lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 11

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

(tiếp theo bài của tác giả Việt Linh)

...

12/ Điện văn ngày 6/10, TT Kennedy gửi đại sứ Lodgẹ Điện văn này có hai đoạn quan trọng.

Đoạn một có câu sau đây: "Đành rằng chúng ta không muốn xúi dục một cuộc đảo chánh, nhưng chúng ta cũng không nên để lại cảm tưởng rằng HK sẽ ngăn chặn một cuộc thay đổi chính quyền và sẽ từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho chế độ mới".

Đoạn hai của điện văn có đoạn sau đây: "về vấn đề đặc biệt của Dương văn Minh, ông đại sứ phải nghiêm chỉnh nghĩ đến việc cho nhân viên (tức Conein) đến nói với Minh rằng: trong tình trạng hiểu biết hiện tại của nhân viên, nhân viên không thể nghiêm chỉnh đệ trình vấn đề lên cấp trên cứu xét. Muốn trình lên cấp trên và được cấp trên cứu xét, nhân viên cần phải có những chi tiết chứng tỏ một cách rõ rệt rằng kế hoạch của Minh có nhiều triển vọng thành công. Với tin tức được cung cấp cho tới nay, nhân viên không thấy có triển vọng đó. (Telegram 74228, White House to Lodge, Oct 6, 63, The Pentagon Papers, p. 216)

Chúng ta nhận thấy rõ sự bất lương và đạo đức giả của những kẻ mà phó tổng thống Johnson đã gọi là "vừa đánh trống vừa ăn cướp". TT Kennedy và những cố vấn tòa Bạch Ốc tưởng rằng với luận điệu "không khuyến khích cuộc đảo chánh và cũng không ngăn cản cuộc đảo chánh", họ có thể rửa sạch hai bàn tay nhơ bẩn của họ trước lịch sử. Quyển "Kennedy in Vietnam" mỉa mai như sau: "sự phân biệt giữa khuyến khích một cuộc đảo chánh" với "không làm hỏng một cuộc đảo chánh" là một lối chơi chữ lắt léo không đếm xỉa gì đến ảnh hưởng của Mỹ tại miền Nam, Việc Mỹ hứa ủng hộ kinh tế quân sự cho nhóm đảo chánh sẽ có hậu quả khuyến khích các tướng lãnh làm đảo chánh, cũng như việc Mỹ đe dọa từ chối viện trợ đã từng có hậu quả làm nản lòng nhiều vụ âm mưu đảo chánh trước đó" (sách đã dẫn, trang 148).

William Colby, cựu giám đốc CIA tại VN, sau này cũng nói: "trong các công điện, người ta cứ nhắc đi nhắc lại rằng chính các tướng lãnh VN mới là kẻ sẽ quyết định về việc lật dổ ông Diệm, chứ không phải chúng ta. Luận điệu này dễ nghe lắm, nhưng thật ra nó phản lại thực tế, nếu bạn nghĩ đến cái tư thế cực kỳ quan trọng của người Mỹ tại VN" (sách đã dẫn, trang 148).

Chúng ta cũng thấy rõ TT Kennedy quyết tâm và mong muốn lật đổ TT Diệm. Khi được biết rõ ý định của tướng Dương văn Minh muốn đảo chánh, ông vội vàng ra chỉ thị cho tòa dại sứ phải lập tức phối kiểm xem kế hoạch đảo chánh có nhiều triển vọng thành công hay không. Tại sao TT Kennedy lại muốn biết điều đó ? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. TT Kennedy muốn biết rõ, để còn bật đèn xanh cho các tướng lãnh khởi sự.

13/ Công điện ngày 25/10, đại sứ Lodge gởi Bundy.

Ngày 6/10, chính quyền Kennedy cắt viện trợ. Tín hiệu đã được đưa vào băng tần và được gởi đến các tướng lãnh VN. Saigon lên cơn sốt đảo chánh. Nhóm tướng lãnh phản loạn coi dó như là một bằng cớ cụ thể chứng minh tòa Bạch Ốc đã thực sự dấn thân và thực sự ủng hộ việc lật ông Diệm. Tin đồn sẽ có đảo chánh và cuộc đảo chánh được Mỹ ủng hộ lan tràn trong dân chúng như khói thuốc pháo. Riêng tòa đại sứ Mỹ tại Saigon, họ dồn mọi nỗ lực để chạy đua với kim đồng hồ trong việc tiếp súc với các tướng lãnh.

Ngày 25/10, đại sứ Lodge gửi công điện số 1964 cho George Bundy, cố vấn anh ninh quốc gia HK. Bức công điện gồm 8 điểm. Dưới đây là những điểm chính:

a/ Nhân viên của tôi (Lucien Conein) vẫn thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của tôi. Chính tôi đích thân chấp thuận mọi cuộc gặp gỡ gữa Conein và Đôn (điểm 2 của bức công điện).

b/ Đôn và các tướng lãnh của ông ta đang thực sự tìm cách thực hiện một sự thay đổi trong chính quyền. Tôi không tin rằng đây là một cuộc đảo chánh giả của Ngô Đình Nhu. Trong trường hợp cuộc đảo chánh thật bị thất bại, cũng như trong trường hợp cuộc đảo chánh CIA của Nhu thành công, tôi tin rằng sự liên hệ của chúng ta cho tới ngày hôn nay qua Lucien Conein vẫn còn là điều có thế dễ dàng chối cãi. Cơ quan CIA hoàn toàn sẵn sàng để cho tôi có thể phủ nhận Conein bất cứ lúc nào (điểm 4).

c/ Chúng ta không muốn làm hỏng một cuộc đảo chánh cũng như chúng ta không có ngay cả tứ thế để làm hỏng một cuộc đảo chánh, khi mà chúng ta không biết rõ những gì đang xảy ra (điểm 5).

d/ Chúng ta không nên làm hỏng một cuộc đảo chánh, vì hai lý do. Thứ nhất, chắc chắn chính quyền kế tiếp sẽ không vụng về và không hành động sai lầm như chính quyền hiện hữu. Thứ hai, nếu chúng ta dội nước lạnh trên những cuộc âm mưu đảo chánh, nhất là trong khi những cuộc âm mưu ấy đang ở trong thời kỳ bắt đầu, thì đó là một điều cực kỳ thất sách cho chúng ta về lâu về dài. Chúng ta nên nhớ rằng đảo chánh là phương thức độc nhất để nhân dân VN có thể thực hiện một cuộc thay đổi chính quyền (điểm 6).

e/ Tướng Đôn cho biết sẽ không có kỳ thị tôn giáo trong chính phủ tương lai. Ý định đó đáng khen. Và tôi hoan nghênh ý của ông ta không muốn làm một thứ "chư hầu" của Mỹ. Tôi muốn thêm hai đòi hỏi. Thứ nhất, không nên thanh trừng toàn thể nhân viện trong chính quyền. Những cá nhân nào đặc biệt đáng bị trách cứ có thể bị mang ra trước pháp luật sau này để xét xữ. Thứ hai, tôi đang nghĩ đến một chính quyền trong đó có Trí Quang và những nhân vật tầm vóc như Trần Quốc Bửu, chủ tịch nghiệp đoàn lao động (điểm 7).

Đọc bức điện tín trên đây, chúng ta thấy những móng vuốt nhọn hoắt và lông lá của Mỹ đã cắm sau lút vào vận mệnh miền Nam. Họ sắp đặt cuộc đảo chánh cho miền Nam và sắp đặt luôn cả thành phần chính phủ tương lai miền Nam.
Một điều mà chúng ta không thể không nhìn thấy là sự thiếu thành thật của đại sứ Lodge, nếu không nói là bất lương. Ông vẫn lập di lập lại rằng: Mỹ không nên làm hỏng cuộc đảo chánh, chẳng những vậy ông còn khẳng định rằng Mỹ không có ngay cả khả năng để làm điều đó. Viết như vậy, ông đã quên bức công điện số 375 trong đó ông đòi tòa Bạch Ốc phải triệt để ủng hộ các tuớng lãnh trong việc lật đổ ông Diệm. Trong bức công điện đó, ông đã viết: "cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh VN mt mức độ nào đó, nhưng cũng tùy thuộc vào chúng ta, ít nhất cũng có một mức độ đó" (Telegram 375, Lodge to Stat, Aug 29, 1963).

14/ Công điện ngày 30/10, Bundy gửi đại sứ Lodge

Bức công điện ngày 25/10 của đại sứ Lodge vẫn không trấn an được TT Kennedy. Thâm tâm TT Kenedy rất muốn lật đổ TT Ngô Đình Diệm, nhưng ông lại sợ thất bại và bị chê cười như ông đã thất bại và bị chê cười trong âm mưu lật đổ Fidel Castro hồi tháng 4/1961. Ông sợ mất uy tín trước dư luận trong nước và ngoài nước. Lần này, lật đổ Ngô Đình Diệm ông chủ trương "đã ra tay là phải thắng". Nhưng, những tin tức của đại sứ Lodge gửi về đã không đủ để cho ông tin một cách chắc chắn rằng cuộc đảo chánh sẽ thành công. Vì vậy, ngay sau khi nhận được công điện ngày 25/10 của đại sứ Lodge, George Bundy, vị cố vấn được tín nhiệm nhất tại tòa Bạch Ốc đã được lệnh phải cấp tốc gửi ngay tối hôm đó bức công điện số 63590 nói rõ cho đại sứ Lodge biết rằng TT vẫn lo ngại không thành công. (Telegram 63590, Bundy to Lodge, Oct 25, 1963, Box 201, national security files, JFK library).

Bốn ngày sau, ngày 29/10, đại sứ Lodge báo cho tòa Bạc Ốc biết: một cuộc đảo chánh sắp xảy ra. Ông quan niệm rằng: Hoa Kỳ không nên cũng như không thể ngăn chặn được cuộc đảo chánh, trừ phi đi báo cho Diệm và Nhu biết, một hành động sẽ đem lại ô nhục cho HK (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, United States - Vietnam Relation III, pg 46).

TT Kennedy vẫn không an tâm. Ông sợ các tướng lãnh VN sẽ thất bại, và sự thất bại ấy sẽ kéo theo tất cả uy tín còn lại của ông đối với các nước trong vùng Đông Nam Á. Vì vậy, ngày 30/10, Bundy được lệnh phải cấp tốc gửi một công điện cho đại sứ Lodge để nói rõ những ưu tư của TT Kennedy về cuộc đảo chánh sẽ xảy ra. Bức công điện gồm 10 điểm. Dưới dây là những điểm chính:

a/ Tòa Bạc hốc tin rằng thái độ của chúng ta đối với nhóm đảo chánh vẫn còn có hậu qủa quyết định đối với họ. Tòa Bạch Ốc tin rằng lời nói của chúng ta đối với nhóm đảo chánh có thể khiến họ hoãn lại cuộc đảo chánh... Cuộc sắp hàng các lực lượng tại Saigon cho thấy hai bên (quân chánh phủ và quân đảo chánh) gần như đang cân đồng la.n. Như vậy, cuộc nổ súng sẽ kéo dài và quân đảo chánh có thể sẽ bị đánh bại. Trong cả hai trường hợp, hậu qủa sẽ cực kỳ nghiêm trọng và tai hại cho quyền lợi của nước Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải có được sự bảo đảm rằng tương quan lực lượng quân sự thực sự nghiêng về phía quân đảo chánh (điểm 2 của công điện)

b/ Trong trường hợp ông rời khỏi Saigon một ngày nào đó truớc ngày đảo chánh, thì trước khi đi, ông cần phải tham khảo ý kiến đầy đủ với tướng Harkins và phòng trung ương tình báo để có những sắp xếp rõ rệt về (a) việc điều hành những hoạt động thông thường, ( việc tiếp xúc với nhóm đảo chánh, © việc phải làm khi cuộc đảo chánh khởi sự (điểm 7)

c/ Nếu cuộc đảo chánh phải xảy ra, vấn đề bảo vệ các kiều dân Mỹ sẽ tức khắc được đặt ra. Tòa Bạc Ốc có thể cho không vận tiểu đoàn thủy quân lục chiến từ Okinawa tới Saigon trong 24 tiếng đồng hồ. Tòa Bạch Ốc đã ra lệnh cho CINCPAC sắp xếp cuộc di chuyển của tiểu đoàn thủy quân lục chiến bằng đường thủy đến hải phận gần Nam VN (điểm 8)

d/ Tòa Bạch Ốc hiện đang cứu xét nhưng trường hợp bất ngờ có thể xảy ra sau khi cuộc đảo chánh bùng nỗ. Yêu cầu ông đại sứ cho biết ngay những khuyến cáo của ông về thái độ mà tòa Bạch Ốc phải có sau khi cuộc đảo chánh khởi sự, đặc biệt đối với những lời yêu cầu để hành động trong trường hợp cuộc đảo chánh (a) thành công, ( thất bại, © không ngã ngũ (điểm 9).

e/ Tòa Bạch Ốc nhắc lại rằng nhóm đảo chánh có trách nhiệm phảo đưa bằng cớ chứng minh rằng họ thực sự có triển vọng sẽ thành công mau lẹ. Nếu không, chúng ta sẽ phải can ngăn họ đừng đảo chánh, bởi lẽ: một sự tính toán sai lầm sẽ đưa tới hậu qủa làm tổn thương đến tư thế của nước Mỹ tại vùng ĐNA. Đây là điểm 10 và cũng là điểm chót của bức công điện (Telegram 79079, Bundy to Lodge, Oct 30, 1963, Box 317 national security files, JFK library)

Chúng ta nhận thấy rõ tâm trạng của TT Kennedy. Ông rất muốn lật đổ ông Diệm, nhưng sợ thất bại. Ông đã ẩn náu mình trong cái trò chơi ngôn ngữ "đừng khuyến khích cuộc đảo chánh cũng như đừng làm hỏng cuộc đảo chánh" để có thể chối tội sau này. Nhưng ông dấu đầu hở đuôi. Thật vậy, tại điểm 10 của bức điện tín nói trên, tòa Bạch Ốc (tức TT Kennedy) đã ra lệnh cho đại sứ Lodge phải ngăn chặn cuộc đảo chánh, nếu thấy cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Thì ra, chánh sách "không được ngăn chặn cuộc đảo chánh" mà TT Kennedy đã đề ra cho siêu cường Mỹ trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963, không áp dụng cho một cuộc đảo chánh có triển vọng thành công. Nó chỉ áp dụng cho một cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Đó là đạo đức quốc gia của nước Mỹ, và đó cũng là cái thông minh của TT Kennedy trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963.

Người xưa đã dạy: "muốn nói dối, thì phải có một trí thông minh trên mức bình thường, nếu không, sẽ có ngày chính mình lại chửi lại mình". Phải chăng, trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963, TT Kennedy của siêu cường HK và các cố vấn của ông đã không có được cái trí thông minh trên mức bình thường ?

15/ Công điện ngày 30/10, đại sứ Lodge trả lời.

Ngay sau khi nhận được công điện ngày 30/10 của cố vấn an ninh tòa Bạch Ốc, đại sứ Lodge không nén được sự kinh ngạc trước ý định của tòa Bạch Ốc muốn trì hoãn cuộc đảo chánh của các tướng lãnh VN. Ông bèn cấp tốc gửi một công điện gồm 13 điểm cho bộ ngoại giao. Dưới đây là những điểm chánh:

a/ Tôi không tin rằng chúng ta có đủ quyền lực để trì hoãn hoặc ngăn chặn một cuộc đảo chánh... Tôi có thể nói rằng: chúng ta có rất ít ảnh huởng đối với vụ này, một vụ hoàn toàn thuộc nội bộ VN (điểm 1 của công điện).

b/ Trừ phi cuộc đảo chánh thành công chớp nhoáng, tôi dự kiến rằng khi cuộc đảo chánh bắt đầu bùng nổ, chính quyền Diệm sẽ yêu cầu tôi hoặc tướng Harkins dùng ảnh hưởng để kêu gọi các tướng lãnh bãi bỏ cuộc đảo chánh. Tôi tin rằng ảnh hưởng của chúng tôi (tức là đại sứ Lodge và tướng Harkins) chắn chắn không lớn hơn ảnh hưởng của tổng thống kiêm tổng tư lệnh tối cao quyền lực Hoa Kỳ. Nếu tổng thống đã không thể dùng ảnh hưởng để bãi bỏ được cuộc đảo chánh, thì chúng tôi cũng không thể dùng ảnh hưởng để kêu gọi các tướng lãnh bãi bỏ cuộc đảo chánh. Làm như vậy, chúng ta sẽ chỉ gây nguy hiểm cho sinh mạng người Hoa Kỳ. Chính quyền Ngô Đình Diệm có thể sẽ yêu cầu chúng ta gửi máy bay hoặc trực thăng đến để di tản những nhân vật trọng yếu trong chính quyền... Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không để cho phi cơ và phi công của chúng ta dấn thân vào nơi hòn tên mũi đạn, khi hai phe đang dàn trận chống đối nhau (điểm 10).

