lịch sử việt nam
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 9
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Trích: Cảm Thán
Từ bỏ đài son điện ngọc ngà
Cung tần mỹ nữ chốn kiêu sa
Yên Sơn Linh Tử vua Trần đến
Kinh ĐÔ, thành CŨ mỗi bước xa.
Non xanh cắt tóc dứt duyên trần
Vua đến nơi đây để nhập thiền
Không phải trốn đời và yểm thế
Cứu đời nhập thế với PHẬT tiên.
Hoàng quang Thuận
4 câu thơ này chữ to cả cụm là sai niêm luật. Cách gieo vần không phải là của vua Trần? Trần, thiền, tiên? Không lẽ vua Trần lại nhập mộng rỉ vào tai ông Thuận với giọng ngạo mạn kiêu căng rất cộng sản?
Bây giờ tôi có ý kiến về nội dung để xem vua Trần muốn nhắn nhủ điều gì?
Từ bỏ đài son điện ngọc ngà.Đúng như vậy, vua Trần đã nhường ngôi cho con và xuống tóc đi tu và lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cung tần mỹ nữ chốn kiêu sa là sai. Cung tần mỹ nữ chốn sa hoa là đúng. Một nơi ăn chơi hưởng lạc như vậy có quái gì mà kiêu sa? Nếu ông tả một cô gái xinh đẹp kiêu sa thì được. Cách dùng từ tối nghĩa như vậy gán vào mồm vua Trần là bậy bạ vô cùng. Thời vua Trần mấy ai dùng chữ kiêu sa. Tôi không có thời gian để dài dòng phân tích về ý nghĩa chữ kiêu sa hoàn toàn không thích hợp nơi cửa Phật. Chữ này mang hình dung từ về luyến ái nhục dục ô trược của cõi đời ô trược.
Hãy điểm lại sơ qua về thơ văn thời tiền chiến. Chốn kiêu sa... là từ ngữ lãng mạn cách tân ngày nay của các thi sĩ như Hồ Dzech, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử hay dùng. Vua Trần đã biện bạch cho lý do đi tu không phải là trốn đời và yểm thế. Không lẽ vua Trần lại kém cỏi ô trọc mặc cảm thế ư? Chuyện Ngài đi tu thì cứ đi việc gì, việc gì mà phải thanh minh thanh nga? Ông Thuận đã vô tình nhạo báng khinh miệt về chuyện đi tu cuả vua Trần đấy.
Không lẽ nào vua dám xưng xưng tuyên bố rất kiêu căng như ông Hồ Chí Minh. Ta đi tu đây để cứu đời nhập thế? Trên là yểm thế dưới là nhập thế? Phật tiên nào cần quái gì phải nhập thế vào niết bàn là biến còn cần gì ở cõi trần này nưã, vào nơi cực lạc không sinh không diệt mà. Tóm lại là một bài thơ ú ớ vịt giời chả ra sao cả mà dám cả gan trám vào miệng vua Trần là ông xúc phạm đến tổ tiên tiền nhân đấy ông Thuận ơi! Sao ông không sớm dẹp bỏ cái giọng thơ Chí Phèo này đi cho sớm chợ? Cứu đời nhập thế với Phật tiên sao mà chối tỉ thế? Phật là Phật mà tiên là tiên. Tiên ở trên trời dưới sự cai quản của thượng đế. Phật Tổ không thừa nhận có thượng đế, có linh hồn vĩnh cửu tồn tại. Ông nhập nhằng giữa Phật và tiên, ông chẵng hiểu quái gì về đạo Phật cả. Dốt đặc cán mai còn muốn làm thơ về nhà Phật?
Tiện đây tôi cũng có thơ rằng:
Nỗi Lòng Con Với Đức Vua Trần
Từ giã lầu son đời hưởng thụ
Vinh quang phú quý áng mây mờ
Rũ bỏ hồng trần theo Phật Tổ
Trúc Lâm Yên Tử ánh trăng mơ
Mây xanh nước biếc núi non ngàn
Lồng lộng thiên tư Đức Thánh Trần
Đắc đạo thần tiên về cõi Phật
Muối đời vị mặn để muôn dân
Mộ đạo sinh thời tuổi ấu thơ
Văn chương binh pháp nước non chờ
Mưu cao kế lược lui quân giặc
Bến nước Bình Than chén rượu đào
Bờ mê bến giác đường sinh tử
Tứ diệu chân không nhập niết bàn
Phiêu diêu cực lạc cùng sông núi
Non nước u hoài tiếng thở than...
Cộng sản Mao Hồ loạn sứ quân
Chiến tranh hủy diệt mất lòng dân
Vành tang nấm mộ trời mây thảm
Chủ nghiã mịt mù sương khói tan...
Ngài có thương dân thì hiển lộ
Non sông nước Việt cuả ta ơi!
Con cháu ngàn năm ghi công đức
Mộ bia bàng bạc ánh trăng soi!
cảm tác khi đọc 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Cảm Thán
17.8.2012 Lu Hà
Trích: Chín Suối Chung Một Dòng
Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá TÔM say NƯỚC nhảy LIA thia
Mới HAY chín SUỐI chung DÒNG một
Đường đi Nam Mẫu suối CẮT lià
Dưới lòng thung rộng sim NỞ hoa
Thảm cỏ rộng xanh nắng LA đà
Bốn BỀ núi BIÊC mây BAO phủ
Suối HÁT muôn ĐỜI khúc THIỀN ca
Hoàng quang Thuận
Những chữ viết to là sai niêm luật đường thi. Ở bên Tàu thường có 16 phép niêm, nhưng ở Việt Nam thời Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến mới chỉ vận dụng 4 phép niêm. Có thể bọn vua quan thời đó quá ngu dốt nên chỉ quen chấm điểm theo giải số và bắt buộc các thí sinh ai ai cũng phải tuân theo.
Trong lịch sử có cụ Nguyễn Du đã làm bài Tiểu Độc Thanh Ký nhiều người Việt Nam lầm tưởng Nguyễn Du phá luật sai niêm nhưng kỳ thực cụ rất am hiểu luật đường thi của Tàu. Tôi không tiện miên man chép cả bài thơ ra đây làm gì? Mục đích chính vẫn là nói về thơ Hoàng quang Thuận.
Câu: Đường đi Nam Mẫu suối cắt lià chẳng thơ tí nào cả, bởi vì Thuận chỉ muốn ghép thia phải vần với lià? Mới hay chín suối chung dòng một thì tạm được để chỉ chung một sự thống nhất giang sơn quê hương và lòng người nhưng tác giả lại ném chữ suối cắt lià đường đi Nam Mẫu có khác chi tự vả vào miệng mình? Tác giả hay vua Trần gì đó bắt đầu từ Nam Mẫu đi Yên Tử kia mà? Nghĩa là bước chân đi cấm kỳ trở lại.
Đây là một khổ thơ ú ớ vô nghĩa, vô cảm, ăn nói bậy bạ lung tung.
Khổ sau cũng chỉ là hoa lá cành không có gì đặc biệt đáng gọi là thơ cả. Giống như cách giới thiệu của ban quản lý nhà chùa vài nét đại cương cho khách thăm quan du lịch về Trúc Lâm Yên Tử có hoa có mây với giá rẻ. Nhất là các du khách Tây trả dollar ban quản lý cai thầu danh lam du lịch không chê tiền.
Tôi cũng có thơ sau để góp vui.
Suối Con Rồng
Uốn éo thành ra chín suối con
Thiên nhiên huyền diệu nghiã sinh tồn
Đường vào Yên Tử lầm gai góc
Vực thẳm đèo cao mỏi gối chồn
Hoa bướm say sưa đón khách chào
Cá tôm mừng rỡ nhảy càng cao
Tính từ Nam Mẫu sương mờ phủ
Tre trúc mai vầu điệu ngẩn ngơ
Đồi cỏ mây xanh hương ngát hoa
Mê man tình tứ ánh trăng ngà
Trai thanh gái lịch từng đôi lưá
Dắt díu chao ôi thật mượt mà
Chín khúc lưng rồng lượn uốn quanh
Thẩn thơ lữ khách bước sao đành
Giang sơn gấm vóc sao huyền diệu
Lũ giặc Tàu ô dám tranh giành?
Nước biếc non xanh lòng tưởng nhớ
Thiên thu vạn đại đức vua Trần
Rau dưa đạm bạc chuyên kinh phật
Phúc để muôn đời hỡi thế gian!
thơ làm khi đọc 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chín Suối Chung Một Dòng
17.8.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 10
Trích: Chuà Bảo Sái
Mịt mù Bảo Sái quyện mây bay
Lâu RỒI thầy MỚi trở LẠi đây
Gặp THẦY gặp TỔ trong MÂY gió
Dừng BƯỚC chuà XƯA mây trong mây
Hoàng quang Thuận
Những chữ viết to nghĩa là sai bét nhè niêm luật thơ tứ tuyệt đường thi mà ông Thuận đã gán vào mồm vua Trần đọc cho ông nghe trong một đêm nhập mộng lên đồng cốt gì đó là một hành động thách thức ngang nhiên trước lương tâm dư luận và liêm sỉ của tâm hồn hàng trăm ngàn văn thi sĩ chính danh.
Một bài thơ tối nghĩa. Thày nào? Đức vua Trần hay một vị sư trong đoàn du khách quay trở lại chuà? Thơ chỉ tủn mủn bây quơ nghêu ngao như vậy sao mà ngao ngán thế? Thơ này đòi giật giải Nobel kia à?
Thật đúng là cha nào con ấy. Sao giống ông Hồ Chí Minh thế. Cuốn ngục trung nhật ký các học giả và các nhà viết sử danh tiếng đã phân tích chứng minh từ lâu không phải do ông Hồ làm mà bây giờ bọn công an mạng vẫn cố cãi lấy được là có trong viện bảo tàng, rồi ông Hồ là danh nhân văn hóa được liên hiệp quốc công nhận có quyết định hẳn hoi và có cả chữ ký . Nhưng bản thư cuả liên hiệp quốc ghi bằng chữ Anh chữ Pháp có câu nào tuyên bố rành mạch là danh nhân văn hoá của thế giới đâu? Chỉ là các anh gửi đơn nài nỉ xin xỏ nên người ta nể quá , buộc phải gửi thư trả lời ông Hồ có thể đối với đảng cộng sản Việt Nam hay dân tộc Việt Nam là nhà văn hoá lớn, còn của thế giới thì xin miễn. Người ta lịch sự vì phép ngoại giao, nên người ta trả lời một bức thư chung chung an ủi chia buồn và động viên thế thôi, nên biết người biết mình mà cố gắng. Nhưng vẫn cố cãi lấy được đó là quyết định. Dù có quyết định nhưng sau đó người ta không thi hành vì bị đồng bào vạch mặt ông Hồ là thi sĩ gian lại can tội diệt chủng thì có khác chi tờ giấy lộn? Số đông dân Việt Nam thì ù ù cặc cặc đến viện bảo tàng nhìn hàng chữ Anh chữ Pháp loá mắt lên chả biết trong đó viết gì, rồi dịch láo thì ai biết đó là đâu?
Tôi cũng xin có thơ sau.
Lễ Chuà Bảo Sái
Bảo Sái mây trời áo trắng bay
Trải bao năm tháng nghiã vơi đầy
Hành hương du khách vương sầu mộng
Hoan hỉ gặp nhau ở chốn này
Phật tử thập phương trở lại đây
Mừng mừng tủi tủi nhớ ơn Thày
Chân kinh bát nhã con từng đọc
Bể khổ trầm luân nỗi đắng cay
Thương nhớ vô biên đức Thánh Trần
Chiến bào thanh kiếm giữ giang san
Giặc Tàu hung hãn như lang sói
Vị quốc vong thân hỡi quốc dân
Con đã mang theo một cõi lòng
Nước nhà eo óc khắp non sông
Đi đâu cũng thấy cường hào đỏ
Áp bức dân lành thật thảm thương
Trăm lạy cúi đầu xin Phật tổ
Phép màu huyền diệu cứu dân đen
Mác Lê tà giáo vùi chôn lấp
Xoá bỏ độc tài diệt bạo quyền.
thơ làm khi đọc 4 câu thơ tự do nghêu ngao vô nghĩa cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Bảo Sái, 17.8.2012 Lu Hà
Trích: Chuà Cầm Thực
Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự
Thiền SƯ có PHẢI đặt TÊN Thầy
Mận chín trĩu cành LÚC lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây
Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh
Hồng đỏ như trăm ĐÈN LỒNG cầy
Nồm NAM gió MÁT lay CÀNH lá
Bồng lai tiên cảnh thật nơi đây
Hoàng quang Thuận
Cũng chẳng có niêm luật quái gì. Xếp vào thơ mới cũng khó. Nên vẫn cứ lẹt ngoi ngóp trong biển thơ tự do vô thưởng vô phạt.
Đang từ quả mận tưởng tượng ra quả trứng gà? Trứng chim, trứng quạ thì có thứ mận nào to được bằng trứng gà trứng ngỗng hay là trứng gà ri? Một câu thơ tối nghĩa
Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy thì năng xuất quá. Phục tài sư cụ trụ trì khéo trồng hồng qủa to bằng cái đèn lồng cầy. Chỉ tủn mủn có 8 câu thôi mà nhai đi đi nhai lại hai lần tiên cảnh. Một bài thơ vô cảm tối nghĩa nghêu ngao bắt trẻ con học thuộc lòng có khác chi cưỡng bức nhồi sọ chúng nó ? Nghe ông Thuận khoe đã được giảng dạy trong các trường học.
Tôi cũng có thơ sau:
Linh Nham Điện
Cầm Thực dừng chân vãn cảnh chuà
Linh Nham nhấp nháy tự tình xưa
Dập dềnh mây nước quan tam nổi
Trĩu quả rung cây mận chín muà
Du khách nôn nao dạ ngẩn ngơ
Bồng lai tiên cảnh bướm hoa chào
Hương trầm nghi ngút người qua lại
Tứ hải giai huynh gặp má đào
Thắp nén hương lên nỗi nghẹn ngào
Quê hương ta đó máu tuôn trào
Bắc phương rình rập hòng xâm chiếm
Tổ quốc lâm nguy hỡi sĩ hào
Hồng đỏ như trăm giọt máu đào
Từ trong bụng mẹ nghiã đồng bào
Long Quân cha hãy vì con cháu
Mai trúc buồn không tiếng gió gào!
thơ làm nhân đọc 8 câu thơ nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Chuà Cầm Thực
17.8.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 11
Trích: Chuà Đồng
Chuà Đồng toạ lạc đỉnh Yên Sơn
Lô XÔ sóng NÚI gió MÂY vờn
Tiên cảnh Bồng Lai nơi TRẦN thế
Rồng vàng ẩn hiện điạ linh sơn
Hoàng quang Thuận
Bố ai mà chịu nổi. Tủn mủn chỉ có 4 câu thôi mà sai 4 lỗi cơ bản thuộc về niêm luật đường thi mà dám xưng xưng bảo đây là thơ tứ tuyệt do đức vua Trần Nhân Tông đọc cho. Lại còn ti toe tấp tểnh gửi đi đoạt giải Nobel kia. Thơ mới cũng không được mà chỉ đáng xách dép cho thơ tự do thôi.
Thơ này giống như 4 câu khẩu hiệu tuyên truyền cuả ban văn hoá, ban tuyên huấn hay công ty du lịch gì đó để moi tiền khách thập phương tứ xứ mà thôi. Thà rằng cứ viết toạc nó ra một chầu khẩu hiệu còn hay hơn là làm thơ.
Tôi cũng chỉ dám rón rén có thơ sau. Hy vọng được lắm người chê, nhưng chê ở điễm nào thì phải viết hẳn một bài cho rõ mặt văn chương thi hào, bình luận gia thật oách vào nhé. Cấm văng tục chửi bậy.
Chuà Đồng Địa Linh Sơn
Sừng sững trên cao chất ngất trời
Yên Sơn toạ lạc gió mây trôi
Xôn xao ong bướm hương nồng thắm
Tiên cảnh mời nhau lữ khách cười
Thiên Trúc tự xưa là cưả Phật
Chuà Đồng danh tiếng điạ linh sơn
Rồng vàn thấp thoáng trên mặt biển
Sóng nước lô xô cát trắng cồn
Phế hưng ai trách đời Lê - Trịnh
Hương khói sầu đưa những tháng ngày
Bể khỗ trầm lâm bao nghiệp chướng
Thành phơi xương cốt lệ vơi đầy
Lượng bể trời cao cùng tích đức
Cù lao chín chữ dưỡng từ tâm
Điạ linh nhân kiệt hồn non nước
Phúc đức ơn nhờ Quan Thế Âm!
