lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 9
QUÊ MẸ - QUÊ CHA. ĐÓI VÀ RÉT

Trời đang hửng nắng bỗng nhiên tối mờ. Có một cánh cửa vô hình nào vừa khép lại, sập xuống! Những tia vàng còn rớt lại viền quanh ngọn đồi, còi cọc những cây thông đứng chẳng theo hàng lối.

Gió mùa Đông Bắc tràn về. Những đám mây đói rét ùn ùn đàn lũ, khác nào lũ ăn mày ăn xin bị xua đuổi về phương Nam, tuyệt vọng nhìn xuống những thửa ruộng chiêm trũng khô hạn xác xơ.

Giữa đồng không mông quạnh, sân chơi tự nhiên của gió, thấp thoáng một vài chấm nâu bạc: ấy là những con người đang còng lưng xuống moi tìm con ốc con cua trong bùn đất…

- Hình như cả vùng này đang đói?

Thùy Dương thốt lên.

- Có lẽ thế

- Lệ Uyên đồng tình

- Nếu như không phải là đói thì cũng chẳng còn gì để mà ăn. Hoặc nói như ai, không có người chết đói nhưng có những người đang đói đến chết.

- Hòn núi gì kia hở chị?

- Hòn Yến Sơn thuộc làng Bình Lâm huyện Hà Trung.

- Trông hay quá nhỉ. Cái cây gì mọc ngay trên đỉnh núi nhìn giống như hình một con trăn cuộn. Nó mọc tự nhiên hay người ta trồng, hả chị?

Lệ Uyên trầm ngâm:

- Mẹ của chị là người làng Bình Lâm. Bố của chị người ở Nga Bạch - Nga Sơn. Ông làm rể Hà Trung. Trong con người chị có hai quê; quê chính là Nga Sơn. Hồi còn nhỏ có lần chị cũng đã hỏi mẹ về cái cây này. Mẹ bảo đó là cây đa các cụ trồng từ xửa từ xưa không biết thời nào, thuở ấu thơ mẹ đã thấy nó như thế rồi. Sau này, có lần hai mẹ con cùng đi qua đường quốc lộ, ngay chỗ bây giờ chị em mình đang đứng đây, mẹ lại giơ tay chỉ lên cây đa mà nói: “Con ạ, cả vùng ta hình như chỉ còn sót lại cây đa này. Tất cả những cây đa có bóng mát toả che, người ta đều chặt đốn sạch. Đình miếu trong làng chẳng hiểu vì lẽ gì, họ cũng đập phá bằng hết… Chỉ còn Đền Bà Triệu, Đền Hàn, Đền Sòng… là chưa động đến mà thôi.

Trời rét. Cái lạnh sắc bén như dao len vào trong da thịt làm người ta có cảm giác những linh hồn đang run rẩy lập cập quanh đây không dám ra khỏi những nấm mồ để trở về dương thế. Mấy con trâu xạc xờ lông, lòi xương đang cúi đầu sục tìm, gặm cỏ khô ven bờ đê vẫn điềm nhiên như chẳng biết gì các bạn đồng hương cò gầy rạc, mệt lả vừa mới tìm ra chỗ tựa nơi đậu xuống yên lành, là cái lưng nô lệ và nhẫn nhục của mình.

Lệ Uyên nói:

- Đây là quốc lộ Một, con đường ta rộng thênh thang tám thước… Thùy Dương chắc nhiều lần từ Nghệ An ra Hà Nội đi qua đây mà không nhớ. Từ đây, ta đi tới thì ra Hà Phong, Hà Bình, Cầu Cừ, Bỉm Sơn, Đồng Dao. Cũng có một con đường rẽ phải dưới chân đồi kia gọi là đường Mười Ba, qua Hà Phong, Hà Toại, Hà Lan… ra tới cầu Báo Văn. Qua cầu này là sang đất Nga Sơn. Nhưng đi đường ấy hơi xa. Cứ men theo con đê trước mặt này… (Lệ Uyên giơ tay chỉ con đê đất pha cát, mặt đê rộng khoảng 6m, cao chừng 4m, chạy vòng theo hướng Đông Bắc) cũng ra tới cầu Báo Văn. Đường này thì ngắn hơn nhưng vắng người…

CHƯƠNG 10
CÁC ĐỒNG CHÍ CỐ VẤN TÀU

Con cún Thùy Dương hình như chẳng để tai gì mấy lời chỉ dẫn của cô giáo Lệ Uyên, nó đang mải nhìn đâu đâu…

- Chị xem kìa!

