lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 31
LÀ CON NGƯỜI, MAI DUY VỸ
CŨNG THAM SỐNG SỢ CHẾT…

Thầy lại thiếp đi.

Vũng máu quanh mình hồi đầu đêm còn dâm dấp dưới lưng bây giờ đã ngập tràn lên tới mũi, mang tai? Thầy muốn động cựa ngoi lên để thở, muốn chống tay ngồi dậy; nhưng mỗi lần cố lại mỗi lần xuội đi, xịu xuống…

Biển máu ngập ngụa đang duềnh lên, duềnh lên… Cái thây Mai Duy Vỹ nằm ngửa không trôi đi mà cứ yên vị tại chỗ. Mình chết thật rồi chăng? Thầy nghĩ. Họ sắp giết mình? Đã mấy ngày nay câu hỏi ấy cứ lui tới, vòng vo trong đầu; lúc thì âm i vo ve như cánh ong ruồi, khi thì ầm ào như cơn bão biển. Ừ thì đời con người ta, ai sinh ra rồi cũng một lần chết. Nhưng mình mới 36 tuổi, bàn chân chưa đi vợi nửa con đường; cả một đời trong trắng vô tội, ấy là chưa kể bao điều hữu ích, nhân đạo mình đã làm vì Đảng, cho dân!

Mình yêu đời, thương người thế sao mình lại phải chết? Ai bắt mình phải chết? Thật oan uổng và bất công!

Đôi mắt của con hiện lên kìa! Ôi Lệ Uyên, con mới 7 tuổi. Mắt con như mảnh trăng trên Hòn Nẹ, đêm nào thầy bồng con ngoài đồng cói nhìn ra biển. Mảnh trăng vô tội. Hòn Nẹ vô tội. Con gái tôi vô tội. Chúng ta đều vô tội. Làm sao các con tôi từ đây có thể sống mà không có bố?

Người ta sắp giết Mai Duy Vỹ ư? Chuyện vô lý quá. Vô lý như người ta muốn giết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào thì cũng phải để tự nó hết, tự nó ra đi chớ.

Bao năm rồi y sĩ Mai Duy Vỹ vẫn thường nghe người ta nói, hoặc chính ông ta nói, khi một con bệnh không còn sống nữa: “Anh ấy… bà ấy… chết rồi…” Chuyện này có thể hiểu được bởi vì Vỹ cùng các thầy thuốc đã bó tay, không còn cách gì cứu mạng cho những con bệnh đó. Và phải chấp nhận.

Còn bây giờ thì Mai Duy Vỹ lại nghe người ta nói: “Thằng Vỹ sắp chết! Chúng ta sắp đem nó ra bắn để toàn Đảng toàn dân thấy được rằng ý nghĩa của cuộc Cách mạng long trời lở đất này rất chi là quan trọng. Đừng để Vỹ chết trước khi đem nó ra xử bắn. Phải đặt một cái que bằng sắt gang mồm nó lại để cho nó khỏi cắn lưỡi tự tử.”

Như vậy thì… vô lý hay là có lý?

Thầy tiếp tục suy luận như đang tranh cãi với ai ngồi trước mặt mình.

Cái người-vô-hình đó nói với thầy như thế này:

Mai Duy Vỹ phải chết bởi tội của nó nặng lắm, lớn lắm. Nó đã giết bao nhiêu người! Chúng ta giết Mai Duy Vỹ chẳng những không có tội mà còn có công lao thành tích nữa. Bởi cái điều đơn giản dễ hiểu là, giết một kẻ có tội thì không bao giờ có tội!

Nhân dân ta, Đảng ta không bao giờ có tội! Làm Cách mạng có thể mắc khuyết điểm chứ không bao giờ phạm sai lầm. Nếu chỉ vì sợ sai mà không dám làm thì còn gọi gì là Cách mạng nữa! Ưu điểm bao giờ cũng là chính, khuyết điểm là phụ… có sai lầm khuyết điểm thì mới thấy được thành tích ưu điểm là to lớn, quan trọng. Bởi thế cho nên, ngay cả trong khuyết điểm và sai lầm, nếu có đi nữa nhân dân ta vẫn bất diệt, Đảng ta càng vĩ đại!

Phải giết thằng Vỹ! Không chỉ một thằng Vỹ mà hai ba thằng Vỹ nếu cần. Đừng để cho nó chết trước khi chúng ta đưa nó ra giết…

Đó là mục tiêu duy nhất mà chúng ta phải nhắm tới và thực hiện.

Thầy quay sang đếm những con số. Một hai ba bốn… Bắt đầu là kim giây đồng hồ chỉ từ số 12 đến số 6. Chỉ vậy thôi rồi nhân đôi lên để biết mạch đập của bệnh nhân trong một phút là bao nhiêu. Biết bao lần như thế trong bệnh viện?

Đến số 36, thầy chợt dừng lại. Mình đã sống tới hơn nửa đời người sao? Nhà ta chưa có ai sống tới 70 cả. Ông cố họ Mai, cụ Thám hoa chỉ sống tới 63. Ông nội của thầy chỉ… 43. Ông nội của con 60. Bà nội con 57. Dòng họ Mai cứ đoản thọ, yểu mệnh dần…

Ngày xưa, năm hết Tết đến người ta thường chúc nhau mạnh khoẻ sống lâu. Vậy mà rồi có người lại ngậm ngùi thở than: đa thọ đa nhục! Chỉ có vua chúa mới được dân chúng cầu nguyện và tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế!

Ngày nay thì ngoài Đảng ra chỉ có Bác Hồ là được toàn dân hô muôn năm. Đến như anh Trường Chinh cũng chỉ được hoan hô thôi thì còn nói gì đến ai!

Mọi người dân đều phải sống hy sinh quên mình. Hy sinh, trước hết có nghĩa là phải chấp nhận cái nghèo, sau nữa là cái chết khi Cách mạng cần.

Lo lắng cho bản thân mình là chuyện xấu xa đồi bại rồi, nhưng thương cảm cho gia đình, người thân lắm khi cũng vẫn là điều kiêng kị, đáng chê trách. Phải hiến dâng tất cả cho sự nghiệp cách mạng để chủ nghĩa Cộng sản, thế giới đại đồng được kiến lập trên khắp địa cầu. Ấy mới là tiêu chuẩn, mẫu mực đạo đức của người đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản quang vinh!

Vâng! Đó cũng chính là ước muốn của đời con. Kính thưa Bác cùng các anh lãnh đạo trên Trung Ương! Đã có bao giờ lòng con hoen ố vì những vết mờ hoài nghi cái mục tiêu cao cả thiêng liêng của Cách mạng?

Không! Không bao giờ! Lòng dạ con đây… hoàn toàn trong trắng! Tâm hồn con đỏ tươi màu cờ Liềm Búa. Cha mẹ con, vợ chồng con vui vẻ chấp nhận được chia sẻ, hoà đồng với cảnh nghèo khó túng thiếu của bà con nông dân. Ăn bát đất mẻ, cơm độn, cà thâm, đắp chiếu, mặc áo quần nâu, lội bùn, cày cấy trên mảnh ruộng cùng bà con ư? Chúng con xin cố gắng làm theo, làm đủ.

Một thời dòng họ, gia đình con được đầy đủ, sung sướng hơn bà con làng xã. Đúng thế! Bây giờ bà con làng xã cần bao nhiêu ruộng, theo lệnh Đảng, vâng lời Bác, chúng con sẵn sàng dâng hiến!

Nếu các ông bà nông dân, các đồng chí công nhân lãnh đạo tiền phong, coi những tri thức của con do nhà trường đế quốc thực dân đào tạo ra là không bằng cục phân, à cục cứt chứ, Mao Chủ tịch vĩ đại đã từng gọi như vậy: Cục cứt! Vâng cục cứt! Và một đời cầm xê-ranh, cầm dao mổ của con đã không có công mà còn có tội nữa; bởi vì thể xác con, đầu óc con, tâm hồn con đều do nòi giống, thành phần địa chủ bóc lột mà ra cả… thì hãy cho con được làm kiếp tôi đòi, phục dịch bà con bần cố nông để trả nợ, đền ơn họ.

