lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
Trần Thế Nhân
Tiểu thuyết Tập 1
Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010
MỤC LỤC
Mục lục tập 1
Lời giới thiệu của Khối 8406
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ
Khúc dạo đầu
Chương 01 đến chương 24
Mục lục tập 2
Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần)
*/*/*
CHƯƠNG 7
QUÊ NGOẠI HÀ TRUNG, QUÊ NỘI NGA SƠN.
NGHĨ VỀ TRỜI LẠI SUY RA MÌNH
Hai chị em bước tới bên một ông già đang ngồi trước hiên nhà đọc báo. Lệ Uyên kính cẩn hỏi:
- Thưa Cụ, báo ra ngày mấy ạ?
Ngẩng đầu lên, kính lão tụt xuống mũi, cụ nói nghe như gắt:
- Cái chi? Hử. Cái chi? Có biết chữ không mà hỏi? Báo Nhân Dân số ra ngày 7 tháng 5 năm 1955, kỷ niệm một năm chiến thắng Điện Biên Phủ…
Cả hai chị em cùng ngơ ngác.
- Bây giờ, thưa Cụ… Năm nay sao lại là 1955?
Ông cụ nổi quặu:
- Không là 1955 thì là cái chi? Nghìn chín trăm đút nút hử? Rõ là đồ con ních! Thôi chúng bay đi đi, yên cho người ta đọc!
Vội nắm tay nhau bước đi, được một đoạn hai chị em còn nhìn lại xem mắt mũi ông già thế nào mà trông gà hoá quốc, gọi mình là “đồ con ních”? Nhưng kìa, cụ đang nhỏ dần nhỏ dần cho đến khi chỉ còn bằng hạt đậu đen rồi… biến!
Họ dừng lại, nhìn nhau.
- Lệ Uyên! Trông chị buồn cười quá!
- Làm sao cơ?
- Một cô bé mới lên… bảy!
- Đâu có! Chị vẫn là chị… Còn em? Thùy Dương? Ô! Sao em lại như… như một con cún mới chập chững, lon ton…
- Vớ vẩn!
- Thật mà!
Họ ôm nhau cười.
Hàm Rồng đây rồi! Dòng sông Mã co hẹp lại giữa đôi bờ, bị chẹn giữa hai ngọn núi, một ngọn nằm, một ngọn ngồi khiến con sông bực mình, vùng vẫy, chảy xiết. Cầu sắt hình bán nguyệt, vòng cung gẫy gục vì mìn đánh sập, rơi xuống sông, còn nhô lên mặt nước bên bờ Nam một mảng vai, mấy cẳng chân ống tay bằng sắt rỉ nát sau 9 năm kháng chiến trường kỳ. Khách bộ hành phải sang sông bằng phà, lác đác cũng có một hai cái thuyền chở người.
Tới Đò Lèn. Cầu sắt cũng chìm nghỉm dưới sông Lèn. Ra giữa sông Lệ Uyên đứng lại nhìn quanh. Thấp thoáng sau luỹ tre, vườn cau là những mái nhà tranh ẩn mình lặng lẽ. Một vài căn nhà ngói đứng riêng ra có vẻ như sợ sệt bởi sự cách biệt với những mái nhà tranh xơ xác nghèo hèn. Còn ngôi đình làng uy nghi kia, chẳng hiểu nguồn cơn thế nào cũng đã gục đổ xuống trên đống gạch vôi? Tiếng gà gáy vọng lên từ xóm nhỏ, ngay lối đi xuống bãi cát ven sông, có mấy người đàn bà đang giặt chiếu…
Làn điệu chày vung lên đập xuống mặt chiếu, lòng sông chen lẫn tiếng cười í ới.
- Thùy Dương ơi, chẳng hiểu sao cứ mỗi lần nghe tiếng gà gáy ở một vùng quê cất lên là tim chị sững lại, ngẩn ngơ! Vừa vui sướng vừa đau khổ…
Thùy Dương cười:
- Phải là gà gáy ở xóm quê kia, chứ gà gáy ở thành phố thì chán phèo! Gà gáy ở thành phố nỏ khác gì chó sủa, mèo kêu, chuột rúc! Y như tiếng kêu của người bị nhốt giam: Tôi đang bị tù đây! Mở cửa cho tôi ra!
