lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 42
PHÚT GIÂY… VĨNH BIỆT!

Mở mắt… Thầy thấy mẹ đang ngồi ở cái ghế nhỏ trước mặt.

Vẫn chưa tin đó là mẹ của các con. Trời ơi, mẹ gầy ốm sút đi đến không thể nhận ra. Có ai tin được rằng vợ của Mai Duy Vỹ, bà y sĩ ngày xưa mà bây giờ còn thảm hại hơn mụ ăn mày năm đói Ất Dậu 45! Làm gì được là đứa ở, con nuôi, đầy tớ nhà họ Mai!

Mẹ nói, ông Đội trưởng người Nghệ An cho phép vợ Mai Duy Vỹ được vào thăm chồng… Nói xong, hai tay ôm mặt khóc. Thầy bảo, đời người sớm muộn rồi ai cũng một lần ra đi. Anh sắp được gặp lại thầy mẹ, ông bà, tổ tiên… Mình em khóc thế đủ rồi, khóc nữa kiệt sức, dành sức ở lại mà nuôi con… Mẹ nói, mình cứ yên lòng mà ra đi. Một phần đời em đã để dành ra phụng thờ ông bà, tổ tiên, thì nay phần còn lại, xin trọn đời thờ chồng! Anh đừng quá lo mà tâm linh làm bối rối, xao xuyến người ở lại. Trời sinh voi sinh cỏ. Các cụ đã dạy rồi. Mẹ con nhà Vỹ sẽ vượt qua cơn hoạn nạn này. Người ta không cho mình ăn cơm thì mình ăn rau, ăn cỏ.

Cùng đường thì ăn cóc, ăn nhái, ăn châu chấu… miễn là sống được!

Thầy bảo, nếu còn sống sót, em gắng nuôi dạy các con nên người. Đói cho sạch, rách cho thơm. Dù trời long đất lở, xã hội loạn lạc, nhân tình đảo điên, vợ con cũng phải cố mà giữ lấy phẩm chất, danh dự, đức hạnh của dòng họ Mai…

Thanh Tâm, Lệ Uyên dẫu là con gái, chúng nó vẫn đại diện cho nòi giống, phẩm tiết của dòng họ Mai. Đầu tháng này, Lệ Uyên bị ngộ độc sắn, không ai vào báo cho thầy biết, chẳng ai cứu chữa cho con tôi cả, quằn quại ôm bụng suốt cả một đêm, may mà qua khỏi. Phúc phận nhà họ Mai vậy là vẫn còn. Ôi, Thanh Tâm, Lệ Uyên, các con của tôi, nỗi đau lớn nhất của thầy trước lúc ra đi là không được ôm các con vào lòng!

Câu chuyện trao đổi tới đó thì anh dân quân vào báo Đội bảo hết giờ rồi, vợ thằng Vỹ phải ra ngay! Ừ thì nhờ ơn Đội mà vợ chồng Vỹ, thầy mẹ các con, còn được gặp nhau. Đội mà không cho thì cũng đành chịu!

Mẹ nhìn thầy: Vĩnh biệt! Nói được hai tiếng rồi quay ra, nón rách úp vào mặt, nức nở. Vĩnh biệt!

Đất trời sụp đổ. Trần gian tan nát…

CHƯƠNG 43
NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
ÁN TỬ HÌNH

- Vỹ!

Thầy hơi giật mình, mở mắt ra. Họ vào khi nào mà mình chẳng biết?

Gần cả chục người đứng trong gian buồng chật, quần nâu áo nâu, đi chân đất, thật khó phân biệt. Định thần một lúc thầy mới dần dần nhận ra. Bốn người cầm gậy, quấn dây thừng. Một người vai mang khẩu súng trường mut-ca-tông. Một người có vẻ khác lạ bởi đôi dép lốp dưới cái xà cột bên hông, chắc là ông Đội trưởng. Từ khi bị bắt, sau hai lần đấu, có điều lạ là thầy vẫn chưa tận mắt nhận rõ mặt được ông Đội này.

Nghe giọng nói, biết người Nghệ An, là bộ đội Cụ Hồ…

- Tháo cùm ra, bắt ló đứng dậy!

Y tá Toành nói, vung văng tay chân, điệu bộ ra vẻ chỉ huy. Họ xúm nhau lại tháo cùm. Ổ khoá ngoắc nối dây xích cũ rỉ rét lâu ngày khiến họ loay hoay, ngắc ngứ mãi với chìa khoá xoay vặn, kéo đi lôi lại làm vết loét hai cổ chân như bị cưa, bị cắt. Thầy kêu rên. Họ càng mạnh tay hơn.