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Đồng
17.8.2012 Lu Hà
Trích: Chuà Giải Oan
Khúc hát thiền ca chuà Giải Oan
Rì rào tiếng suối giưã mây ngàn
Ngân nga chuông vọng chiều xa vắng
Cung nữ ngàn xưa tiếng thở than
Có phải đây là suối Giải Oan
Nhà vua đau xót lập đàn tràng
Cây đa soi bóng hồn trinh nữ
Ngân HÀ ô THƯỚC dặm QUAN san
Hoàng quang Thuận
Bài này Thuận đã tiến bộ lên một tí chỉ có 3 lỗi thôi, đúng ra là bốn bởi chữ: chuà giải oan. Thường vua Trần Nhân Tông rất khe khắt trong thơ tứ tuyệt cuả Ngài chữ thứ 5 trong một câu luôn đối âm với chữ thứ 7. Nhưng trường hợp ông Thuận viết ra tôi bỏ qua. Bởi vì ngay cụ Nguyễn Khuyến một tay cao thủ đường thi cũng nới lỏng như : Bác đến chơi nhà ta với ta. Không lẽ gọi lão với ta? Chữ ta với ta hoá ra lại hay rất thâm thúy nhiều ý nghĩa lắm. Bài này tôi tạm xếp vào thể thơ mới, qua khỏi vòng thơ tự do, mặc dù vẫn còn phạm 3 lỗi cơ bản.
Bây giờ xét đến phần nội dung: Rì rào suối nước giữa mây ngàn? Hay chùa này ở trên cao có mây và sương mù bao phủ? Nhưng tại sao lại giữa? Thuận đang đứng ở đâu để quan sát chùa mà biết được suối nước rì rào giữa mây ngàn? Nếu đang ở ngay sân chùa hay bên bờ suối cạnh chùa thì không thể giữa mây ngàn được. Chỉ trừ đứng đứng dưới chân núi nhìn thấy mái chùa xa xa mờ ảo thấp thoáng giữa mây ngàn thì mới có thể nhấp nhận được. Cảm giác của ông Thuận về không gian có vấn đề?
Trong nhà Phật liệu có loại ca nhạc thiền ca? Khi toạ thiền các căn thức khóa lại cả làm sao mà có tâm vọng động để ca hát được kia chứ?
Cây đa soi bóng hồn trinh nữ? Vô lý cây đa nào có thế soi bóng hồn trinh nữ được? Chỉ có mặt suối mặt hồ may ra thôi? Phải chăng Thuận có vấn đề về thị giác và cảm giác?
Đời cô trinh nữ bị vua bỏ rơi thì dính dáng quái gì đến chim ô thước bắc cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ? Rối loạn về tính logich?
Tóm lại là một bài thơ bâng quơ nhí nhố viết ra để mà viết vì mục đích kinh tế thủ lợi, kiếm chác danh vọng tiếng tăm, hay tạo cớ cho một phi vụ làm ăn mờ ám nào đó?
Tôi cũng xin có bài thơ tàm tạm để góp vui với bạn đọc trong Facebook.
Giọt Sầu Thiên Thu
Suối nước rì rào khóc tiễn đưa
Hồn ma thổn thức nấc trong mưa
Khổ đau thiếu nữ đời cung cấm
Lầm lũi qua đi kiếp sống thưà
Thương cảm đức Vua quyết giải oan
Xây chuà xoa dịu những âm hồn
Cây đa ôm ấp tình trinh nữ
Xào xạc năm canh nỗi oán hờn
Du khách đi qua luống ngậm sầu
Trải bao năm tháng gió mưa rầu
Cỏ cây hiu hắt buồn thê thảm
Đức Phật từ bi cứu khổ đau
Chiều tà ảm đạm màu quan tái
Dắt díu dìu nhau những mảnh hồn
Lũ lượt ăn mày nơi cưả Phật
Trăng sao vằng vặc gió mưa tuôn
Ai đến thăm chuà chỉ một lần
Buồn lòng cay đắng kiếp nhân gian
Cung oán ngâm nga đời thiếu phụ
Thi sĩ người ơi chớ lưã lần...!
thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do vô nghĩa cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Giải Oan
17.8.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 12
Trích: Chuà Lân
Xa xa rợp bóng ngõ chuà lân
Ngõ CHUÀ đá LÁT cuốn bụi trần
Thời GIAN dòng CHẢY người QUA lại
Có ĐƯỢC mấy NGƯỜI kẻ tri ân?
