lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.

Lịch Sử Việt Nam | ấp chiến lược

- Còn ông Diệm?

- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.

- Chết hay sống?

- Không biết.

Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung.

Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (giống như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.

Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiếc M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...

Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói  tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn cơn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất  chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.

Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...

Tác giả Tú Gàn có đề cập trong phần đầu:

Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.

Tác giả Tú Gàn có mở ngoặc  đơn Kennedy administration để chỉ chính quyền Kennedy. Cũng như trong điện văn có 4 chữ ký đã trích dẫn  ở  Kỳ II, ta có thể hiểu là phe diều hâu của chính quyền Kennedy đã chủ trương việc giết ông Diệm.

Tuy việc giết TT Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu là chủ trương của phe diều hâu trong chính quyền Kennedy, nhưng việc đưa 2 ông vào trong Tổng nha Cảnh sát để khảo của thì không phải là của chính quyền Kennedy mà là Big Minh và Xuân nên TT Johnson mới gọi bọn này là “bọn côn đồ đáng nguyền rủa”.( A GODDAM BUNCH OF THUGS)

Một số trích dẫn trong các tài liệu của Hoa kỳ, cũng như  gần đây, vào ngày  8- 3-2006 trong buổi hội thảo về chiến cuộc Việt nam, cuốn băng  ghi tiếng nói của Tổng thống Kennedy đã chứng minh cho ta thấy rõ ông Kennedy không chủ trương giết ông Diệm.

Nhưng ta có thể đặt câu hỏi: có phải Minh và Xuân đã tự ý giết ông Diệm và ông Nhu?

Câu trả lời là, chắc chắn Minh, Xuân, dù bản thân là tàn ác, bất nhân, cũng  không thể nào dám tự làm chuyện sát nhân này. Bởi lẽ, khi đảo chánh thành công rồi, Minh Xuân  biết là tướng lãnh làm đảo chánh vẫn phải nhờ vào Mỹ về cả quân sự và kinh tế. Nếu không có lệnh của thái thú Lodge, mà Conein chỉ là giám sát, thì Minh Xuân không dám giết ông Diệm và ông Nhu. Với những dẫn chứng nêu trên ta có thể tin là nhóm diều hâu trong chính quyền Kennedy, trong đó có thái thú Lodge đã ra lệnh cho 3 tên đồ tể giết TT Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu.

Để bạn đọc,nhất là quí vị cựu quân nhân Quân lực Việt nam Cộng hoà biết về mặt thật của Big Minh, mời bạn đọc theo dõi những dòng Hồi ký của cán bộ cao cấp cộng sản, Nguyễn thành Thơ, trong bài viết của tác giả Trần bình Nam .

Nguyễn thành Thơ đã thuật lại việc Phạm Hùng đưa Dương văn Nhật, em ruột của Minh, là 1 tướng tình báo của cộng sản Bắc Việt, vào Nam liên lạc với Big Minh và ở nhà Minh.:

Địch vận tướng Dương Văn Minh : Một tiết lộ có giá trị lịch sử nhất là nỗ lực vận động (từ năm 1963 đến năm 1968) sự hợp tác của tướng Dương Văn Minh bất thành do chính ông Nguyễn Thành Thơ thực hiện (thời gian 1968 làm Trưởng ban Binh vận R, một chức vụ chỉ giao cho cấp Ủy viên TW đảng) theo lệnh của Phạm Hùng. Hà Nội đã đưa tướng Dương Văn Nhựt (em của tướng Dương Văn Minh) từ miền Bắc vào tiếp xúc với Dương Văn Minh, và tướng Dương Văn Minh đều thông báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn biết nội dung các cuộc tiếp xúc này.

Năm 1968, sau trận Mậu Thân và Hoa Kỳ đang xuống thang chiến tranh. Tại bộ chỉ huy Trung ương cục R Phạm Hùng làm việc với Nguyễn Thành Thơ. Nguyễn Thành Thơ ghi:

“Anh Phạm Hùng bàn ‘Mỹ xuống thang chiến tranh, nội bộ ngụy sẽ mâu thuẫn chia rẽ lật đổ nhau, anh tổ chức tranh thủ Dương Văn Minh lợi dụng thời cơ để chiếm địa vị trong ngụy quyền để thực hiện hòa hợp dân tộc, chấm dứt chiến tranh’. Trung ương cục có điện kêu Dương Văn Nhựt (vốn là tướng trong hàng ngủ cộng sản, em ruột tướng Dương Văn Minh) cộng tác với tôi thực hiện.”