Cùm lim vừa được tháo gỡ, lôi nhấc hai ống chân trầy trụa máu mủ, mụn nhọt ra… họ để thầy ngồi yên một lúc. Hai anh dân quân xốc nách thầy đứng lên. Thầy đổ vật xuống khiến hai chàng gầy ốm loạng choạng cũng muốn ngã theo.

- Ló đói đấy. Ló chưa chết đâu mà no!

Vẫn giọng Toành, khó lẫn vào đâu được.

- Để cho ló thông cảm với cái khổ của bà con lông dân bị dòng họ Mai nhà ló bóc nột đè lén hằng mấy mươi lăm lay.

Không thấy những người kia nói gì. Họ đưa thầy ra ngoài cửa buồng giam, nói cho đúng hơn, cái buồng ngủ của ông từ canh giữ ngôi đình làng ta bao đời nay.

Ra trước sân đình, cái hơi khí tự nhiên của Đất Trời làm mình như được sống lại. Quên cả rét tháng chạp, phong phanh quần áo nâu rách, thầy ngước nhìn bầu trời xám: lớp lớp mây ùn ùn đang theo gió mùa đông bắc tràn về. Cảm tạ Đất Trời! Thầy muốn kêu lên. Lạy tạ Nga Sơn, Mẹ quê hương đã sinh ra con! Không nỡ tâm để Mai Duy Vỹ, đứa con tội nghiệp oan khốc phải chết trong buồng giam, nơi xó đình mà được chết ở ngoài Đất Trời này! Chưa kịp chắp tay cúi đầu, quên mất rằng mình đang bị trói trật cánh khuỷu hai tay sau lưng, xương khớp hai ống chân như đã gẫy rã ra, thầy khuỵu gục xuống sân đình.

“Thằng Vỹ đói! Phải cho nó ăn cái gì để nó tỉnh dậy rồi mới dẫn nó ra ngoài trường đấu được…”

Có người đưa ra ý kiến như vậy. Giọng nói của một người xa lạ không phải người trong làng này. Một người đàn bà!

Một người nữa lôi chiếc chiếu rách từ trong đình ra trải phủ lên người thầy. Khoảng dăm mười phút sau, họ kiếm đâu ra được một khúc sắn luộc đã nguội lạnh, gại gại cọ cọ mồm thầy, bảo ăn đi… Sực nhớ tới lời các cụ năm xưa, ai đi về Bên Ấy mà không có cái gì lót dạ, người ấy sẽ trở thành con ma đói, lang thang vật vờ khắp Âm phủ… Đã bao lần trong nhà thương, chứng kiến cảnh người bệnh lúc sắp chết, cố gượng dậy để người nhà đút vào mồm thìa cháo, miếng cơm, ngậm cả thịt gà, thịt lợn… thầy cũng cố ngậm lấy khúc sắn và nhai… để còn kịp nhận ra quanh mình hiện tại là những con người chứ không phải những con quỷ.

Lạy trời! Lạy người! Con xin cắn cỏ ngậm vành cái ơn sâu người đàn bà nào đã động lòng nghĩ tới chuyện cho Mai Duy Vỹ ăn cái gì đó trước khi chết!

Thầy mở mắt… Bây giờ là mấy giờ? Buổi sáng hay buổi chiều?

Đột nhiên, một con quạ đen nãy giờ đậu trên nóc đình rướn mình, đập cánh rồi lao thẳng vào bầu trời như quả đạn moóc-chi-ê… Quạ… ạ! Qu… ạ! Nó kêu lên. Tưởng đâu nó biến mất, ai ngờ một lúc sau lại quay trở lại, bay một vòng trên đầu mọi người. Quạ… ạ! Quạ… ạ! Họa! Họa!… Từ mỏ nó như vừa rớt ra một cái gì không phải con mồi mà là vệt máu!

Rồi, thật trùng hợp kỳ lạ! Một bầy ong vỡ tổ, vù vù bay qua, cứ như một đám người chạy loạn, chạy giặc.

