lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

Lệ Uyên nói như cầu xin. Thùy Dương với tay người đàn bà định cầm lấy nhưng nàng đã vội lùi lại, noảng sợ.

- Đừng! Đừng! Tôi chỉ có thể đi… và đứng lại như thế này thôi. Tôi đi tìm con tôi mà!

- Xin lỗi. Cô tên là gì? Cho bọn này biết quý danh?

- Không biết.

- Ơ? Cô đùa bọn này ư?

- Không. Tôi không đùa. Ở Bên Ấy, hồi mới sinh ra tôi cũng có một cái tên do cha mẹ đặt. Nhưng rồi người ta cấm tôi không được xưng tên. Nếu tôi xưng tên ra với ai đó mà người ta biết được, họ sẽ giết cả hai mẹ con… Mà tôi thì muốn sống để đi tìm con. Lâu ngày, không ai gọi tên tôi, tôi cũng không xưng tên, thành ra tôi quên mất tên mình.

- Xin lỗi. Nếu vậy cô có thể cho chúng tôi biết cô là ai, làm gì, ở đâu không?

Người đàn bà cúi đầu, yên lặng như cân nhắc điều gì; Nàng đặt một bàn tay lên ngực, rùng mình rồi nói:

- Tôi… Tôi là cung phi triều nhà Nguyễn.

Hai chị em cùng ố lên một tiếng rồi trố mắt ra nhìn. Họ cố liên tưởng lại những vai hoàng hậu, công chúa, cung nữ trên sân khấu cải lương hồi còn ở Bên Ấy họ vẫn thường ngáp ngắn ngáp dài kêu la làm sao tối thứ bảy mà VTV3 cứ hành tình hành tội bắt bà con phải tiêu hoá những món ăn tinh thần dân tộc đó vào trong cái cơ thể đã mệt mỏi, rệu rã suốt cả tuần rồi….

Người đàn bà này chẳng có dấu vết, biểu hiện gì của một cung nữ cả. Cung nữ gì mà ăn mặc quá sơ sài dân dã; cái áo màu xanh chàm kiểu bà ba không có túi, cái váy dệt thổ cẩm dài sát đất và đôi hài trông giống như dép Bitis có quai hậu, lại cũng na ná dép Trường Sơn của các chú bộ đội… Phải tinh mắt lắm mới nhận ra dấu hoa văn rất nhỏ, in hình một con rồng thêu bằng chỉ đỏ quấn quanh cổ áo. Hai chị em nhìn kỹ hai cái “góc” con người nàng: mái tóc dày đen được búi sơ sài có một cây trâm bằng sừng trâu cài xuyên qua; hàm răng vừa chợt hé ra sau làn môi mọng, dù hai chiếc răng cửa phía trên có hơi to một chút vẫn đều đặn dễ thương như để phát ra những lời lẽ thật thà nhân hậu; không phải như hàm răng Thùy Dương, dẫu đều đặn sít sao hơn, nhưng chỉ để găm giữ lại hoặc bộc phát ra những ngôn từ gian manh, thô bạo…

Lệ Uyên đâm ra băn khoăn về tiêu chuẩn cái đẹp mà những vương triều xưa đã tuyển chọn các cô gái mới choai choai từ khắp miền vùng quê thị thành để đưa vào cung cấm. Tây Thi, Dương Quý Phi, Ỷ Lan, Đặng Thị Huệ… nếu đạt điểm 10 thì nô tì này chỉ đạt 7,5 hoặc 8… Thế thôi. Nhưng dù không có được cái đẹp lộng lẫy nghiêng nước nghiêng thành, cô nàng lại có nét hiền hậu dễ thương đến gần như dại dột, và vẻ đẹp của đôi mắt huyền hơi có quầng buồn buồn, dưới hàng mi cong mơ màng khép mở… khiến cho những gã đàn ông nào bôn ba phiêu bạt dễ ham muốn thèm khát. Cái cổ cao ba ngấn trắng ngần làm mái đầu nàng tựa đầu con hươu sao vừa cúi xuống dòng suối trong thượng nguồn uống nước, chợt ngẩng lên nhìn cánh rừng già trước mặt trời ban mai. Một vẻ đẹp sơn dã thâm u.

Nàng khóc. Khóc nấc lên mà vẫn không thành tiếng. Những giọt lệ ứa ra; và kìa, cứ mỗi giọt rơi xuống lại sủi sôi lên, lặn đi, rồi hiện ra thành một dấu chấm đỏ.

Hai chị em căng mắt ra nhìn. Trời ơi! Những giọt máu. Đúng là những giọt máu.

Thùy Dương rùng mình, nói:

- Bạn đáng thương ơi! Chắc bạn có điều gì đau đớn trong lòng lắm. Hãy nói cho bọn này biết.

Lệ Uyên cũng tiếp lời:

- Bạn ơi! Trước hết xin hãy tha lỗi cho chị em chúng tôi, bởi vì không biết phải xưng hô với bạn như thế nào cho phải lẽ. Cứ theo lời bạn mà suy, nếu tính về thời gian tuyệt đối thì chúng tôi thuộc lớp hậu duệ con cháu của bạn rồi; còn nếu căn cứ vào thời gian tương đối, thời gian tâm lý, thời gian Vũ trụ… thì với hai mươi, hăm mốt xuân… bạn còn quá trẻ, thuộc lớp thanh niên so với hai kẻ nạ dòng tuổi tác này. Thật là nghịch lý và trớ trêu! Tuy nhiên, nỗi đau của bạn chắc sẽ gần gũi và thân thuộc với chúng tôi, những kẻ đã sống quá nửa thế kỷ loạn lạc và tàn phá… Sinh cùng thời với Tố Như Tử, chắc bạn cũng biết tới hai câu thơ, lời than của nàng Kiều: Đau đớn thay phận đàn bà…

Người cung nữ vội lắc đầu nói:

- Tôi rất sợ những câu nói chữ, những lời ghi trong sách. Người ta có dạy tôi… Số chữ tôi biết được rốt cục lại cũng chỉ để đọc tên của Hoàng Thượng và ghi vào giấy tờ tên của tôi. Nhưng tên tôi, tôi đã quên mất rồi. Tôi chỉ còn nhớ láng máng tên của Đức Vua?

Thùy Dương bực bội nói:

- Chị em chúng tôi cần biết tên của bạn thì bạn lại không nói. Còn tên của Đức Vua thì biết để làm cái chó chi! Mấy ngàn năm loạn lạc chinh chiến thử hỏi có được ông vua nào hiền lành tử tế, toàn dâm gian độc đểu ba que xỏ lá cả. Mà giả sử có được một ông vua hiền rồi trái gió trở trời, lắm lúc ông ấy cũng đểu, cũng ác kinh khủng. Nhớ làm cứt chi những ông vua cho chật óc, mệt người! Tôi không biết Hoàng Thượng của bạn là ai? Cho dẫu ông ấy có là cha hiền của muôn dân thì bọn tay chân thuộc hạ, mấy thằng hoạn quan chúng cũng núp bóng Hoàng Thượng mà cắt đầu xẻo chim những người trung hiếu; còn đám con đỏ dân đen chúng ta thì cấm không cho ăn, cấm không được nói… Cuối cùng, Đức Vua có biết chăng nữa rồi cũng tảng lờ, cho qua, không coi là chuyện hệ trọng quốc gia đại sự. Bạn có xem phim Tàu không? Tể Tướng Lưu gù, Mộng đoạn Tử Cấm Thành…

Lệ Uyên ngăn lại:

- Thùy Dương, em nói năng gì lạ thế? Thời Nguyễn làm gì có chiếu phim! Hồi ấy chỉ có nhã nhạc cung đình, hát bội, hát chèo… Đừng làm cho nàng bối rối, mất tự nhiên. Bạn ơi, trần gian Bên Ấy dù có là bể khổ thì không vì thế chúng ta có quyền bỏ sót, lãng quên đi… một giọt đau thương của con người!

Người cung nữ trân trân nhìn Lệ Uyên:

- Các chị muốn tôi kể lại câu chuyện này ư? - Nàng nói, giơ ngón tay trỏ chỉ vào đầu mình - Óc bên phải tôi dập nát, tung toé, vương vãi ra đất hết rồi, chỉ còn chút ít bên trái thôi. Có một cái cục gì màu đen đen, tôi cảm thấy thế, đông cứng lại đằng trước trán này. Lại còn hai bên thái dương, cứ như hai cái lỗ có nắp đậy khoá kín lại. Các chị có cách gì đập vỡ hoặc làm chảy cái cục đen đen ấy, mở thông hai nắp hai bên này ra giúp tôi… may ra tôi có thể nhớ lại được!

Hai chị em xích lại gần, quan sát đầu người cung nữ. Khác nào một em bé vừa bị ngã đau, được người trong nhà đỡ dậy, chỉ trỏ cho họ biết bé bị đau ở chỗ nào để người ta xoa bóp rồi bắt đền… Nàng thuận lòng mặc cho Thùy Dương đưa tay sờ chạm, gạt sang bên những sợi tóc còn dâm dấp máu, có sợi dính bết vào nhau… để lộ từ gờ trán lên tới đỉnh đầu, chạy xuống tới sau gáy một vết nứt toác. Vết nứt toác này khác nào vết nứt toác của một quả dừa bị bổ ra làm hai, có thể thấy rõ được cùi dừa, lớp đục trắng nhờ nhờ máu bên trong. Thảo nào, ông bố cựu chiến binh của Thùy Dương rất ít khi gọi cái đầu mà chỉ gọi là cái gáo.

Đột nhiên Thùy Dương nói to:

- Em có cách…

Lệ Uyên ngạc nhiên:

- Cách gì?

- Chị đứng xê ra, lui lại… để em làm. May quá, em còn nhớ…

CHƯƠNG 2
KHÍ CÔNG DÂN TỘC BÙI LONG THÀNH
THẦN KỲ. HỌC TRÒ VÀ ĐỆ TỬ XUẤT SẮC
PHAN THUỲ DƯƠNG

Thùy Dương lấy tay đẩy Lệ Uyên sang bên, kéo lui lại chừng dăm bước chân rồi ngồi xuống, loay hoay tìm hướng, chắp hai tay trước ngực, miệng lầm bầm khấn: “Kính lạy Đức Phật từ bi cứu độ! Kính xin thầy Thiên Địa Long cho con được thụ khí…”

Kể từ lúc Bên Ấy sang Bên Này, một thời gian dài ả không luyện tập môn võ thuật khí công họ Bùi cho nên đã ngồi một lúc lâu vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì tỏ ra đắc khí cả. Ả xoay đi trở lại người mình đến mấy lần, hai tay vẫn chắp trước ngực, mặt mày căng thẳng bấn loạn khiến Lệ Uyên cũng đâm ra sốt ruột.

Ả lầm bầm khấn tiếp: “Kính lạy Thầy Bùi Long Thành, vị đạo sư lừng lẫy khí công dân tộc Việt Nam! Thầy còn nhớ em không? Phan Thùy Dương, đệ tử, học trò khoá hai của Thầy ở Nhà văn hoá, Câu lạc bộ Lao động Thành phố đây! Em kính xin Thầy hãy truyền thẳng khí công vào người em, ngay chỗ huyệt đan điền đây nè; em đang cần dương khí của Thầy Bên Ấy, cùng hoà vào âm khí của em Bên Này, tổng hoà âm dương, đắc khí rồi em sẽ dùng liệu pháp thần kỳ để giải toả cho một con bệnh đặc biệt… Gọi là con bệnh kể ra cũng chưa thật đúng, một nạn nhân bị thương tổn nghiêm trọng, bị ức chế bưng bít tất cả các luân xa. Thầy ơi! Thầy cứu giúp chúng sinh với!”…

Quả nhiên, chỉ chờ thêm một chút nữa, Lệ Uyên thấy đầu ả khẽ lắc lư, toàn thân động cựa, nghiêng ngả, hai tay rung giật rồi tách đôi ra… Cứ thế mười ngón tay ả vung vẩy đập vào bụng, vào ngực, vào hai vai, hai bên má, gõ gõ lên đầu trông chẳng khác gì một con điên, người động kinh. Khí của thầy Bùi phát ra từ Bên Ấy, truyền vào Thùy Dương mạnh đến nỗi ả từ từ đứng dậy thở đặc trị, tập dịch cân kinh rồi chuyển sang múa Thất tinh quyền. Ả nhảy cò cò như chim, bò qua lăn lại mấy vòng như rắn, bạnh mồm nhe răng nhăn nhở như khỉ, giơ tay cào cào cấu cấu như báo… Mười ngón tay ả xoè ra rồi co quắp lại, răng nghiến trèo trẹo, miệng thở phù phù, ả nhảy chồm tới rồi giật lùi lại như hổ vồ mồi, và đột nhiên trở lại thư thái, mềm mại, hai tay đưa cao vẫy vẫy như đôi cánh hạc đang bay lên…

Tuyệt vời!

Cảnh tượng lạ lùng kỳ thú này khiến người cung nữ mắt sáng, khoé miệng động đậy nhách ra có vẻ như cười. Một dấu hiệu tốt lành! Nàng ngẩn ngơ nhìn. Cánh rừng sương mù của ký ức chợt loé lên một tia chớp nhỏ. Thuở ấu thơ có một thầy mo nào đã nhảy múa quanh nàng, quất roi dâu đuổi con ma sốt rét và ỉa ra máu ra khỏi cơ thể cô bé…? Nhưng màn sương mù nặng cùng bão giông nhằng nhịt lại kéo tới phủ lấp, che kín đến nỗi Thùy Dương từ từ tiến lại, đứng sát trước mặt mà nàng vẫn không hay.

- Hỡi người đàn bà đáng thương! - Thùy Dương đặt một bàn tay lên trán người cung nữ - hãy nghe ta! Đây là lời truyền đi từ Vũ trụ của Đấng Chí Tôn, Chí Cao, Chí Linh… đến cho ngươi! Hãy làm theo ta! Ngồi xuống!

Cung nữ đứng yên không nhúc nhích.

- Ngồi xuống!

Nàng khẽ rùng người, vai nghiêng lệch, đầu lắc lư.

- Ngồi xuống!

Đôi chân nàng rung rung, cố trụ cho toàn thân khỏi sụt xuống.

- Ngồi xuống!

Đầu gối nàng co lại, kéo gập hai ống chân; tấm thân cứng ngắc trở nên mềm mại, tà tà hạ… Nàng bó gối theo kiểu dân tộc ngồi trên bờ ruộng, nhà sàn.

- Hãy ngồi lại như ta đây, theo kiểu dáng Phật ngự trên toà sen…

Nàng loay hoay, chật vật lắm mới tạo được kiểu ngồi vắt chéo, xếp bằng gần giống như Thùy Dương.

- Chắp hai tay lại!

Nàng nắm mỗi tay thành một quả đấm từ từ giơ lên.

- Chắp tay lại!

Lóng ngóng, xoay trở một lúc nàng mới xoè được bàn tay, rồi úp hai lòng bàn tay vào nhau; mấy ngón vẫn khum khum còng queo như càng cua…

- Nhắm mắt lại!

Thùy Dương đi quanh nàng chín vòng. Cung nữ lờ đờ, chao đảo như người say sóng. Thùy Dương nhìn cung nữ. Cái nhìn như phóng sâu, khoan xoáy… Ả chìa một cánh tay ra, mồm thở phù phù, răng rít. Vừa truyền khí vào người cung nữ, ả vừa nói những lời mà thầy Bùi năm xưa đã dạy cho đệ tử, mấy học trò yêu của mình biết thụ khí cây, thụ khí Mặt Trăng trên núi Yên Tử… Giọng nói của Thùy Dương nghe y chang, nỏ khác chi giọng Bình Định - Tây Sơn của võ sư Bùi:

- Hãy mở rộng tất cả các cánh cửa của 6 giác quan ra! Mở ra! Mở ra! Hãy nạp năng lượng Vũ trụ vào mình! Tự cứu lấy mình! Hãy cười đi! Cười đi!