c/ Các tướng lãnh có thể cần một số tiền vào phút chót để mua chuộc phe chống đối. Nếu số tiền này có thể đưa cho họ một cách kín đáo, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho họ, miễn là chúng ta xác tín rằng cuộc đảo chánh mà họ dự tính, đã được tổ chức chu đáo và có triển vọng tốt để thành công. Nếu nhận thấy rằng cuộc đảo chánh không phân thắng bại, và cuộc nổ súng sẽ kéo dài, chắc chắn chúng ta sẽ phải đứng ra giúp đỡ cả hai bên giải quyết vấn đề, vì lợi ích của cuc chiến tranh chống cộng taị miền Nam (điểm 11).

d/ Tôi hoàn toàn đồng ý rằng một sự tính toán sai lầm sẽ gây ra tai hại cho tư thế của HK tại vùng Đông Nam A’. Nếu chúng ta xác tín rằng cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại, dĩ nhiên chúng ta sẽ làm tất cả những điều mà chúng ta có thể làm được, để ngăn chặn cuộc đảo chánh. Nguyên văn câu chót: "If we are convinced that the coup is going to fail, we would, of course do everything we could to stop it" (điểm 12).

e/ Tướng Harkins đã đọc công điện này và không đồng ý. Nguyên văn: Gen Harkins has read this and does not concur". Đây là điểm 13 và cũng là điểm chót. (Telegram 2063 , Lodge to State, Oct 30, 63. The Pentagon Papers, pg 227-229)

Bức công điện 2063 nói trên của đại sứ Lodge là một kiệt tác của sơ hở, mâu thuẫn ngu xuẩn và bất lương. Đoạn trên nói rằng chính quyền Mỹ không đủ quyền lực để ngăn chặn cuộc đảo chánh, đoạn dưới lại nói rằng nếu thấy cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại thì chúng ta (Hoa Kỳ) sẽ làm tất cả những điều có thể làm được để ngăn chặn cuộc đảo chánh. Đoạn trên nói rằng đây là một vấn đề hoàn toàn thuộc nội bộ VN, đoạn dưới lại nói rằng chúng ta nên cho nhóm đảo chánh một số tiền để họ mua chuộc phe chống đối.

Tuân Tử của nước Tàu, Talleyrand của nước Pháp và Metternich của nước Áo, hiện đang ngủ dưới đáy mồ, nếu họ được đọc bức công điện của nhà ngoại giao Lodge, chắc chắn họ sẽ đội mồ mà chỗi dậy, và kêu trời cho cái chất xám của chính giới Mỹ. Bất lương ngu xuẩn và mâu thuẫn. Có lẽ tướng Harkins cũng đã nhìn thấy cái bất lương và mâu thuẫn của đại sứ Lodge, vì vậy ông đã không đồng ý và đòi đại sứ Lodge phải ghi vào công điện rằng ông không đồng ý.

Dù sao, những sơ hở, mâu thuẫn ngu xuẩn và bất lương của bức công điện cũng giúp cho lịch sử ghi lại một sự thật ngàn đời, cuộc đảo chánh 1963 đã do chính quyền Kennedy chủ trương, chủ mưu, sắp xếp và thúc đảy. Nhóm tướng lãnh VN là những tay sai bản xứ ..!

16/ Công điện ngày 30/10, George Bundy gửi đại sứ Lodge

Bức công điện ngày 30/10 (số 2063) của đại sứ Lodge không được sự chấp thuận của tướng Harkins, tư lệnh MAGV tại Saigon. Tòa Bạch Ốc đã nhìn thấy sự xích mích và bất đồng quan điểm giữa đại sứ Lodge và tướng Harkins trong vụ lật đổ ông Diệm. Và tòa Bạch Ốc lo ngại.

