lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 12
NHÀ HỌ MAI

- Chị Uyên ơi, ngồi dậy đi!

Thùy Dương thoắt ngồi dậy, cầm tay Lệ Uyên kéo lôi. Chưa kịp ngồi dậy, Lệ Uyên đã vụt đứng lên theo… Lực hút nào vừa kéo lên, lực đẩy nào đang dồn tới? Họ như cùng đi trên mây, lướt trên sóng… Trôi... Trôi…
Rồi dừng lại bên đường làng, phía trước một ngôi nhà có hàng rào dâm bụt chen lẫn với cúc tần. Ngôi nhà ngói 5 gian đứng giữa khu vườn rộng bốn sào đất, vây bọc những bụi tre luồng ken dày, rậm rì:

- Nhà chị đây rồi, em ơi!

Lệ Uyên nói, bối rối cầm tay Thùy Dương đặt lên ngực mình khiến ả bật cười.

- Chị làm cái gì lạ thế?

Lệ Uyên nhắm mắt lại.

- Dù chúng ta có là người âm như ở Bên Này vẫn gọi thì từ Bên Ấy trở về đây, ai mà không nghẹn ngào xúc động khi đặt bàn chân trước ngõ lối đi vào nhà mình, nhà của cha mẹ ông bà, tổ tiên trên quê hương. Ồ, bàn chân chị lại nặng trĩu rồi và trái tim… trái tim của con người! Nếu ở Bên Này trái tim của ai đó ngừng đập thì sang tới Bên Ấy nó lại tiếp tục đập theo một nhịp khác mà những người dương ở Bên Này đâu hình dung ra được.

- Chị thật sung sướng. Chị còn có một ngôi nhà như thế này để mà trở về, còn em thì…

Chưa nói xong Thùy Dương đã tay ôm lấy mặt khóc.

- Thôi mà! Nhà chị cũng là nhà em, nhà của chúng ta… Vào đi em!

Một con ong mật từ đâu trên bụi dứa hay cây lựu bay tới, vòng vo quanh đầu hai chị em, cất tiếng rè rè hỏi han. Đôi bướm vàng từ luống cải xanh vội tung cánh bay theo, chập chờn trên vai, quấn quít đưa đường dẫn lối cho khách vào nhà.

Ngôi nhà 5 gian lợp ngói vảy cá, hai chái cong lên như mái đình làng, có hai cửa sổ, nối liền với nhà bếp thấp lè tè…

Lệ Uyên dừng lại trong sân, những viên gạch vuông màu nâu bạc lên rêu, thẳng hàng, nhẫn nhục phơi mặt cùng năm tháng. Chị cúi nhìn từng hình bóng thân thuộc, thân thuộc đến nỗi có một viên gạch vỡ làm đôi, lâu nay không ai tìm viên khác để thay thế, cũng chẳng có xi măng vôi cát để hàn gắn lại, đang nằm ngay dưới chân mình... năm nào đây bé Lệ Uyên chơi nhảy cò cò cùng bọn trẻ cứ phải tránh sang một bên.

Cái bậc thềm bằng đá tảng gồm 6 tấm nằm ngang kề sát kia vẫn kiên gan bám giữ, tạo thế cho hàng hiên lát gạch, cùng nhau cố thủ sao cho ngôi nhà từ đường này đứng vững tới ngàn năm. Và những cánh cửa lim nặng cả tạ, trời ôi, mở ra khép vào nhìn đã mệt người; tưởng đâu như Trần gian Bên Này là Nhà tù Lớn không bằng!… Thứ cửa ấy mà lỡ rớt xuống đầu ai thì gây ra án mạng chứ không chơi!

Lệ Uyên khẽ kéo một cánh. Cửa mở. Hai chị em cùng bước vào. Ánh sáng bên ngoài vào theo, trong nhà dần dần hiện ra những đồ vật phủ mờ bóng tối, mặc dù trước mặt họ là một đĩa đèn dầu lạc, ba ngọn bấc đang cháy lửa hiu hắt... Vừa chợt thấy người về, ngọn đèn mù loé lên ánh vui mừng rồi lụi dần, trở lại với nỗi đau của đêm dài thiên thu.

Thùy Dương trố mắt nhìn hai bức hoành phi treo bên hai cây cột nhà với dòng chữ Hán thếp vàng nền sơn đen và bức trướng treo phía trên bàn thờ họ có chữ Hán lớn. Ả nhớ lại ngôi nhà gỗ ba gian lợp tranh ở Nam Đàn quê nhà. Bàn thờ trong nhà ả chỉ là cái bàn gỗ tạp có đặt bát hương đơn sơ trơ trọi. Phía trên bàn thờ, treo buộc vào vách đất là một tấm cót quét vôi có dòng chữ viết bằng mực đen (hay là nhọ nồi cũng chẳng rõ) pha trộn mực tím học trò. Dòng chữ khẩu hiệu này do chính tay ông thân sinh ra Thùy Dương viết, không ai dám thay đổi, cứ để vậy qua bao nhiêu năm: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”

Trước ngày lên đường đi chiến dịch Tây Bắc, anh bộ đội Cụ Hồ, quân của ông Giáp đã viết mấy chữ đó.

Lệ Uyên nói:

- Bốn chữ Hán trên bức trướng treo tường kia theo lời mẹ chị nói, là chữ của Cụ Tổ. Ngày xưa, bên phải góc bàn thờ kia còn có cờ biển của Vua ban. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám, người nhà sợ quá vội đem cất giấu. Bây giờ còn nằm ở đâu hay đốt hết rồi cũng chẳng ai biết. Toàn là những vật nguy hiểm cả, em ạ.

Thùy Dương hỏi:

- Ông Cụ Tổ chị ngày xưa là ai?

Lệ Uyên chớp chớp mắt, cười buồn:

- Cả nhà không ai được phép gọi tên Cụ. Trong câu chuyện thường ngày, tiếng gì chữ gì xa xa gần gần tên Cụ đều phải nói nhỏ lại hoặc đọc chệch đi. Chị đâu có được thấy Cụ. Lúc chị sinh ra, Cụ đã mất lâu lắm rồi. Bà nội bảo, Cụ người đẹp… Mắt sáng, chòm râu trắng như cước. Cụ đậu Thám hoa thời Tự Đức. Dòng họ, dân chúng cùng đi đón rước cờ biển vua ban cho Cụ về làng… Cố nội chị và ông nội chị, hai cha con đậu cử nhân thời vua Thành Thái…

Dừng một lát, mắt nhìn quanh như tìm kiếm vật gì, Lệ Uyên nói nhỏ lại, thầm thì:

- Nhà này, cụ Nguyễn Thượng Hiền đã từng ghé qua. Nghe nói hai người ngồi ở ghế tràng kỷ kia, vừa uống trà vừa đàm đạo. Thơ của hai người xướng họa về sau bà nội chị còn giữ được. Ông Đinh Công Tráng cũng tới đây với mấy đồng chí; họ thức tới khuya, cùng nhau soạn thảo Hịch Khởi nghĩa Ba Đình.

Trong nhà tự nhiên như có sương khói lãng đãng. Mấy cây cột tròn gỗ lim hiện dần ra tựa hồ những nhân chứng của thời gian. Đến cả bộ ấm trà cổ màu gan gà đặt trên khay sứ bày 6 chén màu lam có hình vẽ “Bảy người hiền trong Rừng Trúc” như cũng muốn kể lại những chuyện xưa, nhắc lại những người trong nhà, nhất là những ai đã ngồi bên bộ tràng kỷ kia, rằng cả trăm năm lẻ mơ màng, cuộc đời dẫu có lúc lành lúc dữ, dù là gì đi nữa thì suy cho cùng, rốt cục lại… cũng chỉ là giấc mộng!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site