Cung nữ nhăn nhó mặt một lúc như chống lại cơn đau thắt trong người rồi đột nhiên nhoẻn một nụ cười rất dễ thương.

- Hãy mở 7 luân xa ra! Mở hết! Mở hết! Nghị lực vô biên! Năng lượng vĩ đại! Chuyển động cơ mặt. Đưa máu lên não! Khí dẫn toàn thân… Dẻo dang mềm mại, khéo léo cực kỳ! Ta là Vũ trụ đây! Vũ trụ chính là ta! Du thủy hành vân. Bám chặt lấy chân khí. Đừng sợ! Tôi đang trở về con người thật của mình! Cảm giác khoan khoái! Trí lực tràn đầy! Tiến lên! Chỉ có tiến công mới giành được thắng lợi!

Hãy tự mình cấu xé đập vỡ cục đen đặc kết đọng trên đầu, trước trán của ngươi! Đó là nỗi buồn đau căm uất của ngươi trong quãng thời gian đày đọa Bên Ấy kết tụ lại. Nghiền nát đi! Nghiền nát đi!

Cung nữ nghiến răng, hai tay giơ lên trước trán xoắn vặn, cào cấu. Đoạn nàng quăng ném cái vật vô hình gì xuống rồi dùng chân chà đi chà lại. Cử chỉ của nàng rất chi là đàn bà trẻ con, thật đáng yêu!

Thùy Dương vẫn rít răng, truyền khí:

- Tôi đang chuyển động mạnh lên đây! Tôi gia tăng sức mạnh lần thứ 5, thứ 6… Chù chù! Chíu chíu! Chuyển lên! Chuyển lên! Chuyển cả thể chất! Chuyển cả tinh thần! Tôi gia tăng sức mạnh lần thứ 7! Chủ động tấn công tiêu diệt ổ bệnh đi! Dũng mãnh lên! Tự mình cứu lấy mình! Tiến lên! Quyết định vận mệnh mình! Giải toả cơ bắp! Giải toả tâm lý! Buồn đau ư? Thì khóc to lên! Nếu đã thấy vui trong lòng thì cười to lên! Chù chù! Chíu chíu! Thắng lợi đang chờ đợi phía trước kia!

Hãy nhận lấy năng lượng vĩ đại của Vũ trụ! Tiếp năng lượng Vũ trụ qua đường lỗ miệng, lỗ mũi! Tôi đang tấn công nghiền nát ổ bệnh, nỗi đau đây! Tôi đang trở về con người thật của tôi đây! Tôi tìm thấy tôi rồi!

Hãy dùng cái chìa khoá Tự Do mở toang hai cánh cửa Ngục tù ở hai bên thái dương của ngươi đi! Mở đi! Mở đi!

Thùy Dương thét lên. Người cung nữ gần như bấn loạn. Dần dần trở lại trạng thái cân bằng, nàng tà tà giơ hai tay lên, xoay vặn, làm cái động tác y như ai đó cầm chìa khoá mở khoá xe đạp hay khoá cổ xe honda. Mở xong phía thái dương bên trái nàng đưa tay sang mở phía thái dương bên phải; động tác sau cùng y hệt mở khoá một cánh cửa vậy.

Thùy Dương cúi mình xuống như để nhìn cho rõ hơn người cung nữ. Ả nói với một giọng dịu dàng nhỏ nhẹ, cái âm tố chọ chẹ xứ Nghệ nặng người khổ tai lâu nay bây giờ không hiểu sao lại mềm mại điệu nghệ kiểu cố đô Huế, vừa dễ lọt tai lại vừa ngọt ngào:

- Nào nghe đây… Ngươi đang cầm trên tay ba mũi tên Thời gian: mũi tên nhiệt động học, mũi tên tâm lý học, mũi tên Vũ trụ học. Có đúng không?