Con xin làm con trâu đi cày, con bò đi bừa… Con xin làm đứa ở để dọn dẹp nhà cửa, hầu hạ bếp núc. Nếu vẫn chưa thoả mãn được bà con bần cố thì con xin làm con chó để sủa trộm, dọn phân, con xin làm con mèo để bắt chuột!…

Nhưng xin đừng giết con, để cho con sống! Tuổi đời con mới 36, ba đứa con dại thì một đứa vùi xác mất tích ở đâu rồi, còn lại hai đứa… con mà chết thì lấy ai người nuôi chúng?

Lệ Uyên! Lệ Uyên! Thầy gọi tên con!

Thầy sợ chết, các con à. Thầy sợ lắm. Thầy khóc. Cứ tưởng đâu lệ đã cạn khô rồi; vậy mà, hễ nghĩ tới các con dòng lệ lại tuôn trào.

Chắp hai tay thầy lạy Đội Cải cách, thầy vái bà con nông dân. Họ đâu có trước mặt mình như ở ngoài đấu trường, vậy mà thầy cứ gập đầu xuống ngực mà vái mà lạy.

Mấy lần ngoài trường đấu thầy còn ngẩng đầu lên, không phải để doạ nạt cao ngạo với ai; khốn nạn, đã biết mình sa vào cái phận “chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao” rồi, vậy mà vẫn còn cố cãi!

Không cãi làm sao được hở con, Lệ Uyên ơi, khi người ta vu oan giá họa cho mình những tội danh mà chẳng phải mình, thiên hạ có nằm mơ cũng không tưởng tượng ra nổi. Chỉ nghe thấy thôi, trẻ con nó cũng chẳng tin, người lớn tuổi không nhịn được cười. Cái thời chúng ta đang sống đây, Địa ngục Trần gian ma đưa quỷ dẫn, nó lạ lắm, rùng rợn lắm, con ơi! Ai muốn sống kẻ ấy phải biết sợ. Sợ rồi, chưa đủ, còn phải chịu nhục, chịu hèn nữa!

Hai ống chân thầy lở loét vì lâu ngày cọ xát với miệng cùm. Phía sau mông đít còn khốn khổ hơn, ung nhọt thối rữa, dòi bọ bò lên cả trên ngực, trên cổ… Mỗi lần trở mình hoặc muốn ngồi dậy thầy cố nghiến răng để khỏi bật lên tiếng kêu rên. Kêu rên để làm gì khi không có ai nghe nỗi đau của mình?

Cũng còn may là họ chưa đặt que sắt ngáng mồm mình lại. Thầy đâm ra biết ơn người nào đó đã bàn ngang, bàn lùi, chưa thực hiện cái chỉ thị của ông Đội, là phải gang mồm thằng Vỹ… Anh ta cho rằng chưa thật cần lắm và cũng chẳng đến nỗi như vậy đâu!

Đã thế thì thầy còn phải ghi ơn tất cả bọn họ; nhất là ông Đội trưởng, anh bộ đội Cụ Hồ, đã từng tham gia Cải cách Ruộng đất đợt đầu tiên, người quê gốc Nam Đàn, như lời anh ta nói với các đồng chí ngoài sân kia…

Lần này nếu tai qua nạn khỏi, họ không giết mình, còn để cho mình sống… thầy sẽ đến trước từng người, cúi gập xuống dưới đầu gối họ mà lạy, ghi ơn họ!

Thầy sẽ lạy mỗi người ba lạy; riêng chú Đông, Hĩm Xoa, Cò Toe, y tá Toành thì… xin lạy 5 lạy, không, nhiều hơn kia, những 10 lạy! Bởi vì sao? Bởi vì chính bốn vị này đã dắt dẫn Cái Chết đến cho thầy, làm thầy hiểu được mình ham sống, quý mạng sống đến chừng nào!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site