Họ lại dựng thầy lên. Hai người xốc nách hai bên. Kéo lê lết đi được chừng mười bước, họ phải dừng lại. Hai chân thầy như đã gẫy đôi không thể nào đặt bước lên đất. Từ đây ra tới đấu trường-bãi bắn còn cả một đoạn đường không phải ngắn. Chỉ còn cách là đặt thằng Vỹ lên xe bò rồi cho trâu kéo. Họ bàn nhau… Con trâu thì có thôi nhưng xe bò kéo thì kiếm đâu ra. Họ lại đưa ra sáng kiến cho Vỹ ngồi vào cái thúng, đặt vô quang gánh, rồi dùng đòn càn lồng vào quang gánh để hai người khiêng đi. Người đề xướng ra cách lối tiện lợi này là cò Toe, từ nãy giờ đứng khuất ở phía sau, nhưng lập tức bị y tá Toành phản đối. “Nàm như thế hoá ra nà mình hầu hạ địa chủ, khiêng cáng ló như ngày xưa khiêng võng cáng quan huyện, như thế nà lô nệ…”
Ý kiến của hĩm Xoa đưa ra xem chừng được hơn cả, tức là, trói chân trói tay thằng Vỹ lại rồi buộc nó vào cây luồng, thay nhau khiêng đi. Như thế, vừa nhanh chóng thuận lợi, đỡ mệt nhọc, mà lại còn hạ được uy thế của giai cấp địa chủ bóc lột, phản động…

Rồi mặc cho thầy đau đớn kêu rên, họ làm xong công việc đó chẳng mấy khó khăn.

- Đồng bào, đồng chí chú ý!

Từ ngọn cây xoan gần trụ sở Uỷ ban cũ, một người ngồi trên hai chạc cây tay cầm cái loa sắt tây, mồm áp sát… đang đọc theo lời một người ngồi bên tay cầm tờ giấy có ghi những dòng chữ…

- Đồng bào, đồng chí chú ý! Đúng hai giờ chiều nay xin mời tất cả bà con ta, bần cố nông, Quân Chủ lực Nông dân, trung nông lớp dưới… không kể trung nông cứng, phú nông… trẻ già lớn bé, tập trung trước trụ sở Uỷ ban cũ, xếp hàng theo tổ chức đoàn thể… sau đó, chúng ta sẽ kéo quân ra trường đấu để tham gia đấu tranh, đấu gục tên địa chủ bóc lột phản động, thằng Việt gian bán nước Mai Duy Vỹ...!

Hôm nay là 27 tháng Chạp, Đội sẽ thi hành bản án, tuyên án tử hình tên địa chủ phản động, thằng Việt gian bán nước Mai Duy Vỹ để bà con nông dân ta, các đồng chí chúng ta được ăn một cái Tết Nguyên Đán cho thêm phần vui vẻ, phấn khởi! A lố! A lồ!

Như vậy là mình sắp chết rồi. Họ giết mình thật sự chứ không phải đem mình ra đấu như hai lần trước đây.
Cái Chết đến thật rồi mà sao Mai Duy Vỹ còn trông chờ… Trông chờ cái gì nữa! Mai Duy Vỹ vẫn còn ngây thơ, ngây thơ suốt cả một đời ư? Thậm chí, Vỹ còn nhìn lên mấy cành xoan trụi lá mùa đông và nhớ tới ngày nào!

Lệ Uyên ơi! Ngày nào, năm nào đây thầy còn cõng con trên vai. Con nhong nhong ngồi trên đôi vai thầy, hai chân thõng xuống. Cha con mình đi dạo mát buổi chiều, qua chỗ này đây… Mảnh trăng rằm hôm ấy hiện ra sau rặng cây xoan này, tròn to và sáng đến nỗi khi thầy giơ tay chỉ cho con xem Ông Trăng kìa, Ông Trăng đang đậu trên cành xoan, thì bé Uyên cứ đòi thầy, thầy ơi, cho con Mặt Trăng! Đòi cho bằng được Mặt Trăng, dẫy nẫy lên, hai chân đạp đạp vào ngực thầy! Về tới nhà rồi mà vẫn còn đòi, còn khóc, chướng ách là thế… đến nỗi bà nội phải kêu lên: Anh Vỹ ơi! Anh nuông chiều con quá đấy, rồi anh làm hư con mất thôi! Phải nghiêm khắc với con…

Ừ, thế đấy… Hoá ra một đời Mai Duy Vỹ cho tiền, cho gạo, cho thuốc men, cho cả bàn tay mổ xẻ, hiến cả xương máu… Cho không thiên hạ hết mọi thứ! Vậy mà rồi, có cái Mặt Trăng kia vẫn không làm sao lấy cho con gái mình được. Đời vô lý, bất công là thế đấy!

Chuyện tự nhiên, dễ hiểu thế mà sao Vỹ không thấy được! Vỹ không biết thương cho chính bản thân hắn, vợ con hắn, thì bây giờ đến lúc cơ nhỡ này đây, còn ai vào đó mà cứu hắn được nữa! Hắn phải tội chết là… đáng đời!

“Không có cái gì lạ dưới ánh sáng mặt trời!” Thầy chợt nhớ tới câu nói không biết ở đâu, của ai mà ông bác sĩ người Pháp ở nhà thương Thanh Hoá vẫn hay nhắc tới những lần gặp gỡ, mỗi khi bắt tay vào việc.

Và bây giờ kìa, mặt trời đang mờ mờ rọi ánh qua đám mây ngầu đục trên đầu mình kia cũng nhắc lại cho mình biết cái Chân lý đó. Phải rồi, tất cả đều đảo điên, giả trá và lừa dối hết, chỉ còn lại đôi mắt của con tôi, đôi mắt của Lệ Uyên đang nhìn cha nó, đôi mắt ấy là thật. Thầy đang đếm từng phút, từng giây cuộc sống để tính xem mình còn được sống với đôi mắt con hiện ra được bao lâu? Ôi! Con gái thương của thầy mẹ! Mai sau lớn lên xin con đừng oán trách cha!

- Đặt nó xuống đây thôi!

Người khiêng đằng trước bỗng thốt lên.

- Tôi cũng gãy cả xương bả vai ra.

Người khiêng đằng sau phụ họa theo. Thầy không biết hai người này là ai, ở đâu trong xã này. Vừa nói xong cả hai đã quẳng vứt “thằng Vỹ” xuống bên đường. Họ làm nhanh đến nỗi thầy tưởng cột xương sống mình gẫy đôi một cái rụp.

Y tá Toành lên giọng cha bố:

- Ló chỉ còn xương với da, lặng gì mà lặng đến lỗi phải bỏ ló nại đây hử?

Hai người vặc lại:

- Nặng chứ sao không nặng? Sao đồng chí không ghé vai vào mà lại bắt bọn này khiêng?

- Từ sáng tới giờ bầy choa cũng chỉ được hớp cháo vào bụng…

Y tá Toành vênh váo:

- Tao ấy à? Đời lào tao khiêng! Cả một đời tao hầu hạ ló, ló áp bức đè lén tao chưa đủ sao hử?

Ông Đội cất giọng Nghệ An phân xử:

- Thôi mà, các đồng chí! Gắng thêm một đoạn nữa, đến lối rẽ vào đấu trường ta sẽ dừng lại, bắt nó đứng dậy, đưa dẫn nó vào. Các đồng chí có phải khiêng nó vào tận trường đấu đâu mà sợ! Thôi đừng cãi nhau nữa! Gắng lên! Nào…

Hai người dân quân lại đặt đòn ống lên vai. Nhất Đội nhì Trời! Đội đã nói là họ phải nghe thôi.

Ông Đội lý giải thêm:

- Đến đó rồi, dù hắn có nằm liệt đi nữa, các đồng chí cũng dựng cổ dậy, kéo lết nó vô… để cho đồng bào, đồng chí tận mắt nhận dạng vạch mặt chỉ tên hắn… có như thế mới cổ vũ được tinh thần, nâng cao được sức mạnh đấu tranh!

Quả nhiên, Đội khiến Trời xui thế nào mà họ khiêng vác thầy tới cái chỗ rẽ vào trường đấu rồi đặt xuống một cách nhẹ nhàng hơn, không đến nỗi dữ dằn như quăng tảng đá, ném con chó lúc nãy. Tháo dây trói ra khỏi cây luồng, đòn khiêng, rồi để “thằng Vỹ” nằm trên bãi cỏ một lúc, chính họ cũng ngạc nhiên thấy thầy chẳng những chưa liệt bại, chết ngắc mà còn cụ cựa rồi mở mắt ra nhìn. Thầy bắt đầu cảm nhận, hiểu ra, chính cái không khí tự nhiên ngoài trời đã làm cho mình tươi tỉnh, khoẻ khoắn cho dù bị trói cột khiêng đi như con lợn, con chó.

Ôi! Cái buồng giam khủng khiếp! Cái nhà tù kỳ quái rùng rợn đã giết dần giết mòn mình cả mấy tháng nay!
Biển động. Ồ biển động. Rõ ràng thầy đang nghe tiếng sóng ầm ì, theo gió rì rào ngoài biển từ Hòn Nẹ lùa vào đồng cói. Biển động. Gió thổi. Hơi thở của Đất Mẹ Nga Sơn lay động những cành cây ngọn cỏ, đang mơn man hai bên má thầy!

Nhưng có một cái biển khác, biển người trên đấu trường đang ầm ào gào thét bên tai thầy, không thể lầm lẫn vào đâu được.

- Đả đảo Mai Duy Vỹ, tên địa chủ cường hào áp bức bóc lột nông dân, thằng Việt gian phản động bán nước!

- Đả đảo!

- Đả đảo!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site