“Dương Văn Nhựt đến làm việc với tôi. Trước nhứt tôi hỏi Dương Văn Nhựt ‘quá trình qua Dương Văn Minh đối với ta có biểu lộ cảm tình gì không’. Nhựt trình bày ‘Thời Ngô Đình Điệm, Dương Văn Minh đảo chánh Diệm, đảng có kêu tôi gặp Minh, bảo với Minh khi làm tổng thống thì bãi bỏ ấp chiến lược đi. Minh trả lời ‘sẽ bãi bỏ ấp chiến lược nhưng chùa Phật, Thiên chúa được dựng lên theo gom dân lập ấp chiến lược vẫn giữ

Khi ta tấn công Mậu Thân Đảng bảo tôi (Dương Văn Nhựt) đến gặp Minh. Tôi đến nhà Minh, biết Minh đi Thụy Sĩ tôi lên ngay máy bay đi Thụy Sĩ, biết Minh về Thái Lan, tôi theo về Thái Lan, gặp được Minh tôi nói: ‘Ông Nguyễn Hữu Thọ mời Minh về tham gia Mặt Trận Giải Phóng và Chính Quyền liên hiệp’ Minh nói : ‘không biết làm chính trị, việc đó dành cho ông Thọ’ .

Tôi (Nguyễn Thành Thơ) nói với Nhựt ‘Như vậy Minh là một nhân vật trung gian, có quan điểm trung gian, theo địch vẫn có cảm tình với ta, vậy Nhựt đi làm việc với Minh là đi tranh thủ Minh lợi dụng tình hình, để giành địa vị trong ngụy quyền, hiệp thương với ta thực hiện hòa hợp’. Nhựt nói ‘Yêu cầu như thế ta tranh thủ hướng dẫn Minh giành quyền rất dễ, tôi tin Minh sẽ hăng hái làm theo’

“Khi Nhựt về báo cáo ‘Đến nhà Minh gặp mẹ tôi, mẹ tôi ôm tôi khóc, tôi cũng khóc, thấy vợ chồng Minh rất xúc động. Vợ Minh lo ăn nghỉ cho tôi rất chu đáo, con Minh vui mừng vì có người chú trong hàng ngũ cách mạng. Tiếp theo, khi nào Minh rãnh rỗi, tôi nói chuyện với Minh nhiều chủ đề để xiết vô chủ đề tranh thủ Minh, nói hướng dẫn của ta thêm thuận lợi. Minh chỉ hỏi để hiểu rõ thêm ý của ta, không thấy phản ứng gì’.

“Đến ngày chót Minh tổ chức chiếu bóng cho gia đình xem. Minh ngồi trên xe, tôi ngồi một bên, một người Mỹ ngồi một bên, người Mỹ luôn lén nhìn tôi. Sau đó Minh cho xe đưa tôi về Tây Ninh. Theo tôi (Dương Văn Nhựt) nhận xét, Minh ngồi giữa coi chiếu bóng, có một người Mỹ ở bên, để ngầm cho tôi biết, Minh giành chức vụ trong chính quyền ngụy để thương lượng với ta được một trường phái Mỹ ủng hộ .

“Tôi (Nguyễn Thành Thơ) báo cáo anh Phạm Hùng …, anh Phạm Hùng nói đại ý: ‘Ta đoán Mỹ sẽ xuống thang chiến tranh, ta hoạt động mạnh, ngụy suy yếu sẽ đẻ ra lủng củng. Minh nghe lời ta có thể đạt được mong muốn. Kể từ nay cắt đứt liên lạc để tránh lộ liễu, chuyện có quá trình, có đi sẽ đến. Trả Dương Văn Nhựt về Bắc”

“Cuộc vận động theo Nhựt nói lại, đến 30-4-1975, Phòng chính trị Bộ Tư Lệnh cấm không được nói cho ai biết, nên Nhựt không dám hé môi” (“Cuối Đời Nhớ Lại” trang 139, 140)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site