vế, chức vị hơn mình) thì nó cũng đã phải trải qua nhiều biến thiên củalịch sử, thậm chí có thể đến cả hàng ngàn năm.

Người Cộng sản khi vào tiếp quản Hà Nội cuối năm 1954 hay sau này, khi vào thành ở miền Nam năm 1975 làm đảo lộn chữ nghĩa như thế nào thì chúng ta cũng đã kinh qua đủ rõ để biết nó hại tới đâu cho sự trao đổi trong xã hội. Sự kiện một người gác cổng, với sự khuyến khích của nhà cầm quyền mới, hôm trước hôm sau có thể gọi chủ mình là “anh” thì không những chỉ có nghĩa là đã có một sự đổi ngôi, một sự lên voi xuống chó trong chữ nghĩa mà còn có cả một sự đảo lộn trật tự xã hội mà trong đó người biết việc thì mất vai trò lãnh đạo (ông giám đố chết làm giám đốc) còn người dốt đặc lên làm “đỉnh cao trí tuệ,” làm “cha” thiên hạ.

Nhưng không phải đợi đến khi họ vào thành. Ngay từ những ngày mới phát động phong trào đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, họ đã bắt các nông dân, nhiều khi chỉ là lớp tôi tớ, hôm trước còn gọi chủ mình là “ông, bà,” hôm sau đã phải gọi chính những người đó là “thằng nọ, con kia,” rồi còn bắt người chủ tự xưng là “con” để “thưa ông, thưa bà” với các “ông bà” bần cố kia. Thậm chí một đứa trẻ con cũng có thể bắt một “địa chủ” xưng “con” với mình, để “ông con” hành hạ ngay chính bố mẹ nuôi của mình… chơi. (Tệ hơn nữa, ở trong lãnh vực bang giao quốc tế, nhiều cán bộ và dân chúng được dạy cho quen miệng để gọi những nhà lãnh đạo ở các nước mà VNCS không thích là “thằng,” là “con” một cách rất láo xược và có thể nói thẳng là “mất dạy”).

Có lẽ cũng vì thế mà người Cộng sản Việt Nam, khi họ theo chỉ thị của Nga Tàu (nhận mệnh lệnh của Stalin và rập khuôn theo mẫu thức “Thủ ti Cải cửa” của Mao Trạch-đông và Lưu Thiếu-kỳ) họ cũng đã có lý phần nào khi gọi cách mạng ruộng đất của họ là “cuộc cách mạng long trời lở đất.” Kết quả là như một bộ lịch sử kinh tế trong nước gần đây đã thú nhận, số nạn nhân chính thức của cách mạng ruộng đất ở mới 16 tỉnh,[2] chưa đầy một nửa nước ta hồi bấy giờ (1953-56), đã lên đến 172.008 người, trong đó 70% được xem là vô tội, nghĩa là đã bị bắt lầm, tố điêu, đánh đập, tra tấn, tàn ác dã man rồi giết oan. Sự thực lịch sử là như thế, có nghĩa là đã có diệt chủng ở nước ta, bởi định nghĩa của diệt chủng (“genocide”) chính là giết người vô tội vạ, “sự sát hủy có hệ thống và có kế hoạch một nhóm người dựa trên chủng tộc, tín ngưỡng, chính trị hay văn hóa của họ.”

Sự thực là thế nhưng làm sao nói lên được sự thực đó trong văn chương lại là cả một vấn đề. Vì muốn vẽ nên cuộc sống thật trong tất cả những vi mạch của nó không thể là những con số khô khan, trong đó không thấy đâu là máu và nước mắt và sự phản bội và niềm tin đặt nhầm chỗ (như đêm Mai Duy Vỹ tỏ lộ hết niềm tin của mình vào một con người huyền thoại[3] khi nằm bên cạnh vợ, một con người còn hơn cả Chúa lẫn Phật), không thấy đâu là tiếng cười, là đói khát, ăn cả cỏ, đụt khoai, cào cào, châu chấu, giun dế, cóc nhái, chuột… để rồi chết, có khi còn tệ hơn cả một con vật.