- Cái gì thế?

Theo ngón tay trỏ của Thùy Dương, chị Hai Lệ Uyên đã nhận ra đám người đang ngược chiều đi tới. Một tiểu đội lính. Một người cỡi ngựa, còn những người kia đi bộ. Họ mặc quân phục màu đất sét vàng, đội mũ vải trông chẳng giống gì bộ đội Cụ Hồ trong màu xanh lá cây quen thuộc. Hai chị em nhìn sững.

Người ngồi trên yên ngựa, chắc là sĩ quan, một tay giơ cao, đầu cúi gật gật, kêu lên:

“Nỉ hảo!”

Thùy Dương há miệng, không hiểu con người quái lạ đang nhe cả hai hàm răng kia là ai, vừa nói cái gì?

Y lại xổ ra tiếp một tràng nghe như chó sủa:

“Duê Nản giẩn mỉn hở Trung Của giẩn mỉn, ủa mẩn sư I cha xung ti… Mảo trủ xỉ oan xuê! Oan xuê! Hủ trủ xỉ oan xuê!” (Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc là anh em một nhà. Mao Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!)

Mấy người lính đi bộ theo sau chân ngựa cười vui vẻ, nhất loạt vung tay lên hô:

“Oan xuê! Oan xuê!”

Toán lính đi qua rồi, hai chị em mới sực nghĩ ra hình như họ là người Trung Quốc? Chỉ có thể là Trung Quốc thôi. Mà không Trung Quốc thì cũng Tàu. Trung Quốc - Việt Nam, Tàu với Ta. Anh em một nhà. Họ là anh, mình là em. Còn ai vào đó nữa?

“Quân của Bác Mao sang giúp ta đấy!”

Một người vừa dừng lại bên đường tay bắc loa mồm hồ hởi kêu to cho bà con, nhân dân Việt Nam mình biết.

Y như rằng chỉ đi tới đoạn đường nữa hai chị em lại gặp thêm một đồng chí Trung Quốc, duy nhất chỉ một đồng chí Tàu thôi, còn tất cả là Ta; trong số Ta một nửa bộ đội, một nửa dân thường… đang đứng vây quanh.

“Đồng chí Vương !”

Có ai đó kêu lên.
“Oảng thủng trư!”

Một người to béo nung núc e đến cả tạ thịt và mỡ trông thật dễ thương mà buồn cười đang đứng bên con ngựa nâu gầy còm, giữa vòng vây của bà con Việt Nam rộc rạc ốm đói chỉ còn da bọc xương.

Đám đông xôn xao.

“Cố vấn Trung Quốc do Bác Mao cử sang Việt Nam để giúp Bác Hồ và Đảng ta làm cuộc Cách mạng Cải cách Ruộng đất!”

Cố vấn cười híp mắt, nửa giống Mảo Trủ xỉ nửa hao hao con lợn đang sục đầu vào máng ăn chợt dừng lại, ghếch mõm lên nhìn người cho nó ăn.

Oảng-thủng-trư cười, gật gật đầu.

“Hảo! Hảo! Hẩn Hảo!”.

Đám đông lại ồn ào:

“Ông ấy bảo Trung Quốc sẽ giúp cho ta thêm nhiều gạo để cứu đói…”

“Không phải gạo đâu! Bánh khảo! Bánh bao!”

“Bác Mao thích ăn bánh khảo! Người Tàu hay ăn bánh bao!”

Một người cao giọng nói ra vẻ hiểu biết:

“Hảo là tốt. Không phải gạo, chẳng phải bánh khảo, bánh bao đâu! Đồng chí Trung Quốc khen chúng ta tốt, rất tốt!”

“À ra thế!…”

Họ lại cười. Điệu cười hân hoan đồng cảm. Tiếng Trung Quốc vậy mà nghe hay đáo để. Gần gũi anh em, sát nách nhau là thế mà cứ như tiếng ai đâu xa lạ. Có ông anh Trung Quốc khổng lồ ngày đêm bảo vệ, kè kè chở che thì đố thằng đế quốc nào trên thế giới này còn dám sờ mó đến chú em Việt Nam nữa!

Cố vấn Vương đang loay hoay đặt một chân vào bàn đạp để tạo thế trèo lên yên ngựa.

Mới vừa đu người lên, ráng sức đưa chân phải qua lưng ngựa, chẳng hiểu làm sao mất đà, cố vấn loạng choạng rơi từ trên mình ngựa xuống… Hự! Cả đống thịt đồng chí nằm chình ình trên đất.

Đám đông cười rộ lên. Người Việt Nam vốn sẵn cố tật hay cười! Hình như cảm thấy mình có lỗi đối với ông anh vĩ đại, họ xúm nhau lại nâng đỡ cố vấn dậy, vừa xuýt xoa phủi bụi lau giày vừa bóp nắn tay chân cho đồng chí.

Một sáng kiến được đưa ra để sửa sai ngay tức thì sự cố đáng tiếc…

Họ phân công, giao nhiệm vụ cho một anh ngồi xổm dưới đất để đồng chí Vương bước lên, đặt chân đứng trên đôi vai, và hai anh nữa đứng sát bên ngựa cúi đầu còng lưng xuống để cố vấn tiếp tục phóc lên, họ sẽ dùng vai và đầu đội hai mông đít tạo thế ưu tiên và thuận lợi cho cố vấn dễ dàng gác chân phải qua lưng ngựa rồi vững vàng ngồi vào yên…

Cố vấn hiểu ý, thông cảm và làm theo đúng nguyện vọng thiết tha của quần chúng – Quân Chủ lực Cách mạng!

Xem kìa! Những cặp môi mím, hàm răng nghiến, mặt mày nhăn nhó ráng sức… Cố vấn đã gác chân qua yên ngựa, vậy mà lóng ngóng thế quái nào, cẳng chân trái lại tuột ra khỏi bàn đạp, vô ý đạp thẳng vào đầu một người anh em Việt Nam làm đồng chí này choáng váng, té ngửa xuống… Rất may là sau khi lóp ngóp bò dậy, đế dày da xăng đá của cố vấn chỉ làm xây xát nhẹ một bên má… Không can chi!

“Xia xia nị!”

Cố vấn gật gật đầu cười, vung xòe năm ngón tay ra trước mặt. Rồi hai bàn tay đan ngón, nắm lại, giơ lên quá đầu bày tỏ dấu hiệu đoàn kết keo sơn, hữu nghị bền vững.

“Xia xia nị! Xia xia nị!”

Cố vấn nhắc lại một lần nữa trước khi giật dây cương cho ngựa lên đường thẳng dong.

Đoàn người ngựa đã khuất bên kia dốc rồi Thùy Dương vẫn còn ngơ ngác… Ả ngây thơ hỏi:

- Chị Uyên! Cái ông cố vấn Trung Quốc đó đang đi tìm chỗ để “ỉa” có phải không?

Lệ Uyên tròn mắt ngạc nhiên:

- Sao em lại nghĩ thế?

- Thì chị không nghe à? - Ả cắt nghĩa rành rọt phân minh - Ông ta nói xia xia nghĩa là đi xia, đi cầu tiêu chứ còn gì nữa. Lại còn thêm tiếng ị vào cho rõ nghĩa. Mà ị tức là ỉa. Xia xia ị, nghĩa là tôi đi ỉa đây. Chính xác cả trăm phần trăm! Người to béo thế, ăn no quá cho nên cơn đau bụng nó mới quặn lên, muốn đi ỉa ngay mà không biết ỉa chỗ nào! Chắc mấy người kia đang dẫn ông ta đi ỉa đó, chị ạ…

Lệ Uyên mỉm cười, lắc đầu:

- Chịu! Chị thật chẳng còn hiểu ra làm sao nữa!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site