Lệ Uyên phì cười:
- Em nói đúng nhưng hơi quá lời. Chị nghĩ, mèo kêu chó sủa ở làng quê nghe cũng thú vị chứ?
- Chị chưa hiểu ý em. Em nói vậy có nghĩa là thành phố nhiều khi cũng giống như một trại giam khổng lồ. Trại giam đó cứ ngày một được mở rộng ra, thêm nhiều nhà nhiều buồng giam bê tông cốt sắt, cổng đóng cửa khoá rất chi là kỹ lưỡng…
- Và cái số người ở xóm làng quê êm ả, nơi tiếng gà gáy vừa cất lên kia, cứ ùn ùn rủ nhau ra thành phố, mỗi ngày một đông, tự nguyện chui vào những phòng biệt giam đó… Em ạ, chị nhớ có lần nghe ai nói, đời con người ta bắt đầu từ lúc sinh là cứ lòng vòng đi, quanh quẹo bước, mãi cho tới khi ra Nghĩa địa! Bây giờ em lại bổ sung thêm một ý tưởng rất chi là sâu sắc: con người chúng ta sinh ra trên đời ai rồi cũng bị nhốt giam, ở tù cả; cuối cùng mới được trả tự do, cho về Nghĩa địa…
Hai chị em lại ôm nhau cười.
- Có một cái nhà tù - Mắt Thùy Dương sáng lên, láu lỉnh - theo ý em mỗi con người chúng ta nên được nhốt giam dài hạn, chung thân ở trong đó trước khi ra Nghĩa địa. Em đố chị biết nhà tù ấy tên gọi là gì?
- Chịu. Làm sao có thể đoán ra được những tư duy siêu phàm mang tầm thế kỷ của em, Thùy Dương yêu quý!
- Nhà tù đó là Gia đình! Tên gọi nó là Gia đình. Vậy mà con Thùy Dương hư hỏng, khốn khổ này chưa bao giờ chịu nhốt giam, thuần phục cải tạo trong nhà giam đó thật đáng tiếc. Cơ sự đã lỡ rồi…
- Vậy mà nhà tù mang tên Gia đình có từ nghìn vạn năm đó chẳng hiểu vì sao, Trời lại xúi người trong nhà quậy, rước quỷ bên ngoài vào phá; sụp đổ tan tành cả nửa thế kỷ nay!?
- Bởi vậy con Thùy Dương này muốn trở về Gia đình nó mà cũng không về nổi; nhà cửa đâu còn, anh em bà con ly tán hết!
- Đồng ý. Nhưng đồng chí Phan Thùy Dương ạ, chị thấy chúng ta không nên đổ tất cả mọi lỗi cho Trời, dù rằng Trời đã gây ra mọi chuyện. Tự bản thân chúng ta cũng có lỗi, cũng phải nhận lấy một phần trách nhiệm. Đúng là Trời đã đập nát, xé lẻ các gia đình nhỏ chúng ta ra, rồi thu gom tất cả đống vụn nát tinh thần đó xây thành Ngôi Nhà Lớn, Ngôi Nhà Chung cao cả thiêng liêng bắt mọi người đến ở… Làm như vậy, Trời đã lầm tưởng rằng sẽ đơn giản hoá được cuộc sống con người, dễ nắm dễ sai cái lũ chúng ta, gán ghép chúng ta vào một Trật tự Mới…
Và lũ chúng ta lại cũng ngây thơ, ngu muội tin vào Trời đến nỗi không phân biệt được ngày và đêm, lẫn lộn lẽ phải và điều sai quấy, nhân đạo và vô nhân đạo. Chúng ta phá mà cứ tưởng là xây, giết người mà lại cho rằng cứu người. Quỷ thì không giết mà giết ngay chính chúng ta!
- Chị có tin Trời không?
- Có chứ. Không tin làm sao được. Trời phủ che tất cả. Ngoài Trời ra ai còn thấy cái gì đâu! Có những cái đúng là chỉ có Trời mới làm được. Được Trời cho, Trời cứu thì còn gì bằng! Xấu xa mấy rồi cũng thành tốt đẹp! Ngu dốt mấy rồi cũng thành thông thái…
- Và ngược lại… Trời mà đày đọa, hành hạ cho thì chỉ có mà chết! Hồi ở Bên Ấy, em còn nhớ Lê Vĩnh, chồng yêu quý của em, cứ ngâm nga: Bắt phanh trần phải phanh trần, cho may ô mới được phần… may ô!
- Phải theo Trời mà sống và cũng phải tin Trời. Nhưng em ạ, lúc nào ở đâu, trước mắt Trời, theo chị, con người chúng ta cũng nên biết dừng lại, chừa ra một khoảng cách…
- Khoảng cách như thế nào?
- Rất khó nói. Thật ra, Trời đã nắm cổ lôi đi thì chỉ có mỗi một việc là đi tới, muốn lùi cũng không được, bởi có còn chỗ đâu mà lùi! Tuy nhiên, biết dừng lại cũng là điều cần thiết. Dừng lại, tức là đã đi lùi được… một bước?
- Chị nói thế. Mình muốn dừng lại nhưng phía sau người ta cứ ào ào xốc tới, trườn đè lên! Bánh xe Lịch sử sẽ nghiến nát!
- Ôi chào! Toàn là những sáo ngữ véo von cả. Bánh xe kiểu gì mới được chứ? Xe cút kít, xe bò, xe cải tiến, xe ô tô, xe hoả? Cái người đầu tiên nào sáng tác ra Bánh xe Lịch sử đó, theo chị, ý tưởng của hắn không vượt ra được khỏi bánh xe có ngựa kéo bò lôi…
- Nói tóm lại, thưa cô giáo, cô cho em Thùy Dương biết, ai đã dạy cho cô biết dừng lại, chừa ra khoảng cách đó… Em vẫn cho rằng, một thời ở Bên Ấy, nhiều khi chúng ta cứ phải nai lưng phấn đấu, ra sức thi đua để thực hiện những cái mà chính chúng ta cũng không hiểu để làm cái quái gì!
- Những sai lầm và nỗi đau của lớp người đi trước soi vào chính bản thân chúng ta. Suốt quãng đời sống Bên
Ấy chị đã chiêm nghiệm được một điều: Đừng quá tin vào sự sáng suốt của Trời, tự mãn về sự khôn ngoan của mình. Trong khi Trời chưa cứu mình, thậm chí quay mặt làm ngơ thì tự mình phải tự lo cứu lấy mình.
Thừa nhận cái ngu dốt, rút ra bài học từ nỗi đau của mình là tốt nhất!
Không biết ai đây nhỉ, một người rất gần gũi thân thiết với chị… Yên nào, để chị nhớ lại xem. Người ấy đã từng vẽ chân dung chị, có lần nói rằng: “Lệ Uyên ạ, cái điều anh cảm nhận được một cách đầy đủ thấm thía gần trọn cả đời mình ấy là “Tôi ngu. Vâng rất ngu!”. Hoặc giả nói theo kiểu triết học “Tôi ngu dốt, ấy là tôi tồn tại”. Đến tuổi 50 chỉ trong giây lát, sau một đêm dài bừng thức dậy, “mặc khải” được rằng mình đã lầm lẫn, u mê đến không thể tin nổi. Khoảnh khắc ấy, tôi mới thấy mình còn có được chút sáng suốt, thông minh.
Lệ Uyên dừng lại, ngơ ngác. Chị cố nhớ khuôn mặt của ai đó, đôi mắt mơ màng, đắm đuối, làn môi mê cuồng điên dại. “Anh yêu em”. Ba tiếng rạo rực cả thân mình, chìm sâu vào trái tim.
Ai? Ai nhỉ? Trái tim chị nhoà nước mắt. Những giọt lệ màu hồng.
- Lệ Uyên! Chị làm sao thế? Sao chúng ta lại đứng giữa trời giữa đất thế này?
Thùy Dương cầm tay chị, khẽ lôi về phía mình.
Yên! Yên nào! Chị đang cố nhớ lại. Vụ nổ Big Bang. Vũ trụ trong 3 phút lẻ mấy giây?… Trong mỗi con người là một Vũ trụ…
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử