lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 16
CHUYỆN TRONG NHÀ

Ông Vỹ nói:

- Tai họa cứ như từ trên Trời đổ xuống, dưới đất trồi lên. Cái Họa của nhà ta đúng là nảy sinh ra từ cái Phúc. Con còn nhớ chú Đông không? Chuyện dài dòng quá…

Sáng mùa đông năm ấy, 1925… khi cha lên 6 tuổi, người làng đi qua ngõ nhà ta bắt gặp một đứa bé nằm dưới bụi xương rồng, gần kề lối cổng ra vào. Tội thân đứa nhỏ mới sinh còn đỏ hỏn như con chuột, giẻ rách quấn quanh mình, tấm chiếu nhỏ bó tròn… Bố mẹ nào sinh con ra mà lại vứt bỏ nó đi như thế này hở Trời! Mọi người hô hoán. Bà nội con là người đầu tiên trong nhà trông thấy sinh vật còn sống, da dẻ bắt đầu tím lại vì giá rét. Bà nói một câu mà sau này nhiều người còn nhắc lại: “Có lẽ Trời đem phúc cho nhà ta nên mới xúi người đặt thằng bé nằm ngay trước cổng. Thôi, đưa nó vào nhà đi. Từ nay gắng mà nuôi nó.”

Hình như lúc ấy có ai chen vào, bàn lùi sao đó nên ông nội con mới nói: “Không nuôi nó là mình có tội. Mang tội với Người thì chỉ một kiếp này thôi; còn mang tội với Trời thì không biết đến kiếp nào mới giải được!”

Thế là nhà ta nuôi đứa bé. Ông nội đặt tên cho bé là Mai Duy Đông. Tên gọi là Đông để mọi người nhớ tới mùa đông năm ấy, cái năm rét ghê người…

Ông bà nội con coi chú Đông như con đẻ… Mấy chị em thầy trong nhà, bát cơm manh áo chia đều như nhau không hề có phân biệt. Thầy còn có lần bị ông nội con đánh roi, bà nội rầy la, chứ chú Đông thì chẳng ai đụng chạm đến, dù chỉ một lời nói nặng. Ông bà còn cho chú đi học… Khổ một nỗi, cái đầu chú sao tăm tối chật hẹp quá không tài nào nhét chữ nghĩa vào được! Đã vậy chú lại có tính tắt mắt, hay ăn cắp vặt… những thứ vớ vẩn. Thế là phải bỏ học ở nhà làm ruộng, dệt chiếu. Mà làm ruộng dệt chiếu cũng đâu có xong. Chú lười lắm! Thôi thì, phải lấy vợ sớm cho chú may ra còn có thể tu tỉnh con người, vì vợ vì con mà chịu thương chịu khó làm ăn…

Trong tuổi thơ và sau này khi đã trưởng thành, nói cho đúng ra chú Đông đối với thầy mẹ cũng không có gì sai trái. Chẳng giúp ích được gì cho thầy mẹ, điều đó mình chẳng cầu mong. Còn chuyện thầy mẹ giúp đỡ, chạy chữa cho vợ con chú, là nghĩa tình trong nhà, chẳng ai tính toán cả.

Ấy thế rồi mà cái họa vẫn sinh ra. Sinh ra từ cái mồm điêu ngoa của vợ chú Đông.

Hồi ấy, mẹ của con cũng đã đôi lần nhắc thầy về việc phải “coi chừng” thím Đông - ả Thị Mầu của xứ Nga Sơn Thanh Hoá! Thầy chỉ cười, đàn bà các chị rõ lắm điều, toàn để bụng những chuyện vớ vẩn. Mẹ cũng không vừa, cứ một hai đay đi nghiến lại, rằng để mà coi, nuôi ong tay áo rồi sẽ có ngày…

Bà ngoại con có lần sang thăm sui gia, nghe chuyện cũng chép miệng thở dài: Lời nói đọi máu, ghi nhớ lấy, ai ơi!… Làm ơn nên oán, cái sẩy rồi nảy cái ung… Bà chẳng được học hành, chữ to đánh vần bập bẹ, mà sao lại nhớ nhiều cách ngôn tục ngữ!

Thế rồi năm 1955… Đội Cải cách tới bắt rễ xâu chuỗi nhà Mai Duy Đông!

Ông nội con may phúc đã khuất núi về với tổ tiên gần hai năm. Cả cái núi vạ đổ lên đầu bà nội. Nghe nói lúc đầu chú Đông không chịu đấu tố bà. Nhưng rồi nghe lời thím xúi ngon dụ ngọt thế nào mà chú xiêu lòng, máu tham nổi lên, muốn chiếm hết cả ngôi nhà từ đường 5 gian 2 chái này!

Khi Đội Cải cách chuẩn y, kết nạp chú vào Đảng, hình như thấy mình mang họ Mai nó nhục nhã xấu xa, bất lợi thế nào… chú mới nghe ai, ông Đội kết nghĩa anh em, đổi cả họ lẫn chữ lót thành Lê Trạch Đông! Đồng chí Lê Trạch Đông! Mẹ vào thăm bố trong tù kể cho bố nghe như vậy.

Có một hôm, thầy ngồi trong nhà giam… Nghe ai gọi tên loa hay trong cuộc họp Đảng ở trụ sở Uỷ ban cũ gần bên… Các đảng viên cũ như thầy thì bị đuổi, khai trừ, tóm bắt hết rồi, coi như là một lũ phản động bán nước, chỉ còn toàn đảng viên mới được Đội kết nạp - Đồng chí Lê Trạch Đông!

Lê Trạch Đông nào nhỉ? Có phải Mai Duy Đông nhà ta không?

Cho tới khi đấu lần đầu tiên, thứ nhất… cái ngón tay trỏ của chú Đông dí vào trán thầy, trợn lòng trắng mắt, chú quát vào mặt thầy, bảo thầy cúi mặt xuống… thầy mới hiểu ra!

“Mai Duy Vỹ! Mày có biết tao là ai không?” - Dạ có, ông là Mai Duy Đông… - Không phải! Tao là Lê Trạch Đông chứ không phải Mai Duy Đông! Tao đâu có anh em gì với mày, bà con gì với dòng họ Mai bẩn thỉu chó má của mày! Tao là bần cố nông bị cha mẹ mày bóc lột, anh chị em mày đánh đập, ức hiếp, đè nén như con trâu, con chó gần cả 30 năm nay. Vỹ! Mày có biết ai sinh ra tao không? - Dạ, tôi không biết. - Thằng này láo! Không được xưng tôi, phải xưng là… là… con, nghe chưa? - Dạ thưa con không biết. - Cách mạng ruộng đất sinh ra tao! Đội Cải cách Ruộng đất cho tao một cuộc đời mới Độc lập, Tự do… hiểu chưa? - Dạ… dạ… đồng ý, nhất trí. - A! Thằng này láo! Mày có còn là đồng chí, anh em đâu mà đồng ý nhất trí ! Hử! Mày là… là… cái… - Dạ, dạ. Vâng.

Ông Vỹ nói tiếp:

“Nhà ta có tất cả hai mẫu ruộng. Ruộng của ông bà tổ tiên để lại. Một số do các cụ xưa khẩn hoang, một số mua. Tất cả đều do sức lao động làm ra, đâu có cướp không của ai! Ông ngoại con làm ruộng, trồng vườn giỏi. Bà nội dệt chiếu khéo tay cả vùng này ai cũng biết. Chẳng ai chơi không, ngồi mát ăn bát vàng cả. Mẹ con khi về làm dâu xứ Nga Sơn cũng học nghề dệt chiếu chẳng thua kém gì mẹ chồng.

Lúc mới sinh Lệ Uyên, mẹ mua thêm hai sào nữa.

Hồi đó, năm 1948, quân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm, đồng bào chạy loạn tản cư, kéo nhau vào Tam Lênh… Thầy đã nổi điên lên về cái chuyện mua bán ruộng ấy và mẹ cũng đã ngãng ra rồi… Nhưng cái người bán ruộng là Hĩm Xoa lại cứ nằn nì, van xin nhà mình mua hộ cho, làm phúc cho… chồng của Hĩm Xoa lâu nay vốn là con sâu rượu, mới vừa rồi đánh bạc lại thua to, không bán ruộng đi thì lấy cái gì để trả nợ! Ừ thì mua hộ ruộng cho! Ừ thì làm phúc cho! Đúng là chuyện lăng nhăng, vớ vẩn! Vừa bán ruộng xong là vợ lăn ra ốm, nổi cơn sốt rét ác tính, Hĩm Xoa lại đến nhà gặp thầy, van xin thầy một lần nữa làm phúc, cứu chữa…

Trời có mắt, Trời nhìn… Rõ rành đấy!

Vậy mà khi Đội Cải cách đến bắt rễ, xâu chuỗi, Hĩm Xoa lại tố rằng, thầy mẹ đã cướp không 2 sào ruộng đó của anh ta! Hĩm Xoa bịa đặt là, con vợ của Mai Duy Vỹ chuốc rượu cho anh ta say rồi lừa ép Hĩm Xoa ký nhận là… gán nợ hai sào ruộng đó. Mà anh ta thì cả đời chẳng nợ ai một đồng chinh nào hết! Nguy hại hơn, Hĩm Xoa còn tố rằng thầy tiêm phát thuốc gì không biết cho vợ anh ta mà… vừa mới rút mũi kim ra là chị Hĩm Xoa chết ngay tức khắc!