Người cung nữ gật đầu, xoè bàn tay ra rồi bóp giữ lại.

Ngươi hãy bắn đi mũi tên tâm lý, có thể bắn thêm mũi tên nhiệt động nữa. Hai mũi tên cùng nhắm về một hướng, cùng lao về Quá Khứ! Nào bắn đi! Phóng đi! Lao vút đi!

Thùy Dương vỗ tay ba lần.

Người cung nữ quỳ hai đầu gối xuống, một tay nắm đưa ra phía trước, tay kia kéo lui lại phía sau, tựa hồ như kéo căng sợi dây cung… vẻ mặt thẳng căng, môi mím…

Phựt! Phựt! Nàng làm hai lần như thế.

Hai mũi tên bắn đi đã cùng lao về một hướng - Thùy Dương nói - Quá khứ sẽ hiện ra!

Người cung nữ mệt nhoài, đầu lắc lư, ngồi không vững nữa.

Thùy Dương lại gần đặt bàn tay lên trán nàng.

- Bây giờ ngươi hãy thu khí công về đan điền! Từ từ! Chậm rãi! Vững chắc! Hãy nằm xuống đi! Thư giãn toàn thân! Đi vào giấc ngủ! Tôi đang ngủ đây! Tôi đang ngủ đây! Ngủ đi! Ngủ đi! Sâu hơn! Sâu hơn! Dài hơn! Dài hơn!

Cung nữ lim dim mắt nhìn Thùy Dương. Vẻ mặt ngây thơ như em bé đang nhìn ai từ trong nôi… Nằm duỗi chân tay, khoan khoái ngáp dài, mí mắt từ từ nhắm lại… Nàng ngủ ngay trước mặt hai chị em.

Thùy Dương bắt đầu đếm từ số 1 đến số 99 thì người cung nữ mở mắt ra. Nàng ngồi dậy ngơ ngác nhìn hai người đàn bà đang hiện diện trước mắt mình, rụt rè bẽn lẽn hỏi:

- Các chị người ở đâu ta? Có phải dân Việt Nam mình không?

Lệ Uyên khẽ gật đầu, mỉm cười. Thùy Dương vẫn lầm bầm đếm những con số 7. Cung nữ rùng người một cái, cười theo, mắt sáng lên:

- Tôi nhớ lại rồi các chị ạ. Như vậy là từ ngày ở Bên Ấy sang tới Bên Này, tôi đã đi suốt 180 năm tính theo thời gian tâm lý, vị chi là 43 năm tính theo thời gian 3 chiều. Cảm ơn các chị nhiều. Bây giờ xin kể cho hai chị nghe chuyện đời của tôi…

- Khoan đã - Lệ Uyên nói - Trước khi kể nàng có thể cho bọn này biết quý danh của mình không?

Người cung nữ lắc đầu:

- Bây giờ tôi đã nhớ ra tên tôi, tên con trai tôi… nhưng tôi không thể nói cho các người biết được đâu; bởi vì nếu tôi nói ra, e chừng cơ sự lại hỏng hết cả. Tôi còn phải ở Bên Này đi tìm con trai tôi, hoặc chờ đợi tới lúc gặp được nó…

Thùy Dương nói nghe như gắt:

- Lệ Uyên! Chị thật buồn cười. Đúng là bà giáo. Có phải ai cũng là học trò của chị cả đâu mà bắt người ta xưng tên.

Người cung nữ cúi đầu trước Thùy Dương, chắp hai tay lại:

- Ngàn lần cảm ơn chị, người đã giúp em hồi sinh… Từ Địa ngục Bên Ấy sang tới Bên Này không phải tất cả ai cũng đều là ác quỷ tinh ma cả; hoá ra vẫn có những người tốt, những người còn là Con Người…

Thùy Dương chắp tay lại, cúi đầu:

- Xin nàng đừng nói thế. Đó là nghĩa vụ và bổn phận của mỗi một con người chúng ta. Bây giờ nàng hãy kể lại câu chuyện của đời mình. Nào, bắt đầu…

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site