lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm | Thailand Emperor

Ngô Đình Diệm

NGƯỜI LÃNH ĐẠO XỨNG DANH

Long Điền

...

1.- Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương.
2.- Thâm ý chiến lược của Nga Sô
3.- Cuộc đồng minh với Nga Sô, đã hết hiệu lực đối với Nga Sô, khi mục đích phát triển của Nga Sô đã đạt.
4.- Lý thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay.
5.- Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không còn hiệu lực đối với dân tộc.
6.- Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp."(trang 109 ấn bản điện tử)

Nhưng khốn nổi phe CSVN thời đó không suy nghĩ ra vấn đề mà họ chỉ tuân hành các chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế mà thôi.

"Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thơ loại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt."

Sự phân chia đất nước theo Hiệp định Genève 1954 là do các nhà lãnh đạo Miền Bắc chạy theo chủ nghĩa CS. Muốn chấm dứt chiến tranh thì giới lãnh đạo Miền Bắc phải  độc lập, phải thấu đáo nguyện vọng của cộng đồng dân Việt và  sau cùng là  phải  thấu đạt các ý  đồ  của các cường quốc tham chiến(trang 109)

"Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.

Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối."

II -Dự án hiệp thương có phải là phản bội đồng minh(Mỹ) hay đâm sau lưng chiến sĩ như lập luận của một số người có ác cảm với gia đình họ Ngô.

Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận, không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay  là đâm sau lưng chiến sỹ. Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền của Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượng với nhau trong tình Dân Tộc. (Khác với tình thế hiện nay, 2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu, không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!) 

Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử  đã viết như sau:

“Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.”

“Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.”

“Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiệp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.”

Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn :

a-    Họ chưa đồng ý là khi đưa ra  đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBV vì CSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình ,còn Hoa Kỳ vừa viện trợ vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm,dể gây cú sốc cho đồng minh  Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc.

b-    Nên nhớ cuộc thương lượng về 1 giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chĩ mới bắt đầu, hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rỏ nội dung, ý muốn của mỗi bên ra sao, nên cũng không thể nói  “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả  hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dể gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu.Vả lại thái độ cứng rắn, uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945 mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu  thua thiệt.

Không nên đem thành bại mà luận anh hùng,dù sao thì sự can đảm cuả ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là 1 hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại trong thời điểm 1972 khi  Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hoà bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ) vậy tại sao ta lại vội vả lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia.

c-    Có người cả nghi thì cho rằng Hồ là con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài ,lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ. Xin thưa đó là lập luận cuả CS, muốn đánh bóng Hồ và hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nửa để làm trung gian thương lượng, đồng thời Ông Diệm, ông Nhu cũng đã công bố 1 cách bán chính thức, bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rỏ ràng hai ông đã lượng định kỷ càng và không quá ấu  trỉ về chính trị như một số người lầm tưởng.

 Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến, nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ, vì thế các tướng lãnh HK thoạt đầu khi vào VN, họ nghĩ rằng có thể dể dàng thắng cuộc chiến  tại VN, nhưng sau đó thì họ đã nghĩ khác sau khi tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm 1 giải pháp thương lượng. Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rỏ thực chất cuộc chiến là Cộng sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc. Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẻ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới  cố công tìm kiếm sự thương lượng giửa HK và Trung Cộng để mưu tìm 1 giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên.

d-    Ngày nay (2009)vị thế Quốc Cộng khác hẳn 1961 ,CSVN đang cầm quyền trên toàn cỏi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố,vá víu  Xả Hội Chủ Nghĩa thì dỉ nhiên áp dụng  hoà hợp hoà giải với CSVN là đầu hàng,là trở cờ thì đáng bị lên án. Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH,bải bỏ toàn bộ Hiến Pháp ,chấp nhận “Trưng cầu Dân ý”một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN.

Những ai vẫn còn quan niệm rằng thời kỳ thập kỷ 1960 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu  không nên thương lượng chấm dứt chiến tranh với Miền Bắc xin trả lời các câu hỏi sau đây thì sẽ làm sáng tỏ vấn đề:

1- Phía đồng minh Hoa Kỳ có viện trợ liên tục và vô thời hạn cho chính thể VNCH (Ngô Đình Diệm và sau ông Diệm) để chống CS Quốc Tế mãi mãi hay không? Hay Hoa Kỳ sẽ chấm dứt cuộc chiến khi  họ đạt được ý định chiến lược là làm suy yếu tiềm lực CSQT (tức là gây chia rẻ khối CSQT gồm 2 cường quốc Liên Xô và Trung Cộng) không còn khả năng đe doạ Hoa Kỳ mà thôi.

2- Nếu cả hai miền Nam, Bắc đều nhận được viện trợ dồi dào của cả hai khối siêu cường thì chiến tranh sẽ kéo dài đến đâu và kết quả dân tộc Việt Nam được gì, mất gì.(Xin hảy nhớ cuộc chiến lịch sử đẩm máu ở Triều Tiên, sau đó đất nước Triều Tiên ra sao?)

3- Hoa Kỳ viện trợ cuộc chiến VN vậy chỉ có Hoa Kỳ và Nga Tàu có quyền chấm dứt cuộc chiến VN, còn Miền Bắc và Miền Nam hoàn toàn không có quyền bàn đến ? ( Đông Đức và Tây Đức đã liên lạc,thảo luận và thống nhất đất nước bằng biện pháp hoà bình mà không cần quyết định nào của Mỹ và Liên Xô)

4- Hoà bình đạt được giửa thập niên 1960 và 1975 có gì khác nhau. Sau khi cuộc chiến chấm dứt toàn dân VN được gì và mất mát nhửng gì? (Nếu cuộc chiến chấm dứt trước thập niên 1960 thì không phải hy sinh 2 triệu binh sĩ và 3 triệu thường dân hai bên Nam, Bắc Việt Nam và 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ).

5- Nếu nói ý đồ của CSQT là phải thôn tính Miền Nam VN bằng mọi giá và Hồ cũng như đảng CSVN phải bắt buộc thi hành,vậy thương lượng với CSVN là vô ích. (Vậy giả dụ Hồ và đảng CSVN quyết tâm đình chỉ cuộc chiến vì hao tổn quá mức chịu đựng vậy chẳng lẻ Liên Xô và Trung Cộng sẽ tự đem quân qua Việt Nam để giải quyết chiến trường hay chăng? Hay một giả thuyết thứ hai là tiềm năng của Liên Xô và Trung Cộng là trường cữu và vô tận hay sao? Hay là một ngày nào đó sẽ kiệt quệ và không còn khả năng giúp CS Bắc Việt nửa.)

Cho đến hiện thời chưa có tài liệu nào cụ thể đưa ra về các điểm thảo luận và mục tiêu thảo luận giữa đôi bên, có vài sử gia tên tuổi lập luận lên án cuộc thảo luận chấm dứt chiến tranh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là ve vản kẻ thù ,là đâm sau lưng chiến sĩ nhưng bản thân thì vận động chạy chọt để khỏi ra tác chiến và ngày nay cứ mãi cường điệu lên án những người có lòng nhân ái muốn chấm dứt cuộc chiến bĩ ổi nầy thì có  hợp lý chăng?

Kéo dài cuộc chiến theo tôi chỉ có lợi cho các cường quốc ngoại nhân và một nhóm nhỏ chính trị hoạt đầu nội địa nhằm cũng cố địa vị và cắt xén viện trợ bỏ túi mà thôi. Tại sao cứ mãi tôn thờ quyết định của ngoại bang mà bỏ quên quyền quyết định của Dân Tộc Việt Nam. Theo họ thì Miền Nam Việt Nam phải mãi mãi là tiền đồn chống cộng (Họ mau quên một khi Mỹ đạt được ý đồ chiến lược thì Mỹ không cần tiền đồn và sẳng sàng bỏ rơi đồng minh).

Lối lập luận nô lệ ngoại bang, xem thường ý nguyện sống thanh bình của 86 triệu đồng bào Việt Nam ngày nay đã lổi thời và không còn mua chuộc được ai nghe theo! Dù họ đứng bên nầy chiến tuyến nhưng cách suy nghĩ của họ y hệt những cái đầu ở Bắc Bộ Phủ chỉ biết quỳ mọp trước Trung Cộng mà bỏ quên nguyện vọng Độc Lập Tự Chủ của toàn dân Việt.

Suy tư trước vận mệnh đất nước lâm nguy qua kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, tức giận trước cung cách hèn hạ của kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay, duyệt xét lại lịch sử cận đại thấy rằng người lãnh đạo xứng danh Ngô Đình Diệm luôn lắng nghe nguyện vọng của toàn dân muốn no cơm ấm áo, muốn an bình tái thiết quê hương sau mấy chục năm khói lửa chiến tranh(1930-1954) ông Diệm độc lập với đồng minh, luôn tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh dù trái với ý đồ của cường quốc, khác xa với Hồ Chí Minh người luôn mang ý định chủ chiến, luôn cúc cung tuân thủ theo lệnh quan thầy Liên Xô và Tàu Cộng.

Những nổ lực mưu tìm một nền Hoà Bình cho Việt Nam giai đoạn 1960 tuy chưa thành công vì ông Diệm và Nhu đã hy sinh cho đại nghĩa quá sớm, nếu vận nước không suy vi thì với khả năng lãnh đạo sáng suốt của ông biết đâu Việt Nam sẽ được giải quyết như Đông và Tây Đức hiện thời.

Đừng đem thành bại mà luận anh hùng. Tấm lòng nhân ái thương dân với những đức tính cần thiết của người lãnh đạo bao gồm : Nhân, Dũng, Lược, Trí sẳn sàng hy sinh thân mình để bão vệ chủ quyền Quốc Gia Dân Tộc như ông Ngô Đình Diệm xét trong lịch sử Việt Nam thử hỏi có được mấy người!

Long Điền

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site