Đúng là thầy có tiêm thuốc cho vợ Hĩm Xoa thật. Con ạ, chị ấy bị accès pernicieux, sốt rét ác tính. Phát thuốc thầy tiêm là một ống quinine phải nhờ người ta mua ngoài Phát Diệm, vùng tề mới có. Vì thương người, muốn cứu người mà mình phải lấy của nhà ra cho người nghèo khốn. Nhưng một ống quinine thì làm sao đủ để cứu được một cơn bệnh sốt rét ác tính! Cho nên tiêm thuốc xong, về tới nhà, gần nửa đêm thì thầy nghe tin bà con làng xóm nói chị vợ Hĩm Xoa đã tắt thở rồi!

Lúc ra đấu trường, ông Đội người Nghệ An có hỏi thầy về ống thuốc. Thầy khai ống kí-ninh đó là thuốc của Pháp. Ông Đội lại hỏi, có đúng là thuốc của Tây không? Thầy thưa, dạ đúng.

Cứ tưởng hỏi xong rồi cho qua, có ai ngờ bà Đội đứng bên cạnh đay lại: tại sao cứ phải dùng thuốc của Tây mà không dùng thuốc của ta? Thầy thưa, thuốc của ta chỉ có loại viên kí ninh vàng, chất lượng kém, không đủ hiệu lực để đẩy lùi cơn sốt rét ác tính ở giai đoạn cuối cùng… Bà Đội, thầy còn nhớ tên là Lê Thị Chuộc, người Quảng Xương Thanh Hoá quê ta, cau mặt lại mà rằng, thằng Tây nó đánh ta, nó giết hại đồng bào ta, nhân dân ta. Làm sao có thể tin được rằng thuốc nó đưa sang ta mà không phải là thuốc độc, thuốc giết người!? Ông Đội cau mày nhăn nhó nói: Đã không dùng thuốc ta, cũng chẳng dùng thuốc Trung Quốc, thuốc Liên Xô anh em, mà chỉ dùng thuốc Tây của Pháp, nghĩa là làm sao?

Thầy xuýt bật cười. Tự nhiên không thấy ghét mà cảm thấy buồn, lại cũng thương mấy ông bà Đội này. Thầy nói, dạ thưa… Bây giờ thì con không biết thuốc Trung Quốc, thuốc Liên Xô đã được dùng ở nước ta chưa, chứ còn năm 1948, khi con tiêm thuốc cho bà Hĩm Xoa thì quả thật thuốc Trung Quốc, thuốc Liên Xô chưa được Bác Mao, Bác Xít đưa sang ta…

Vừa đúng thóp, Hĩm Xoa chồm dậy, dí ngón tay trỏ vào giữa mặt thầy la làng: Đúng là thuốc độc! Thuốc độc, không sai, bà con đồng chí ạ. Vì thằng Vỹ mới tiêm xong là mẹ Hĩm nhà tôi trợn mắt lên, thở hắt ra rồi… chết. Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên! Bà con ơi!

Và đám đông người, Quân Chủ lực Nông dân trước mặt, bốn bên đã vung nắm đấm lên trời: “Đả đảo Mai Duy Vỹ! Thằng thầy thuốc thâm độc giết hại nông dân ta! Đả đảo! Đả đảo!”

Đả đảo Mai Duy Vỹ! Thằng địa chủ phản động cấu kết với với đế quốc Pháp, âm mưu tàn sát nhân dân ta!

Đả đảo! Đả đảo! Có khổ nói khổ nông dân vùng lên!

Vùng lên!

Trở lại chuyện ruộng đất…

Năm 1953, hồi mới phát động quần chúng đấu tranh đòi giảm tô giảm tức, ông nội con lúc đó đang làm Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện có lần bảo thầy:

“Tại sao Cụ Hồ, Chính Phủ không ban hành sắc lệnh hiến ruộng cho Nhà nước, nhượng đất cho nông dân? Năm 45 đã có “Tuần lễ Vàng” sao bây giờ lại chưa có “ Tuần lễ Đất”? Hồi “Tuần lễ Vàng” nhà ta đã ủng hộ Nhà nước một lạng rưỡi vàng, tất cả số vàng nhà họ Mai có được bao đời nay. Nếu có “Tuần lễ Đất” nhà ta sẵn sàng hoan nghênh và ủng hộ. Xin hiến tất cả cho Nhà nước! Xin nhượng tất cả cho nông dân! Cứ ôm mãi ruộng đất như thế này thầy thấy có cái gì bất ổn, e rồi tới lúc mang họa vào người đấy con ạ. Hay là, ta viết thư lên Tỉnh gửi mấy ông lãnh đạo, tình nguyện xin hiến cho Nhà nước, nhượng lại tất cả cho làng xã… số ruộng này?”

Thầy đã mơ hồ nhận ra cái lý, cái tình trong lời nói của ông. Nhưng rồi lại phân vân vì xưa nay chưa từng thấy ai trong thiên hạ tự nhiên lại làm cái việc biếu không, cho không cả ruộng đất nhà mình đi như vậy?

Bà nội con cũng nói, này ông ơi, ông có hoá điên hoá ngộ không; nếu cho không, biếu cả ruộng đất đi như vậy thì nhà ta rồi sẽ sống bằng cái chi?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site