Hoàng Quang Thuận
Ối giời ôi! Tủn mủn chỉ có 4 câu mà đã 7 lỗi sai về niêm luật tứ tuyệt đường thi. Chưa nói là viết hai lần ngõ chùa là quá nhiều trong thơ tứ tuyệt. Thơ này mà dám bảo do vua Trần Nhân Tông mớm cho. Đúng là chuyện tiếu lâm dưới thời kinh thế thị trường định hướng xã nghĩa ,chỉ có sảy ra dưới Xã hội xã hội cộng sản mít đặc ù ù cặc cặc.
Thơ mới cũng không đáng, đành lại phải xếp vào dòng thơ tự do ú ớ hội tề vô thưởng vô phạt.
"Thời gian dòng chảy người qua lại. Có được mấy người kẻ tri ân" Nghiã là cái chùa này do nghèo quá chẳng có ai hay ít người để ý đến ? Chẳng ai tri ân sư cụ trụ trì hay sao? Hay người qua kẻ lại toàn bọn đầu trâu mặt ngưạ, đối với chúng nó chỉ trấn lột chứ bạn hữu tri kỷ quái gì? Đúng là tư tưởng của người cộng sản trọng phú khinh bần đây.
Một bài thơ bủng beo nghèo nàn ý tưởng vô nghĩa không thể nào chịu nổi.
Vậy tôi cũng có thơ sau để góp vui
Duyên Nợ
Người bảo là rồng kẻ gọi lân
Lân rồng duyên nợ cõi trần gian
Trầm luân bể khổ tình ân ái
Tri kỷ tri âm được mấy vần
Tài tử giai nhân vãn cảnh chuà
Hai ba ngọn tháp hạt lưa thưa
Rêu phong in dầu hồn thu thảo
Dìu dặt mưa rơi cả bốn muà
Thời gian biền biệt khách thơ đàn
Chàng đã qua đây độ mấy lần
Để thiếp vương sầu ôm mộng tưởng
Rồng vàng quấn quít ngọc kỳ lân...
Tình nghiã đôi ta có thế thôi
Người Nam kẻ Bắc lệ từng rơi
Đoạn trường dâu bể hồn cô phụ
Cung oán ngân vang điệu rã rời...!
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do nghêu ngao vô nghĩa cuả Hoàng quang Thuận
17.8.2012 Lu Hà
Trích: Chuà Một Mái
Một mái chuà xưa giưã TRẦN ai
Chênh vênh lưng núi nưả trong ngoài
Hoa bưởi trước chuà đơm trắng xoá
Bạch vân triền núi một cành mai
Hoàng quang Thuận
Thơ này tôi tính theo luật niêm cuả Tàu trong 16 bảng niêm. Câu 1 niêm 3 và 2 niêm 4. Nhưng theo giải số cách tính xưa nay của các cụ đồ nhà ta thì cả 3 câu: 2, 3 và 4 đều vất vào sọt rác tuốt.
Về nội dung thì là một bài thơ vô bổ nhạt nhẽo. Chẳng có quái gì đáng bàn cả, không gây ấn tượng cảm xúc gì. Chữ cành mai này không hợp với câu kệ cuả một vị tổ sư nhà Phật nói về thuyết luân hồi . Chuà nưả mái, hoa bưởi, hoa mai rồi tịt ngòi. Theo tôi là vô nghiã
Tôi xin góp vui để bạn đọc thưởng thức nhé.
Nửa Mái Chuà
Một mái chuà thôi đã ưá trào
Hạt mưa thánh thót gió lao xao
Muối dưa đạm bạc cùng năm tháng
Du khách thập phương vẫn nghẹn ngào
Chìm sâu vách núi cây ra lộc
Hoa bưởi thiên thu vạn cổ sầu
Thế nhân lưu luyến tình thơ dại
Hương khói chân kinh bạc mái đầu
Bạch vân bảng lảng cõi trần ai
Sư cụ năm canh có thở dài
Nhân thế sân si đời bạc bẽo
Sáng ra bỗng thấy một nhành mai
Tràng hạt lần theo lại mỉm cười
Trùng trùng duyên khởi hạt sương rơi
Mênh mông sóng vỗ thuyền vô định
Lạc cõi hư không với đất trời
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Chuà Một Mái
17.8.2012 Lu Hà
***
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử