lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 38
NGƯỜI VÔ HÌNH

Thầy lại nằm yên, trông đợi trời sáng.

Trời sáng, một ngày tới, con người quanh ta họ lại thức dậy và làm những việc thường ngày. Trong đó có cái việc quan trọng nhất mà họ phải hoàn thành và hoàn thành vượt mức, ấy là đánh đổ giai cấp địa chủ, tiêu diệt bọn Việt gian phản động bằng tất cả ngón đòn hóc hiểm, trò chơi man rợ nhất mà họ moi tìm, nhào nặn ra từ trong đầu óc. Phải giết người làm sao đây để cho thoả cái khoái cảm của lòng hận thù, ganh ghét giai cấp mà Trời đã ra lệnh, Đội đã phóng tay, ban cho họ cái quyền tự do vô hạn độ!

Nghĩ tới chuyện vợ chú Lê Trạch Đông tố bà nội con, mà cũng là mẹ của thím ấy chứ còn gì, đang đêm một mình mò ra giếng làng, cởi quần, chổng mông đít, ngồi xổm, ỉa phẹt xuống giếng mấy bãi liền để cho cả làng phải uống nước cứt. Rồi nghĩ sang chuyện vợ chồng Cò Toe được y tá Toành mớm cho, tố thầy đã nhét cái lưỡi cưa vào ruột thằng cu con… để đến nỗi thằng bé lăn đùng ra chết ngay… Thầy phải lắc đầu bái phục chịu thua cái trí tưởng tượng phong phú cực kỳ của các ông bà nông dân ta!

Các chuyện cổ tích hoang đường, tiếu lâm nực cười xưa nếu đem so sánh với những chuyện đấu tố thời bây giờ, nói như chàng Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng là “chẳng nước mẹ gì”.

Không nhịn được, tự nhiên thầy phá lên cười.

Tiếng cười vang lên trong phòng giam giữa đêm khuya làm chính thầy cũng giật mình.

Vỹ ơi! Anh hoá điên rồi sao? Ừ, tôi đang điên đây. Là con người đôi lúc cũng dễ hoá điên lắm, nhất là sinh ra ở cái đời này!

Thầy dỏng tai, rán sức nghe. Không ai hay biết gì cả. Chỉ có tiếng mọt nghiến từ tấm ván cửa đàng sau buồng giam. Giữa đêm khuya nghe rõ mồn một, lại có vần có điệu như tiếng nhai rồn rột, trèo trẹo, vỡ vụn một khúc xương từ hàm răng của con chó, con gấu… Hay chính con người chúng ta?

Ngày mai đây, 27 tháng Chạp năm Ất Mùi 1955… thầy linh cảm rằng Mai Duy Vỹ sẽ không còn nữa, hay nói cho thật đúng và chính xác hơn, Mai Duy Vỹ sẽ chết. Người ta sẽ giết hắn để cho tất cả mọi người ở quanh đây, khắp cả Nga Sơn Thanh Hoá được sống. Riêng những người như các ông Đông, Toành, Xoa, Toe… và mấy ông bà Đội, đặc biệt ông Đội trưởng, người Nam Đàn, nói tiếng Nghệ thì không chỉ được sống thôi mà còn được giết. Giết! Giết!

Ngày mai đây, tiếng con mọt nhai nghiến kia lại vẫn rồn rột, trèo trẹo vang lên trong đêm khuya. Không chỉ thế thôi đâu, còn nhiều con khác nữa, chuột, mối, bọ sẽ gậm nhấm khoét đục Mai Duy Vỹ này, đùn đất lên, khỏa vùi nỗi đau một thời của dòng họ Mai cùng năm tháng.

Thầy muốn sống, các con ơi, thầy muốn sống! Ai lại đi bắt một con người vô tội phải chết ở tuổi 36! Trời Đất ơi! Hãy cho tôi sống để tôi nuôi các con nhỏ, báo hiếu đền ơn cha mẹ! Bà con ơi! Các đồng chí ơi! Tôi vô tội! Hãy để cho Mai Duy Vỹ được sống để Vỹ chữa bệnh cho dân nghèo, báo đền công ơn các đấng tiên liệt! Oan cho con lắm, Bác Hồ ơi! Oan cho tôi lắm, anh Trường Chinh ơi!

“Vỹ!”

Một tiếng thét đập vào tai, ngay trước mặt làm thầy giật mình, sững người.

“Sao đồng chí hèn nhát thế?”

Thầy ngước nhìn phía trước. Căng mắt tìm xem trên nền tối của màn đêm có hình bóng ai hiện lên không? Lại cũng muốn ngoái sang bên, quay ngoặt lại đằng sau… nhưng cái cổ đã cứng ngắc như hoá đá.

“Đồng chí Vỹ! Thử nhớ lại xem nào…” - Tiếng nói bớt gay gắt, có phần ôn tồn. - “Thử nhớ lại xem… Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Lý Tự Trọng… đã nói những gì với kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của giai cấp trước lúc ra đi. Ánh mắt của họ đã nhìn thẳng vào Cái Chết như thế nào? Mới đó thôi, chưa tới 15 năm… Vậy mà sao bây giờ đồng chí lại có thể đớn hèn, tham sống sợ chết thế nhỉ?”

Thầy chới với trước một đợt sóng ngầm xô tới, ào lên, bật ngửa. Là một tay bơi vào loại khá thế mà mình bỗng nhiên trở thành người không biết bơi, cứ thế chìm xuống, chìm xuống…

“Không! Không mà!… Cho tôi nói” - Thầy ú ớ la lên - “Tôi đâu có đứng trước kẻ thù… Bà con nông dân, Đội Cải cách… các anh em, đồng chí… những người tôi xin được cúi đầu, tuân thủ, phục vụ. Chính họ coi tôi, Mai Duy Vỹ, là kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của giai cấp đấy chứ! Giả dụ đế quốc Pháp có bắt được tôi, giam giữ tra tấn, đem tôi ra pháp trường xử bắn, như Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn thụ… tôi tin rằng mình cũng có được sự dũng cảm, kiên cường… nếu không 10 phần, thì ít ra cũng được ba bốn năm phần như các đồng chí ấy. Trước lúc ra đi, lòng dẫu đau đớn thương vợ nhớ con, tôi vẫn có đủ sức mạnh bình tĩnh nhìn vào Cái Chết! Tôi không có kẻ thù! Tôi không phải là kẻ thù!”

Thầy uất nghẹn, muốn thét lên.

Một vệt sáng đi ngang qua. Hòn lửa đỏ nhấp nháy chập chờn. Hình như Ai đó? Người-vô-hình nào đang lởn vởn mờ tỏ đằng trước mặt?

“Vậy kẻ thù là ai?” Tiếng Người-vô-hình đay lại có phần gay gắt không khoan nhượng.

“Tôi không phải là kẻ thù! Thế thôi!” - Thầy lắc đầu, dằn giọng.

“Anh cho rằng mình không phải là kẻ thù thì… chính anh đã là kẻ thù!”

“Ủa? Sao vậy?”

Người-vô-hình nói thủng thẳng từng tiếng nghe như đọc bài:

“Lịch sử của loài người từ khi có giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp.

Từ khi xã hội loài người phân chia ra giai cấp là từ đó sinh ra kẻ thù. Giai cấp bóc lột là kẻ thù của giai cấp bị bóc lột. Và ngược lại… Ai cũng trở thành kẻ thù của ai hết! Không ai là không có kẻ thù, và không ai không phải là kẻ thù. Và tôi đây này, tôi cũng là kẻ thù của chính tôi! Hiểu chưa?”

“Vâng. Nhưng mà…”

“Nhưng mà cái chi? Hử? Hạnh phúc là đấu tranh!”

“Đồng ý. Có đấu tranh mới có hạnh phúc…”

“Cho nên, đấu tranh ban ngày chưa đủ, phải đấu tranh cả ban đêm. Làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm. Lao động sản xuất, giết giặc…”

“Đồng ý”.

“Ngay cả ban đêm, nhắm mắt rồi trong giấc ngủ cũng phải… đấu tranh!”

“Dạ. Vì sao thế ạ?”

“Kẻ thù nó chui vào, ẩn khuất ngay trong giấc ngủ, không phải thế sao? Chẳng hạn, đồng chí mơ thấy mình ăn no mặc ấm, vợ đẹp con khôn, không phải làm chi cả mà thóc lúa đầy bồ, chết đi rồi còn được lên Thiên Đàng, về Niết Bàn… Không phải là kẻ thù nó len vào, nó xui khiến bậy bạ hay sao? Kẻ thù nó xúi mày làm những điều ác hại như cưa tay, chặt chân, bỏ lưỡi cưa vào bụng, tiêm thuốc độc vào người các ông bà, anh chị nông dân… cho nên mày là kẻ thù đứt đuôi của giai cấp nông dân, anh em bần cố, Quân Chủ lực… rồi chứ còn gì! Còn cãi nữa không?”

“Nhưng mà…”
“Nhưng… nhưng cái con khỉ! Vẫn chưa thông hả?”

“Nhưng… nói như vậy hoá ra trước khi xã hội loài người phân chia giai cấp thì kẻ thù có rất ít hoặc gần như không có. Còn từ khi phân chia giai cấp tới nay thì nẩy sinh ra không biết bao nhiêu là kẻ thù! Con người đang từ chỗ vô tư, nhân hậu, bỗng nhiên trở nên xấu tính: dòm ngó, xét nét, ganh ghét, cấu véo, đâm chọc, đánh lộn, bắn giết nhau… Có phải thế không ạ?”

“Ừ… thì nói nữa đi”.

“Con người mang tính giai cấp rồi cũng ảnh hưởng tới loài vật… Chẳng hạn như con chó. Trước đây, con chó nào cũng là con chó. Nghĩa là, ở với con người thì ban ngày sủa gâu gâu để cho chủ biết có người qua đường hoặc vào nhà, ban đêm ăng ẳng kêu to để chủ hay rằng trời vẫn còn tối và Ông Trăng đang còn mắc trên ngọn cây đang chờ Bà Trời lên gỡ thoát ra…

Nghĩa là, cùng với con người, chó ta rất hồn nhiên, vô tư!

Nhưng từ khi con người phân chia giai cấp rồi, bắt đầu cấu véo, uýnh lộn, bắn giết nhau thì loài chó tự nhiên cũng thay đổi cách nhìn, lối sống đối với nhau. Con chó nhà này bắt đầu ganh ghét với con chó nhà bên kia. Tại sao mình gầy gò, xấu xí như ri mà hắn ta thì béo tốt mượt mà như rứa? Vì cớ chi mà mình thì một miếng cơm vãi, cơm rơi trông chờ mỏi cổ lắm khi cũng nỏ có, còn phải kiếm thêm bãi phân, cục cứt; tranh nhau đớp cắn mổ rỉa cùng với con gà thằng mèo… Còn hắn thì sao, cơm thừa canh cặn chẳng thiếu, thỉnh thoảng còn được bồi dưỡng thêm cục xương heo, xương bò to tướng, gân thịt còn đeo bám tua tủa, ngoạm đưa vào xó ngồi gặm cả buổi cũng chưa hết…

Bởi thế cho nên, đôi khi ta vẫn thường thấy ngoài ngõ, trên đường có những con chó đè nhau ra, cắn nhau chí tử. Một hai con cắn nhau đâu đã xong, tự nhiên nhiều con khác xuất hiện ở đâu trong các ngõ xóm, hóc hẻm… chạy ra, chúng cũng chia làm hai phe rõ rệt, nhập vào liên kết với hai con chó kia, nhảy chồm lên nhau, cắn xé nhau cho đến khi nào tơi tả da thịt, sứt mõm, long răng… rồi mỗi con chạy đi mỗi nơi, mà vẫn không sao hiểu được vì đâu lại xẩy ra trận đại chiến, cuộc đấu tranh giai cấp khủng khiếp, quyết liệt như vậy?”
Thầy dừng lại, giữ ý. Cứ tưởng u mặc (humour) một chút cho vui, có khi chạm nọc hắn lại nổi điên lên, nhưng không, Người-vô-hình lại còn pha trò góp vui thêm.

“Thế còn trường hợp như ta vẫn thường gặp, hắn nói, một con chó và một con cầy, hai con chổng đít lại nhau, ngoắc ngoéo đuôi nhau, làm cái trò gì mà dù người ta có lấy đá ném vô đầu, dùng gậy nện vào sống lưng, hoặc cầm dao rựa chặt một phát xuống giữa… hai cái nớ, thì… hai đứa, à hai con, vẫn cứ đoàn kết, kiên quyết không chịu ly khai, buông rời nhau ra! Theo đồng chí, hiện tượng đó biểu hiện bản chất gì?”

“Tôi chưa dám đánh giá và cũng không quen kết luận về cái gọi là bản chất, tuy nhiên về hiện tượng, theo tôi, ta có thể gọi đó là sự đồng cảm giai cấp, mối giao hoà giai cấp hoặc khối liên minh giai cấp…”

“Chưa chắc! Hiện tượng và bản chất dù không thể lúc nào cũng đánh đồng lại làm một, tuy nhiên vẫn không thể tách rời hai cái đó ra… Hai cái con đó, chúng nó chắc gì đã mang bản chất giai cấp giống nhau, thành phần giai cấp giống nhau? Phải truy tìm cho ra thành phần giai cấp, lý lịch ba đời của chúng…”

“Ba đời thôi ư? Theo tôi vẫn chưa đủ. Phải bốn năm đời trở lên ta mới tạm gọi là nắm được bản chất giai cấp của từng người: Lịch sử nhân loại, lịch sử đấu tranh giai cấp đã trải qua cả mấy ngàn triệu năm kia mà!”

Thầy khẽ cười. Hắn im lặng. Có vẻ như đồng ý mà lại cảnh giác.

“Đã nói đi nói lại rồi! Vấn đề quan trọng nhất vẫn là giai cấp và đấu tranh giai cấp.” Giọng hắn lại trở nên khô queo và lạnh lùng. “Không thể, dù là một phút, mà buông lơi quan điểm giai cấp, chao đảo đứng không vững trên lập trường giai cấp. Có đấu tranh giai cấp thì xã hội mới phát triển được. Phải đẩy đấu tranh giai cấp lên tới đỉnh tột cùng! Và đây là trận cuối cùng…”

Rồi Người-vô-hình nói như hát:
Đây là trận cuối cùng sẽ thắng
Đè bẹp quân thù đế quốc!
Chúng ta không xa rời!
Quyết không bao giờ xa rời!
Đảng là đội ngũ của giai cấp tiên phong!
…Đây Liềm Búa vung lên nhằm vào đánh cho quân thù nát tan.
Chúng ta bao người quyết không xa rời
Đảng Cộng sản mến yêu.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site