Văn học Việt Nam biết nhưng đã bất lực trước những đòi hỏi nghệ thuật ghê gớm quá của một thực tế quê hương như vậy. Không ít người đã thử vật lộn với đề tài nhưng hình như không thành công, kể cả một tài năng lớn như Tô Hoài (Ba Người Khác), nhưng vì không phải là nạn nhân nên ông chỉ nhìn được từ bên ngoài, từ trên xuống, từ góc nhìn của “đội cải cách,” những điều hủ bại ở trong đó, mà không nằm trong da thịt của một Mai Duy Vỹ, một người suốt đời trong sáng, sống chết cho lý tưởng, cho nhân quần.

Người ta nói muốn viết thuyết phục, cần có thời gian để ta nhìn lại với đủ độ xa, cần có khoảng không gian để ta đủ cách mà cân nhắc được mọi sự. Năm mươi năm hơn đã qua từ những “ngày long trời, đêm lở đất” đó thì may ra cũng có thể có người đủ xa cách để có cái nhìn viễn cận đầy đủ mà viết lại thật sâu sắc về giai đoạn kinh dị và bi thương này của lịch sử -dù là chỉ viết dưới dạng tiểu thuyết.

Chúng tôi đâu ngờ, để có được cái nhìn chính xác, vấn đề không phải là năm tháng hay không gian trên trần thế. Chúng tôi ở nhà xuất bản đã sửng sốt khi nhận được bản thảo từ quê nhà. Thì ra tác giả tiểu thuyết chúng ta cầm trong tay đã phải dùng đến thế giới bên này và thế giới bên kia, nghĩa là không còn biên giới không-thời-gian nữa, mới nói lên nổi cái thảm kịch “cải cách ruộng đất” ở quê ta. Đây là một giải pháp mà thỉnh thoảng văn học thế giới cũng phải dùng đến để nói lên những sự thật không thể nói bằng cách nào khác được: Đó là những “linh hồn chết” của Gogol, đó là những hồ ly tinh của Bồ Tùng-linh trong Liêu trai chí dị.

Trong tay Trần Thế Nhân, những hồn ma kia, vì kiếp trước chính là chúng ta, nên giờ đây tuy họ không còn ở thế giới bên này song họ vẫn không khác ta là mấy. Một Mai Duy Vỹ, vì là người thật bằng da bằng thịt trước kia nên cũng không khác ông A ông B đi giữa chúng ta. Nhà báo Nguyễn Minh Cần đã hơn một lần ngỡ ngàng khi nhận ra những nhân vật trong truyện chính là những người ông đã từng biết rõ khi còn ở trong nước, còn một số người khác tuy có thể vì một vài lý do đã bị đổi thay tên một chút song vẫn không che giấu được căn cước thật ngoài đời của họ. Câu chuyện, tuy là tiểu thuyết, song vẫn thật tới mức đó. Đó chính là sự thành công của tác giả.

*   *   

Trong tác phẩm Le degré zéro de l’écriture (“Độ không của chữ viết”), Roland Barthes đã nói: “Sự bùng vỡ của ngôn ngữ văn chương đã là một thể hiện của ý thức”[4] và chính ý thức đau thương của mình đã dẫn người viết đến “cái bi đát của chữ viết.” Song cái “bi đát của chữ viết” cũng sẽ không thuyết phục được ai nếu nó không dựa được lên trên những sự thật mà không ai có khả năng phủ nhận, những sự thật đôi khi thật tầm thường nhưng vẫn làm nên cái lớn của một tác phẩm, thậm chí, theo Tolstoi, làm nên một đại tác phẩm.

Tiếp tay tác giả Trần Thế Nhân để cho cuốn sách này ra mắt độc giả trước hết là một sự ngẫu nhĩ. Có lẽ chỉ có chữ “duyên” của nhà Phật mới giải thích nổi tại sao chúng tôi, một nhà xuất bản hải ngoại, lại có được một bản thảo lạ kỳ như tiểu thuyết này ở trong tay. Song vì sức hút vĩ đại của nó nên gần ngay sau đó, chúng tôi ở Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ đã có được sự cộng tác chi li và cặn kẽ của hai người bạn của Tổ Hợp, ông Nguyễn Quảng Tâm, và nhà biên khảo Nguyễn Minh Cần ở Mạc Tư Khoa -một đàn anh mà chúng tôi đã được may mắn biết trong nhiều năm qua. Nhờ sự cặm cụi săn sóc của hai ông, chúng ta đã có được một tư liệu thật xác đáng về một đề tài lớn của quê hương, và có thể của cả nhân loại, kể cả sự kiện ông tìm ra cho được những bức hình chụp ngay tại hiện trường trong cải cách ruộng đất ở Việt Nam hồi năm 1955 do nhà nhiếp ảnh Liên Xô Dmitri Baltermants.

Nguyễn Ngọc Bích
Đại diện
TỔ HỢP XUẤT BẢN MIỀN ĐÔNG HOA KỲ
Đầu Xuân Canh Dần 2010

Chú thích:

[1] Có người nhắc nhở chúng tôi là chữ “vét cạn” này quá nhẹ. Thực ra, dưới thời Cộng sản, phải nói là chữ nghĩa nhiều khi bị đảo lộn hoàn toàn để trở thành nghịch nghĩa. Thí dụ, ông Hồ Chí Minh nói, “Luật CCRĐ chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình…” trong khi xem ra, cuộc cải cách đó đã tỏ ra “CHÍ ÁC, PHI NGHĨA, TRÁI ĐẠO LÝ, TRÁI TÌNH NGƯỜI.”

[2] Đích xác là ở 3563 xã thuộc 16 tỉnh với dân số trên 10 triệu người (lúc bấy giờ dân số toàn miền Bắc VN khoảng 15 triệu, đến năm 1960 cuộc điều tra dân số cho biết miền Bắc VN có 16 triệu người). Nếu chỉ nói đơn giản là “16 tỉnh” thì người đọc có thể hiểu lầm là đã có cải cách ruộng đất ở các tỉnh lỵ hay ở các thành phố, trong khi ở những nơi này thì lại có đổi tiền, có “cải tạo tư sản” là những cách giết tiềm năng sản xuất của một thành phần khác của dân tộc. Quy mô và phạm vi vùng thực hiện CCRĐ là toàn bộ nông thôn miền Bắc VN, chưa kể vùng miền núi -cũng làm CC nhưng nhẹ hơn ở đồng bằng. Và tỷ lệ là phải tìm cho ra được 5% dân số là địa chủ. Nói cách khác, người CS dưới sự lãnh đạo tối cao của ông Hồ Chí Minh đã tìm cách giết 5% dân số những người giàu và có khả năng nhất để trên danh nghĩa là phân phát cho người nghèo nhưng đích thực, như ta sẽ thấy mấy năm sau, chính là để cướp hết của dân trên toàn quốc để đưa vào tay đảng CSVN -để nông dân trở thành tá điền cho Đảng, công nhân trở thành giai cấp bị Đảng bóc lột thay vì các chủ tư bản. (Chúng tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Cần đã chỉ cho những chi tiết trên đây.)

[3] Con người huyền thoại này trong truyện được mô tả là “một con người được tôn vinh là Đấng Chí Linh, Chí Thánh, Chí Thần còn hơn cả Chúa lẫn Phật,” một con người mà trên bốn ngàn năm chưa có ai bằng. Đây không phải chuyện tiểu thuyết ngoa ngôn, mà chính là cách mà đám lãnh đạo từ Trung ương đến các địa phương đều học nhau mà nói như vậy.

[4] Nguyên văn trong tiếng Pháp là “l’éclatement du langage littéraire a été un fait de conscience” (Le degré zéro de l’écriture, 1953, trang 57).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site