lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 10

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

(bài viết dưới đây của tác giả Việt Linh)

Những Bức Mật Điện .....Được Giải Mã Làm Sụp Đổ Nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Đưa Đến Hậu Quả Ngày 30/04/1975

Việt Linh ....

...

Tuớng Harkins

Trái với đại sứ Lodge, tuớng Harkins không lạc quan lắm về khả năng của các tướng đảo chánh. Theo ông, cán cân lực lượng về phía những đạo quân trung thành với ông Diệm. Sau khi nhận được điện tín của tướng Taylor, tướng Harkins bèn đánh điện về tòa Bạch Ốc cho biết quan điểm của ông, và kết luận đại khái rằng: ông không tin rằng tòa Bạch Ốc có đủ lý do để dốc toàn lực chấp nhận một cuộc đảo chánh trong lúc này. (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, III, trang 19).

Hai quan điểm đối nghịch nhau của đại sứ Lodge và tương Harkins từ Saigon đánh về, đã làm cho TT Kennedy cực kỳ hoang mang. Ủy ban An Ninh Quốc gia (UBANQG) cấp tốc nhóm họp trưa ngày 28/8, cãi nhau như một cái chợ bên Ai Cập. Theo Arthur Schesinger trong cuốn Robert Kennedy and His Time, thì các nhân viên thuộc bộ ngoại giao chủ trương phải tiến tới việc lật đổ ông Diệm. Chống lại chủ trương đó, có đại sứ Nolting.

Cuộc họp của UBANQG kết thúc chiều hôm đó (28/8). Các ủy viên ủy ban vẫn chia rẽ và tòa Bạc Ốc vẫn không có được một quyết định dứt khoát cho vấn đề. Ngay tối hôm đó, TT Kennedy gửi cho đại sứ Lodge một mặt điện trong đó tổng thống tái xác nhận chủ trương đảo chánh của tòa Bạch Ốc, nhưng ý kiến ấy hoàn toàn tùy thuộc vào sự nhận định tại chỗ của ông đại sứ, và tôi tin rằng ông đại sứ sẽ không ngần ngại cho lệnh hoãn lại hoặc thay đổi kế hoạch bất cứ lúc nào ông đại sứ thấy là cần". (Telegram 269, Kennedy to Lodge Aug 28, 1963, Box 316, national security files, John F. Kennedy library).

Mật điện nói trên của TT Kennedy là một sử liệu vô cùng qúy gía, chứng minh sự tham gia tích cực của chánh quyền Mỹ trong vụ lật đổ TT Ngô Đình Diệm năm 1963. Hơn thế nữa, nó còn là hành vi trực tiếp dấn thân của nhân vật cao cấp nhất trong hệ thống quyền lực và quyền bính của Hoa Kỳ, trong vụ lật đổ một tổng thống của miền Nam Việt Nam....

4) Công điện ngày 29/8, đại sứ Lodge gửi ngoại trưởng Rusk.

Sau khi nhận được mật điện 269 của TT Kennedy, đại sứ Lodge bèn tức tốc gửi công điện cho ngoại trưởng Rusk, khẳng định rằng Mỹ không thể nào tháo lui được nữa, và phải lật đổ Diệm. Dưới đây là những đoạn quan trọng của bức công điện:

"Chúng ta đang ở trên một tiến trình hành đúng không thể tháo lui được nữa: việc lật đổ Ngô Đình Diệm. Không thể tháo lui, phần về uy tín của nước Mỹ đã công khai gắn liền với vụ này: sự gắn liền ấy sẽ trở nên lớn hơn khi những sự việc đã bị tiết lộ ra ngoàị Trên một ý nghĩa căn bản hơn, không thể tháo lui, bởi vì theo tôi, không có hy vọng gì thắng được cuộc chiến tranh này với một Ngô Đình Diệm còn ngồi ở chính quyền. Càng không hy vọng gì Diệm hoặc bất cứ người nào trong gia đình Diệm có khả năng lãnh đạo đất nước và tranh thủ được sự hậu thuẫn của những thành phần đáng kể trong dân chúng, như giới trí thức trong và ngoài chánh quyền, dân sự cũng như quân sự, chưa nói đến nhân dân Hoa Kỳ. Trong những tháng gần đây và đặc biệt trong những ngày gần đây, anh em Diệm đã làm cho những thành phần dân chúng nói trên chán ghét đến cực độ. Vì vậy, bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với sách lược mà tôi được lệnh phải thi hành, chiếu công điện ngày chủ nhật vừa qua. Cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh VN một mức độ nào đó, nhưng cũng tùy thuộc vào chúng ta, ít nhất cùng một mức độ đó. Chúng ta phải khởi sự làm một cố gắng toàn diện để thúc đẩy các tướng lãnh hành động mau lẹ" (Telegram 375, Lodge to Stae Aug 29,1963, Box, National security files, John F. Kennedy library)

Bức công điện của đại sứ Lodge có thể tóm tắt như sau: chúng ta người Mỹ, không thể lùi được nữa, phải lật đổ Ngô Đình Diệm.

Điều đáng nói, là: trong các công điện trước, đại sứ Lodge chỉ nói đến việc loại bỏ ông Nhu, loại bỏ hay giữ ông Diệm để tùy ở các tướng lãnh. Nhưng trong bức công điện nói trên, đại sứ Lodge đã minh thị nói đến sự cần thiết phải loại bỏ ông Diệm và gia đình ông Diệm.

Đại sứ Lodge viết tiếp: "Nếu các tướng lãnh đòi chúng ta phải công khai tuyên bố cắt viện trợ, chúng ta cũng sẽ chấp nhận làm điều đó, miễn là họ hiểu rằng họ sẽ phải khởi sự cùng một lúc với lời tuyên bố của chúng ta".

Một sự việc đã xảy ra, khiến đại sứ Lodge trở nên quyết liệt trong bức công điện. Số là, sáng ngày 29/8, trưởng nhiệm CIA và Lou Conein đã được gọi đến trụ sở MACV cho xem bức công điện của đại tướng Taylor gửi cho tướng Harkins trong đó có câu "các viên chức trong chính phủ đang suy nghĩ lại bức công điện ngày 24/8". Buổi sáng hôm đó, Conein cũng có hẹn với tướng Dương văn Minh, người được coi là lãnh tụ của cuộc đảo chánh. Cuộc gặp gỡ rất là chiếu lệ, Conein đã được chỉ thị của CIA không được hứa hẹn gì với tướng Minh. Sự việc này đã khiến tướng Minh cực kỳ lo ngại, ông nghĩ rằng Mỹ đang chơi trò phản bội đối với các tướng đảo chánh. Tướng Minh bèn đòi Mỹ phải tỏ dấu hiệu ủng hộ các tướng lãnh đảo chánh băng cách ngưng viện trợ cho chế độ Ngô Đình Diệm.

Khi biết rõ câu chuyện của tướng Minh, đại sứ Lodge nổi giận và đòi Richardson (trưởng nhiệm CIA tại Saigon) cho biết lý do. Richardson bèn trả lời rằng: Hoa Thịnh Đốn đang suy nghĩ lại và có vẻ hối tiếc về công điện ngày 24/8. Khi nghe vậy, đại sứ Lodge đã phải vội vàng gửi ngay công điện về bộ ngoại giao, khẳng định rằng: Mỹ không thể nào tháo lui được nữa và phải lật đổ Ngô Đình Diệm.

Chúng ta thấy: vai trò của Mỹ trong vụ đảo chánh 1963 đã qúa rõ rệt và qúa lộ liễu. Đại sứ Lodge đã khẳng định trong đoạn 2 của bức công điện. "cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh một mức độ nào đó, nhưng nó tùy thuộc vào chúng ta, ít nhất cùng một mức độ đó". Đại sứ Lodge muốn nói rằng: nếu Mỹ không trực tiếp và tích cực nhúng tay vào, thì cuộc đảo chánh sẽ chẳng bao giờ thành công.