Chiều 30/10, George Bundy lại cấp tốc gửi một công điện 6 điểm cho đại sứ Lodgẹ Dưới đây là những điểm chính:

a/ Tòa Bạch Ốc không chấp nhận luận điệu của ông đại sứ cho rằng "chúng ta không đủ quyền lực để trì hoãn hoặc ngăn chặn một cuộc đảo chánh tại VN" như là căn bản chủ đạo cho chánh sách đối ngoại của HK. Trong công điện của ông đại sứ, điểm 12, ông đại sứ cũng nói rằng nếu ông xác tín rằng cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại, thì ông sẽ làm tất cả những điều có thể làm được để ngăn chặn nó. Cũng trên căn bản đó, tòa Bạch Ốc tin rằng ông đại sứ sẽ hành động để thuyết phục các tướng lãnh ngưng lại hoặc hoãn lại bất cứ một cuộc động binh nào mà ông đại sứ nghĩ rằng không có triển vọng thành công (điểm 2 của công điện).

b/ Vì vậy, nếu ông đại sứ phải kết luận rằng cuộc đảo chánh không thực sự có triển vọng thành công, thì ông phải cho các tướng lãnh biết mối hoài nghi của ông. Nói làm sao để ít nhất trì hoãn cuộc đảo chánh lại cho tới khi có được cơ hội tốt hơn. Khi nói điều đó với các tướng lãnh, ông đại sứ nên xử dụng sức nặng của lời khuyên nhủ tốt nhất của HK (nguyên văn: The weight of US best advice) và minh thị bác bỏ mọi ám chỉ rằng chúng ta chống lại những nỗ lực của các tướng lãnh vì chúng ta ưa thích chế độ hiện tại hơn là ưa thích họ (điểm 3).

c/ Sau đây là chỉ thị của tòa Bạch Ốc liên quan đến thái độ của Hoa Kỳ (HK) trong trường hợp cuộc đảo chánh xảy ra:

1/ Các viên chức HK sẽ không đáp ứng những lời kêu gọi giúp đỡ của cả hai bên. Phi cơ HK và những khả năng khác của HK sẽ không được đưa đến dấn thân vào nơi hòn tên mũi đạn, để ủng hộ bất cứ bên nào nếu không được phép của Hoa Thịnh Đốn.

2/ Trong trường hợp cuộc đảo chánh bất phân thắng bại, các viên chức HK có thể tùy nghi làm những hành vi thích hợp với nguyện vọng của cả hai bên, tỷ như di tản các nhân vật trọng yếu hoặc chuyển vận tin tức. Và khi hành động như vậy, các viên chức HK phải cố tránh để khỏi bị hiểu lầm là làm áp lực đối với bất cứ bên nào.

3/ Trong trường hợp cuộc đảo chánh lâm vào tình trạng sẽ thât bại, hoặc thực sự thất bại, các viên chức HK có thể tùy nghi mở cửa nương náu cho những kẻ minh thị hoặc mặc nhiên cần sự nương náu.

4/ Nhưng một khi cuộc đảo chánh đã bắt đầu, thì vì quyền lợi của HK, cuộc đảo chánh ấy phải thành công (The Pentagon Papers, pg 231)

Chúng ta thấy rõ: trong công điện nói trên, tòa Bạch Ốc đã minh thị bác bỏ quan điểm của đại sứ Lodge cho rằng HK không đủ quyền lực để ngăn chặn một cuộc dảo chánh tại VN. Chẳng những vậy, tòa Bạch Ốc còn khẳng định rằng chính quyền HK có thừa quyền lực và có bổn phận phải ngăn chặn cuộc đảo chánh, nếu thấy cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Tòa Bạc Ốc minh thị nhắc lại mệnh lệh của TT Kennedy: "một khi cuộc đảo chánh đã bắt đầu, cuộc đảo chánh ấy phải thành công, vì đó là quyền lợi của Hoa Kỳ."

Chúng ta cũng thấy rõ: tòa Bạch Ốc chỉ dự liệu can thiệp trong trường hợp cuộc đảo chánh bất phân thắng bại, và trường hợp quân đảo chánh bị đánh bại. Can thiệp để giúp cho các tướng đảo chánh có chỗ nương náu và thoát hiểm. Tòa Bạch Ốc không dự liệu can thiệp trong trường hợp ông Diệm bị đánh bại. Số phận ông Diệm không được tòa Bạch Ốc quan tâm đến.

Tất cả những tài liệu trên đây đã trở thành chính sử của Hoa Kỳ, và được lưu trữ trong "Hồ Sơ An Ninh Quốc Gia" tại thư viện JFK. Đó là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen chứng minh một sự thật lịch sử. Sự thật lịch sử đó, là: cuộc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 đã do chính quyền Kennedy chủ trương, chủ mưu, chủ xướng, chủ động, chủ lực, khuyến khích và thúc đẩy, các tướng lãnh VN chỉ là những tay sai bản xứ !!

Lịch sử đã viết: nhờ sự mẫn cán và thông minh của các tướng lãnh VN, cuộc đảo chánh năm 1963 đã hoàn thành mỹ mãn !!!

Những tài liệu nói trên cũng là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen chứng minh sự bất lương, ngu xuẩn và luộm thuộm của chính quyền Hoa Kỳ trong vụ lật đổ ông Diệm. Từ tổng thống Kennedy, đến các cố vấn tòa Bạch Ốc, đến đại sứ Cabot Lodge.

Một công điện (ngày 24/8/63) của tòa Bạch Ốc gửi cho vị đại sứ của mình tại nước ngoài, liên quan đến một vấn đề trọng đại của quốc gia HK, thế mà các viên chức cao cấp có trách nhiệm trong chính quyền không được thông báo, tham khảo. Chẳng những vậy, còn bị lừa bịp. Kể cả TT Kennedy cũng bị lừa bịp. (Điều này chứng tỏ bọn Do Thái trong chính quyền Mỹ đã có một sức mạnh không tưởng, không coi Tổng Thống Kennedy ra gì, chính sau này anh em Kennedy cũng bị bọn chúng giết chết, vì không tuân theo kế hoạch toàn cầu hoá của bọn chúng).

Trong các công điện của tòa Bạch Ốc, của chính TT Kennedy và của bộ ngoại giao gởi đi, cũng như trong các công điện của đại sứ Cabot Lodge gửi về, thì công điện trước chửi công điện sau, hoặc công điện sau chửi công điện trước.
Trong cùng một công điện, thì đoạn trước chửi đoạn sau, đoạn sau chửi đoạn trước. Giáo sư André Tunc trong quyển Les Etats Unis, có nói đến "quyền lực nằm trong tay những kẻ thiếu lương tâm".

Trong vụ chính quyền Kennedy lật đổ ông Diệm, chúng ta phải thêm hai chữ ngu xuẩn vào cuối câu và nói: "quyền lực nằm trong tay những kẻ thiếu lương tâm và ngu xuẩn". [Nguyễn Văn Chức, VIỆT NAM CHÍNH SỬ, trang 61-85).

.......Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc đoán (autoritaire) như hầu hết các quốc gia phải đương đầu với hiểm họa cộng sản. Điều đó không ai chối cãi. Nên nhớ: Đài Loan đã áp dụng chế độ thiết quân luật gần 35 năm, và chỉ bãi bỏ chế độ ấy mới đây, năm 1986.

Cũng không ai chối cãi rằng: Đệ nhất cộng hòa đã có những lạm dụng quyền hành, nhớp nhúa. Và cả tội ác nữa.

Nhưng, những lạm dụng, lộng hành nhớp nhúa, tội ác ấy không bắt nguồn từ những quy định hoặc thiếu sót của hiến pháp mà bắt nguồn từ sự không tôn trọng hiến pháp và luật pháp quốc gia bởi chính những kẻ cầm quyền.

Vì vậy, chúng ta không nên dựa vào hiến pháp một nước để chỉ trích hoặc nguyền rủa một chế độ. Nhưng ông Đỗ Mậu và những kẻ đến sau (tức là những kẻ xuyên tạc, những kẻ "hiếp dâm" lịch sử hoặc những kẻ bôi bẩn vô căn cớ với lòng đầy hận thù, ác tâm, vô luân và thành kiến đối với TT Ngô Đình Diệm, đối với nền đệ nhất cộng hòa của TT Diệm (lời góp ý thêm của Aladin)) làm việc đó.

Và: khi làm công việc đó họ đã tỏ ra thiếu khả năng.

(Việt Nam Chính Sử, NVC, trang 48-49).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats
free counters

un compteur pour votre site