Nhưng còn một sự thực khác mà đại sứ Lodge không nói ra, sợ làm nản lòng tòa Bạch Ốc. Sự thực đó, là: nếu Mỹ không trực tiếp và tích cực nhúng tay vào, thì các tướng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh ông Diệm.

Và bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ theo từng giai đoạn.

1 - Nếu Mỹ triệt để ủng hộ ông Diệm, nhưng không chống ông Diệm, các tướng lãnh sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.

2 - Nếu Mỹ không triệt để ủng hộ ông Diệm, nhưng không chống ông Diệm, các tướng lãnh cũng chẳng bao giờ dám đảo chánh.

3 - Nếu Mỹ chống ông Diệm, nhưng không chống đối công khai, các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.

4 - Nếu Mỹ công khai chống ông Diệm, nhưng không cho CIA đến móc nối, các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.

5 - Nếu Mỹ cho CIA đến móc nối, nhưng lại không có một hành động cụ thể và công khai nào chứng tỏ Mỹ quyết tâm lật đổ ông Diệm (như cắt viện trợ), các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.

Cái nếu thứ 5 đã xảy ra. Trong suốt thời gian tháng 8/1963, nhất là từ ngày đại sứ Lodge đến, Lucien Conein để đến móc nối khuyến khích các tướng lãnh đảo chánh nhất là hứa hẹn rằng Mỹ sẽ triệt để ủng hộ họ trong thời gian chuyển tiếp sau khi bộ máy chính quyền trung ương bị phá sập. Mặc dù vậy, các tướng lãnh vẫn không dám hành động. Hơn ai hết, họ thuộc nằm lòng bài học 1960 của đại tá Nguyễn Chánh Thi. Họ ý thức một cách sâu sắc rằng: nếu Mỹ không dấn thân, nếu Mỹ không nhập cuộc, thì cuộc đảo chánh sẽ chẳng bao giờ thành công. Chẳng những không thành công, mà còn mang họa. Họ cũng ý thức một cách sâu sắc rằng: sự nhập cuộc và dấn thân của Mỹ phải được thể hiện bằng hành động cụ thể nhất, ngoạn mục nhất và dễ khích động quần chúng nhất, đó là: chính quyền Mỹ phải cắt viện trợ và tuyên bố cắt viện trợ. Chỉ trong trường hợp đó và chỉ với điều kiện đó, họ mới dám đảo chánh.

Các tướng lãnh trong nhóm đảo chánh, tướng Trần văn Đôn, tướng Trần Thiện Khiêm, tướng Dương văn Minh, và kể cả tướng Lê văn Kim - người có ý thức chính trị nhất trong nhóm - không phải là những con người chính trị, hoặc cách mạng. Vì vậy họ thiếu hẳn cái khí phách và can trường của những con người chính trị hoặc cách mạng. Họ không có tầm vóc của những người lãnh đạo. Họ được đào tạo để phục tùng và để được người khác lãnh đạo. Họ cần phải được người khác lãnh đạo và họ cho có hiệu năng khi được người khác lãnh đạo. Đó là một sự thật đáng buồn. Sự thât ấy, quốc dân VN đã có dịp nhìn thấy ra sau khi ông Diệm bị lật đổ.

5) Công điện ngày 29/9 của ngoại trưởng Rusk

Công điện ngày 29/8 nói trên của đại sứ Lodge đã được đưa ra mổ xẻ tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhóm họp khẩn cấp ngay hôm đó tại tòa Bạch Ốc. Và buổi chiều ngày 29/8, ngoại trưởng Rusk cấp tốc đánh điện cho đại sứ Lodge biết quyết định của hội đồng. Dưới đây là nhữg điểm chính:

a) Cho phép tướng Harkins (tư lệnh quân đi Mỹ tại VN) được gặp các tướng đảo chánh để nói cho họ biết Mỹ triệt để ủng hộ việc loại bỏ Ngô Đình Nhu, cũng như sẽ ủng hộ một cuộc đảo chánh có nhiều cơ may thành công, nhưng Mỹ không dự tính việc trực tiếp dùng quân đội Mỹ để tiếp tay cho nhóm đảo chánh.

Cho phép đại sứ Lodge được quyền loan báo việc Mỹ ngưng viện trợ cho chánh quyền Ngô Đình Diệm, vào thời điểm với những điều kiện do tòa đại sứ lựa chọn. (Cablegram from secrectary Rusk to Ambassador Lodge Aug 29/8/63, được in lại trọn vẹn dưới số 40 trong The Pentagon Papers, tr. 198-199)

Cũng ngày hôm đó (29/8), TT Kennedy gửi một mật điện cho đại sứ Lodge, xác nhận triệt để ủng hộ việc lât đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng tổng thống không đồng ý về điểm chính quyền Mỹ "không còn đường tháo lui". Ông bị ám ảnh bởi sự thất bại trong vụ Vịnh Con Heo tại Cuba năm 1961, vì vậy ông khuyên đại sứ Lodge phải cực kỳ thận trọng. Bức mật điện viết: "Kinh nghiệm cho tôi biết rằng: hành động mà thất bại sẽ tai hại hơn là không hành động và bị coi là thiếu quả quyết... Chúng ta hành động, là để thắng. Vì vậy, thà đổi ý (không hành động) còn hơn là (hành động mà) thất bại" (Telegram Kennedy to Lodge Aug 29/8/63, national security files, John F. Kennedy library).

Trong hai ngày cuối cùng của tháng 8/63, tòa Bạch Ốc bận rộn như đại bản doanh hành quân của một đoàn quân viễn chinh. TT Kennedy và các cố vấn của ông ở trong tình trạng báo động. Tất cả trí não và ý chí của tòa Bạc Ốc đều hướng về một cuộc đảo chánh sẽ xảy ra bất cứ giờ phút nào tại miền Nam VN để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Vì TT Kennedy chủ trương rằng đã ra tay hành động là phải thắng, cho nên quân lực Mỹ đã được huy động để tránh cho nước Mỹ một vụ Vịnh Con Heo thứ hai. Một lực lượng đặc nhiệm hải quân gồm tàu chở trực thăng đổ bộ và khu trục hạm được lệnh tuần tiểu ngoài khơi VN. Tại Okinawa, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ tăng cường, tổng cộng 3 ngàn người, được đặt trong tình trạng báo động 24/24. Mặt dầu vậy, ngoại trưởng Rusk vẫn không an tâm, ông lo sợ quân đảo chánh có thể bị quân đội chính phủ đè bẹp và cuộc nổ súng sẽ kéo dài trong nhiều ngày. Ông đòi Hillsman phải đệ trình một bản phân tách tình hình và cho biết những khả năng về phía Mỹ để giúp nhóm đảo chánh thành công mau lẹ. Hillsman đệ trình bản phân tách, trong đó có câu: "Nếu cần, chúng ta sẽ đưa quân chiến đấu Mỹ vào Saigon để giúp quân đảo chánh đạt được chiến thắng". Nguyên văn: if necessary, we should bring in US combat troops to assist the coup group to achieve victorỵ (Memorandum Hillsman to Rusk, Aug 30, 63, Chicago Sun Times, June 23, 1971, được trích dẫn trong Kennedy in Vietnam, trang 126)

Về phần đại tương Harkins, tuân theo chỉ thị của TT Kennedy, ông mời tướng Trần Thiện Khiêm tới bản doanh MAGV sáng ngày 31/8 và cho tướng Khiêm biết: "Nếu các tướng lãnh sẵn sàng lật đổ Diệm, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ". Tướng Khiêm bèn đi gặp tướng Dương Văn Minh, rồi chiều hôm đó trở lại báo cho tướng Harkins biết rằng tướng Dương văn Minh đã thôi không nghĩ đến chuyện đảo chánh nữa, vì lý do: nhóm đảo chánh không đủ lực lượng để đương đầu với quân chính phủ. Sự thật, đó chỉ là một lối giải thích. Lý do sâu xa đã khiến nhóm đảo chánh ngưng lại, là: họ không tin Mỹ đã thực sự dấn thân. Họ chờ đợi ở Mỹ một hành động dứt khoát và cụ thể, tức là cúp viện trợ và tuyên bố cúp viện trợ, điều mà Mỹ do dự chưa dám làm. Cuộc đảo chánh vào cuối tháng 8 đã không xảy ra, như Mỹ dự kiến.

6) Lời tuyên bố của TT Kennedy ngày 2/9

Việc các tướng lãnh Saigon ngưng lại không đảo chánh, được Hoa Thịnh Đốn coi như là một thất bại của chính người Mỹ. Hội đồng ANQG và các cố vấn tòa Bạch Ốc họp liên miên để tìm biện pháp đối phó với tình thế mới. Vấn đề anh em ông Diệm bỗng nhiên mang một kích thước lớn hơn: đó là kích thước của chính nghĩa Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á.

PTT Johnson

Các ông Hillsman, Harrman và Katenburg (thuộc bộ ngoại giao) vẫn chủ trương phải lật đổ ông Diệm để tăng cường hiệu năng chiến đấu chống cộng của miền Nam, nếu không, người Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam. Ngoại trưởng Rusk không đồng ý, ông chủ trương không rút khỏi miền Nam mà cũng không lật đổ Ngô Đình Diệm. Riêng phó tổng thống Johnson thì dứt khoát. Theo ông, người Mỹ không nên lật đổ ông Diệm, vì sau đó sẽ không tìm được người lãnh đạo có tầm vóc như ông Diệm. PTT Johnson còn nói: "chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa đánh trống vừa ăn cướp và trở lại nói chuyện thẳng với chính quyền Saigon". Nguyên văn: we should stop playing cops and robbers and get back to talking straight to Saigon Government" (The Pentagon Paper, p. 174)

Đang khi đó TT Kennedy tỏ ra vô cùng bực bội.

Ngày 2/9 TT Kennedy lên đài truyền hình CBS, tuyên bố: "chúng ta thấy những cuộc đàn áp Phật giáo (tại miền Nam VN) là những hành động cực kỳ thiếu khôn ngoan. Và bây giờ chúng ta không thể làm gì khác hơn là khẳng định một cách rõ rệt rằng: chúng ta không nghĩ đó là phương thức để chiến thắng CS" .

Ký giả Walter Conkrite hỏi: "Liệu chính quyền Ngô Đình Diệm có còn thì giờ để lấy lại sự hậu thuẫn của quần chúng hay không ?" TT Kennedy trả lời: "còn, nếu họ chịu thay đổi chính sách, và có lẽ thay đổi cả nhân sự".

Trong bối cảnh chính trị lúc đó, ai cũng hiểu rằng: khi ám chỉ đến một sự thay đổi nhân sự trong chính quyền Ngô Đình Diệm, TT Kennedy muốn nói đến việc loại bỏ Ngô Đình Nhu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao Mỹ-Việt, một vị tổng thống Hoa Kỳ công khai và minh thị lên án chính quyền miền Nam. Nghiêm trọng hơn, tổng thống Hoa Kỳ đã công khai kết tội anh em ông Diệm "đàn áp Phật giáo". Tổng thống Hoa Kỳ đã công khai đứng vào hàng ngũ của nhóm đấu tranh qúa khích tại Saigon đang đòi lật đổ chính quyền.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats
free counters

un compteur pour votre site