lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 65

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 65

Trích: Chuà Nhất Trụ

Nhất trụ chuà xưa đất cố đô
Ngàn năm bia đá có phai mờ
Tiền đường thượng điện thờ Mẫu tổ
Bát giác lời kinh ngộ THIÊN cơ

Mặt chuà quay về hướng PHIÁ tây
Cột KINH vững CHẮC bệ đá dày
Linh ỨNG vua LÊ lòng TIN Phật
Ngự ĐIỆN chầu KINH khói sương đầy

Hoàng quang Thuận

Eo ôi thơ của ai thế này? Vua Trần, ông Thuận hay còn nhân vật thứ ba nào khác còn dấu mặt? Đếm được 10 lỗi phạm đường qui.

Nhất trụ chùa xưa đất cố đô. Chả là ngôi chùa này được xây tại vùng đất huyện Hoa Lư là cố đô ngày xưa cuả nước Đại Việt; nhưng mà lại: Ngàn năm bia đá có phai mờ? Một câu tối nghĩa, vô cảm. Bia đá nào có thể phai mờ được? Bia đá thì cứ sừng sững ngàn ngăm còn đó, hoạ chăng là chữ viết hoa văn có thể phai mờ được mà thôi. Chữ phai mờ này làm cho người ta hiểu lầm lòng người phai mờ theo thời gian, và tấm bia đá trở thành quên lãng, thì làm gì còn chuyện bất giác lời kinh ngộ thiên cơ kia chứ?

Hay Thuận định cố tình phai mờ và quên đi để nhập Tàu à theo chủ trương cuả ông Hồ và đảng cộng sản?

Tiền đường thượng điện thờ mẫu tổ? Chắc là thờ bà thái hậu sinh ra vua Lê Đại Hành đây? Nhưng mà tại sao: Bát giác lời kinh ngộ thiên cơ?

Bát nhã thì có, theo tôi làm quái gì có kinh bát giác? Bát giác là chỉ hình học có 8 góc, nhưng ông Thuận lại gọi là kinh bát giác nghĩa là kinh 8 góc?

Ngộ thiên cơ? Tức là biết được ý trời? Kinh bát giác nào mà ghê thế đọc là hiểu được ý trời. Đọc kinh để giữ cái tâm mình lắng trong mà giác ngộ tìm Phật ở trong tâm chứ làm sao mà phát hiện khám phá ra được ý trời? Thiên cơ bất khả lậu mà. Ông này luôn làm thơ với ba chữ : Ngộ thiên cơ lai nhai mãi rất nhiều bài mà tôi đã khảo sát. Đúng là nói dai như cộng sản muôn thuở vẫn một bài văn cũ mèm cuả các đời tổng bí thư sửa đi sửa lại trau truốt gọt dũa đến nhàm chán. Thực ra Đạo Phật có tin là có thiên Chúa hay Hoàng Thiên, Phạm Thiên sáng tạo ra muôn loài đẫu mà ông bảo kinh 8 góc lộ ý trời? Thật lếu láo ba lăng nhăng vô cùng còn cả gan trám vào mồm vua Trần.

Khổ sau cũng 4 câu thơ phú lủng củng, vô cảm chữ nghĩa ngô nghê rời rạc. Thôi để tiết kiệm thời gian, tôi xin có thơ luôn sau:

Khắc Kinh Vào Trụ Đá

Cột kinh sừng sững đất chuà xưa
Mưa nắng phôi pha chẳng xoá nhoà
Đà La Ni niệm lòng chay tịnh
Phật Thủ Lăng Nghiêm đại đức hoà

Con cháu ơn vua Lê đại Hành
Trường Yên thuộc xã xóm Yên Thành
Tám mặt phẳng lỳ ngàn chữ Hán
Cam lồ từng giọt thấu trời xanh

Trụ đá muôn đời với nước non
Ra đi để lại tấm lòng son
Tu thân trị quốc bình thiên hạ
Phạt Tống bình Chiêm để sống còn

Khắc kinh vào đá mà ghi nhớ
Tây trúc người đi bóng nhạt mờ
Trống gậy thênh thang vào Phật Quốc
Tiền đường mẫu tổ  khói sương mơ.

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Nhất Trụ
29.8.2012 Lu Hà

Trích : Hang Hai

Mây bay êm ả giữa lòng hang
Sữa mẹ rơi rơi từng giọt vàng
Muôn ĐỜI nuôi DƯỠNG dòng LINH mạch
Hoa Lư sông ngọt sóng mênh mang

Hoàng quang Thuận

Mây bay êm ả giữa lòng hang? Có thể hương khói thờ của khách thập phương chứ mây nào bay vào được một cái hang sâu ba mặt kín và một mặt hở là cửa hang? Mà làm sao mây bay êm ả được khi có đông người đến, dù không có ai mây cũng khó lọt vào vì rừng cây rậm rạp. Một lối suy nghĩ hoang tưởng bậy bạ để viết về Phật.

Sửa mẹ rơi rơi từng giọt vàng? Đọc và nghe mà tởm lợm, người mẹ chỉ có dòng sưã trắng thôi, còn sữa vàng là bà mẹ mắc bệnh gan, sỏi thận hay ung thư máu rồi? Cái hình ảnh ẩn dụ này viết không được, nghe tởm lợm quá không thơ tí nào cả.

Muôn đời nuôi dưỡng dòng linh mạch? Cái nước vàng từ nóc hang rỉ xuống mà kêu là dòng linh mạch muôn đời nuôi dưỡng? Nghe nó ngô nghê tởm lợm quá.

Hoa Lư sông ngọt sóng mênh mang? Ông thuận uống nước phù sa bao giờ mà biết ngọt như đường và sóng mênh mang thì liên can gì đến cái hang? Thơ chỉ có 4 câu tủn mủn mà chữ nghĩa rời rạc, vô cảm, vô tâm, vô giác, vô trí, vô hồn.

Tôi xin có thơ sau:

Hang Hai Sầu Muộn

Hang Hai kỳ dị cảnh trần ai
Nhũ đá thiên thu mộng cảm hoài
Giọt vàng thánh thót từ trên nóc
Rầu rĩ năm canh mãi thở dài

Hoa Lư sông nước mênh mông lắm
Thuyền đậu bến vương chẳng muốn về
Âm hồn mờ ảo bên bờ suối
Áo trắng Phất Kim ướt não nề

Mai trúc xôn xao ngoài cưả động
Ngàn năm bàng bạc bóng hoàng hôn
Cờ lau tập trận Đinh Bộ Lĩnh
Khắc khoải đỗ quyên thảm thiết buồn

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Hai
29.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 66

Trích:Hang Ba

Sơn thần rủ rễ gió PHẤT phơ
Cá sấu xếp hàng nằm DÀI chờ
Suối TRONG tiên TẮM quên XIÊM áo
Mấy BỘ còn NGUYÊN nằm TRÊN bờ

Hoàng quang Thuận

Thơ này đọc lên biết ngay là của một anh chàng thi sĩ khùng rất vớ vẩn lôm côm vô học làm thơ rồi. Chỉ có 4 câu với 28 chữ thôi thôi mà đếm được 8 lỗi cơ bản phạm luật đường thi mà dám lếu láo trám vào miệng vua Trần, đúng là hạng kiêu binh cậy quyền thế coi trời bằng vung.

Sơn thần rủ rễ gió phất phơ? Một câu thơ đại bần cố về trí tuệ, rủ rễ là tiếng miền nào? Sao không sơn thần rủ rê? Ối giời ơi! Lại còn gió phất phơ nữa kia.

Cá sấu xếp hàng nằm dài chờ? Chờ ai? chờ tiên hay chờ thịt tươi khoái khẩu?

Đã thế chưa hết ngu lại còn: Suối trong tiên tắm quên xiêm áo? Trong lịch sử loài người hay thần thoại cổ tích nước nào có bao giờ nói rằng tiên tắm với cá sấu chưa? Mà nay ông Thuận hay vua Trần nhập đồng dám nói vậy?

Lại còn nổi cơn dâm loạn lên: Mấy bộ còn nguyên nằm trên bờ? Tiên tắm mà quên xiêm áo tức là tiên cưởi truồng, tiên khoả thân thì còn tiên cái khỉ gì nữa. Loại này là loại tiên khỉ từ thời ăn hang ở lỗ mới có. Thơ này gửi tặng cho các chùa mà mấy thầy mấy cô sư quốc doanh cũng trân trọng nâng niu mới lạ.

Xin có thơ sau:

Hang Ba Cá Sấu

Hang sâu ẩm ướt cùng mưa gió
Lành lạnh thâm u chẳng dám vào
Sóng nước long bong thuyền lảo đảo
Một đàn cá sấu ở trên bờ

Lành dữ thế nào ai dám đến
Dừng thuyền lưỡng lự cưả hang ba
Nghe nói ngày xưa đông vui lắm
Dập dờn tiên nữ bóng thiên nga

Không hiểu vì sao đàn cá dữ
Sinh sôi nảy nở ở chốn này
Người đẹp không về hoa cỏ uá
Mưa rừng  lã chã giọt sầu cay

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Ba
29.8.2012 Lu Hà

Trích : Núi Voi

Voi phục ngàn năm vào HANG động
Lao xao sóng vỗ mạn thuyền con
Kim quy Rùa ngủ nằm mơ mộng
Hàm RỒNG linh KHÍ của nước non.

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản phạm đường qui.

Voi phục ngàn năm vào hang động? Đang tả cái núi voi chứ tả con voi sống hay voi chết nào đó để chờ vào hàng động? Mở đầu đã ú ớ vô lý mâu thuần rồi? Đã kim quy rồi lại rùa ngủ thành ra thừa chữ vì kim quy chính là con rùa thần rồi có tích gọi là thần kim quy hay sứ giả Thanh Giang giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, tặng móng làm lẫy nỏ.

Đang tả núi đá voi rồi loạn xị tương luôn Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hoá vào để có được vần non vần với thuyền con ở trên. Một bài thơ nhí nhố của một kẻ kiêu ngạo vì được hưởng nhiều bổng lộc ân trạch của chế độ nhưng lại khoe khoang cả cái dốt đặc của mình lên hàng đỉnh cao trí tuệ. Thơ với chẳng phú.

Xin có thơ sau:

Núi Voi Phủ Phục

Dân Việt tự hào dãy Tượng Sơn
Voi nằm phủ phục đợi mưa tuôn
Từ thời bàn cổ ai mang đến
Một chú voi thần với nước non

Phong cảnh nơi đây hùng vĩ lạ
Núi cao kỳ dị hướng thành đô
Sông suối uốn quanh đàn cá nhảy
Kim qui hang động gió lao xao

Thuyền ai thả lưới trên sông đó
Dưới ánh trăng huyền tiếng hát vang
Ong bướm xôn xao chiều hoa lá
Hoàng hôn bảng làng áng mây vàng

Xin hãy đến thăm chỉ một lần
Giang sơn ta đó nước non ngàn
Giếng ngọc dừng chân mà tưởng nhớ
Phất Kim vì nước đã quên thân

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận
29.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 67

Trích: Sông Ngô Đồng

Lượn mình uốn khúc dải LUẠ đào
Thái TÔNG du NGOẠN cảnh TIÊU dao
Ngô ĐỒNG rợp MÁT hai SƯỜN núi
Thần tiên hang động dưới ÁNH sao

Hoàng quang Thuận

Trong lịch sử đường thi hàng nghìn năm của hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam và cả lịch sử dòng thơ mới tiền chiến khoảng từ 1932 đến 1945 tôi chưa từng đọc một tập thơ nào giả mạo, lưu manh, kém cỏi, thấp kém hèn mọn như thế này? Sơ qua đã đếm được 8 lỗi cơ bản nặng phạm đường qui. Thà rằng cứ viết toẹt nó ra thơ tự do, hay câu văn nói cứ 4 câu, mỗi câu 7 chữ hoặc 8 chữ, 9, 10 chữ gì đó rồi xuống dòng, chớ đừng chỉ mượn những vần lưng bắt chước như đào, dao, sao v. v... để bíp thiên hạ một cách trắng trợn, cứ sưng sưng mặt lên, rồi thuê mượn người làm chứng. Đây là thơ của vua Trần Nhân Tông nhập đồng đọc cho Thuận ta viết.

Lượn mình uốn khúc dải luạ đào? Cái gì lượn mình? Người, vật, hay con rắn, chứ con sông thì không được rồi vì câu này trống không thiếu hẳn chủ ngữ. Viết như vậy mà bảo con sông là dải luạ đào à? Người thắt cổ treo trên cây cũng có thể lượn mình đung đưa uốn éo, uốn khúc cùng dải luạ đào? Mở đầu đã một câu tối nghĩa rồi sau đó xuất hiện thêm nhân vật Thái Tông? Nối với câu trên có khác chi bảo vua Trần Thái Tông như một kẻ đồng bóng lượn mình uốn éo cùng dải luạ đào?

Thái Tông du ngoạn cảnh tiêu dao? Nhưng trong thơ hoàn toàn không có cụm từ, hay chữ nào chứng minh hay bổ nghĩa cho cái cảnh tiêu dao đó bằng hình ảnh ngài phải gò lưng uốn éo từng khúc với dải luạ đào?

Ngô đồng rợp mát hai sườn núi? Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu trồng nổi ngô trên sườn núi cả. Ngô đồng cũng có thể không phải là cây ngô trồng ở cánh đồng cho bắp ăn mà những cây cao to giống như cây vông, hay loại cây lá to, đứng độc lập lẻ loi trong văn chương thường mô tả cũng gọi là ngô đồng? Trường hợp này trong thơ ông Thuận chưa hẳn rợp mát hai sườn núi được?

Thần tiên hang động dưới ánh sao? Ông này hơi một tí là thần tiên; nhưng tôi chẳng thần tiên quái gì trong 4 câu thơ tối nghĩa vô cảm vớ vẩn này.

Xin có thơ sau:

Bãi Ngô Đồng

Dạo ngót ngắm sông lững thững mây
Mênh mông bát ngát khói hương say
Phù sa lãnh thổ vươn bờ cõi
Khó nhọc bao đời nỗi đắng cay

Lũ giặc Nguyên kia xâm phạm tới
Rồi bay xương thịt sẽ tan thôi
Sĩ khí đang hăng quân dũng mãnh
Bình Than bến nước lệ từng rơi!

Bảng lảng hồn thu đức Thái Tông
Nơi dấy dấu tích bãi ngô đồng
Nghìn năm con cháu còn tưởng nhớ
Bia đá còn ghi những chiến công

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Sông Ngô Đồng
29.8.2012 Lu Hà

Trích: Chùa Ngần

Mã Yên chân núi cạnh chùa Ngần
Xưa KIA kho BẠC chứa KIM ngân
Cây ĐA cổ THỤ ngàn NĂM tuổi
Giếng NGỌT ngày XƯA cạnh GÓC sân

Chùa Ngần nằm sát núi Quèn Vông
Ngàn XƯA cung ĐIỆN thế XOAY vần
Hang SÂU ao LẠNH chim TÌM cá
Sườn non mây biếc núi BẠCH Vân.

Hoàng quang Thuận

16 lỗi cơ bản nhét vào 8 câu thơ tủn mủn chia thành 2 khổ như cái lỗ mũi thì bố ai chịu nổi? Đúng là trò hề cổ kim chưa từng thấy về anh chàng bần cố tri thức này làm thơ. Bần cố về tri thức thôi chứ ông này là một đại gia cấp bộ lại to phè vật chất, danh hiệu giáo sư tiến sĩ rỏm thì lại giàu có thừa thãi lắm.

Mã Yên chân núi cạnh chùa Ngần? Mã Yên nào mà chân núi cạnh chùa Ngần? Một câu tối nghĩa vô cùng. Đơn giản là có một cái chùa tên là chùa Ngần xây dưng ở dưới chân núi Mã Yên. Nhưng tác giả như một em bé chưa vỡ bọng cứt nói một câu tiếng Việt không trọn ý.

Thơ tung ra lắm tên điạ danh thành thơ thống kê lẩm cẩm. Trên là Mã Yên, dưới là núi Quèn Vông cùng có chùa Ngần cả. Viết như vậy là rối rắm kiểu thơ Chí Phèo thị Nở bố ai nhai nổi được?

Ngàn xưa cung điện thế xoay vần? Vô nghĩa lẩm cẩm không có gì đáng là thơ vì cấu trúc rời rạc bởi những cụm từ xa lắc xa lơ về ý nghĩa lại ghép vào nhau.

Hang sâu ao lạnh chim tìm cá? Bố khỉ chim nào tìm cá ở hang sâu và ao lạnh kia chứ ?

Sườn non mây biếc núi Bạch Vân? Như vậy chỉ là một bài thơ tủn mủn 2 khổ thôi mà nhét vào cả 3 quả núi lớn: Mã Yên, Quèn Vòng, Bạch Vân? Một người không biết làm thơ, háo danh nên viết nhăng viết cuội nhí nhố, không biết chọn cảnh hay vật để mô tả tâm trạng con người và ý thơ cho mạch lạc thông thoáng. Thơ bí rì rì như người bị táo bón.

Xin có thơ sau:

 Rũ Bỏ Oán Phiền

Kho chưá vàng xưa được dựng chuà
Chuông đồng văng vẳng nghìn năm qua
Cây đa sừng sững cùng mưa gió
Thương nhớ bao nhiêu cả bốn muà

Giếng ngọc còn đây có nhớ không
Chuà Ngần cỏ uá núi Quèn Vông
Công chuá Phất Kim nàng tự vẫn
Ngàn thu còn đọng giọt sương vương

Ai có ghé qua chuà tìm nấm mộ
Dừng chân lưu lại xã Trường Yên
A di đà Phật lòng chay tịnh
Rũ bỏ hồn ơi nỗi oán phiền!

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Ngần
29.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 68

Trích: Hòn Vọng Phu

Chiến chinh tràn khói lửa binh đao
Vọng PHU chờ HẾT kiếp má đào
Chinh PHU chiến TRẬN chàng có nhớ
Bồng con hóa đá tự năm nào

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản. Một người làm thơ tồi tàn kém cỏi dốt nát nhất trong lịch sử Việt Nam, nhưng lại được đảng và nhà nước và các cơ quan văn hoá Việt Nam tôn vinh lên hàng thơ thánh thơ thần, đỉnh cao cuả trí tuệ. Chứng tỏ nền văn hoá của nước này đã đến thời mạt vận. Cóc nhái nhảy lên làm thày tác yêu tác quái để tranh giành xôi thịt danh vọng bổng lộc.

Chiến chinh tràn khói lửa binh đao? Gớm phét lác mãi, cuộc chiến chinh nào chả tràn khói lửa binh đao chết chóc tang thương, đúng là nói như vẹt.

Vọng phu chờ hết kiếp má đào? Một câu tối nghĩa không nói là ngu xuẩn, đã là vọng phu tức tên hòn đá chờ chồng, ngóng chồng rồi thì còn đếch gì kiếp má đào nữa mà chờ, có phải là người sống đâu? Hòn đá đá là muôn thuở sừng sững vạn kiếp đời chứ không phải một kiếp, trừ bọn phá đá nung vôi mang mìn đến phá?

Chinh phu chiến trận chàng có nhớ? Một câu ngớ ngẩn vô cảm. Nhớ ai? Nhớ vợ hay nhớ hòn đá?

Bồng con hóa đá tự năm nào? Ai hoá đá, vẫn thiếu đại từ nhân xưng, thiếu hẳn chủ ngữ. Ngay từ đầu đã viết thẳng ra: Vọng phu chờ hết kiếp má đào rồi. Một bài thơ vô cảm, vô nghĩa, nhí nhố. Chữ tự năm nào thiếu một dấu hỏi.

Xin có thơ sau:

Hoá Đá Chờ Chồng

Truyền rằng thiếu phụ đứng bồng con
Năm tháng mỏi mòn dạ héo hon
Chung thủy chờ chồng rầu cỏ uá
Sáng ra hoá đá lệ trời tuôn

Tượng đá trơ trơ cùng tuế nguyệt
Hoa Sơn dãy núi giọt mưa rơi
Vọng phu đầu bạc trời cao thẳm
Biệt biệt u hoài mãi thế thôi

Đồng Đăng cũng có nàng Tô Thị
Đức hạnh đoan trinh chẳng kém gì
Nước Nam oan trái nhiều tao ngộ
Miệng lưỡi người đời lắm thị phi

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hòn Vọng Phu
30.8.2012 Lu Hà

Trích: Bến Thánh

Bóng ai câu cá bên sườn núi
Có phải người xưa hóa NGƯ ông
Tiều PHU mải MIẾT đi TÌM củi
Mây vàng che mát cả dòng sông

Hoàng quang Thuận

Một bài thơ chỉ có bấy nhiêu thôi, ngư ông, tiều phu và mây vàng bên núi và sông sau đó là tịt ngòi chẳng để lại dư âm ấn tượng cảm xúc gì? Đúng là thơ làm cho loại người vô hồn, vô cảm, không óc tim chai đá.

Để tiết kiệm thời tránh bàn nhiều về một bài thơ tủn mủn nghèo nàn này què quặt này. Vậy xin có thơ sau:

Bến Trần Thái Tông

Bến thánh để qua hang thủy động
Có nhiều tượng đá đẹp thần kỳ
Ngư ông mê mải ngồi câu cá
Kiếm củi tiều phu đến Thái Vi

Non xanh nước biếc một dòng sông
Quốc thổ đền ơn đức Thái Tông
Hoa Lư phong cảnh oai hùng vĩ
Con cháu ngàn năm nhớ tấm lòng

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bến Thánh
30.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 69

Trích: Làng Việt Cổ

Cây chuối cây môn Làng Việt Cổ
Nằm bên núi đá mọc ngàn xưa
Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ
Cày tre dây bện với người bừa

Hoàng quang Thuận

May mắn hiếm hoi có bài này tôi nên xếp vào dạng thơ mới; vì Thuận hay vua Trần viết như vậy là ổn theo phép niêm câu 1 niêm câu 2 và câu 3 niêm câu 4.

Nhưng đáng tiếc lại là một bài thơ cực kỳ vô nghĩa câu chữ không ăn khớp nhí nhố đầy mâu thuẫn thiếu tính lôgich thông thoáng, thơ bí rì rì đến khó thở. Một bài thơ bâng quơ nhạt nhẽo nhàm chán quá mức tưởng tượng của các anh Phèo cô Nở. Tả như vậy vẫn chưa toát thấy cái cổ xưa, chỉ là một bản làng bình thường khắp cả 3 miền đất nước, đi đâu cũng thấy có cảnh này ở các vùng núi.

Này nhé mâu thuẫn vô lý tối nghĩa bởi các chữ: Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ? Để làm gì? để làm cái cày tre dây bện, lẫn lộn giữa cây gỗ và cây tre, sau đó với người bừa? Ai bừa bên bờ suối, đã là bờ suối trong rừng sâu liệu đủ là một cánh đồng chưa? Chỉ có sông lớn mang phù sa bồi đắp ra những cánh đồng nhưng với một con suối nhỏ cũng tạo ra một cánh đồng? Khó tin lắm. Bởi vì Thuận dùng chữ với không phải chữ cho, mà cày khác với bừa. Nên nhớ cái cày chỉ có một lưỡi rộng bản và cái bừa có nhiều răng. Bởi vì Thuận đầu óc tăm tối nên trên có chữ xưa và dưới nhét đại chữ bừa vào cho xong, thiếu suy nghĩ. Thơ thế cũng bảo thơ? Khỉ ơi là khỉ.

Tôi xin có thơ sau:

 Làng Người Việt Cổ Đại

Làng Việt cổ xưa nhất nước Nam
Có chừng khoảng độ bốn nghìn năm
Ở xã Gia Sinh vùng Bái Đính
Cảnh quang hiu hắt gió âm thầm

Khoai lang chuối bắp nhiều rau quả
Vườn rộng ngỗng ngan ngóng cổ cao
Góc hè ông cụ ngồi đan xọt
Móm mém bà già cất tiếng chào

Mười ngón chân xoè khô nứt nẻ
Dân cư trông mặt rất hiền lành
Việc nông đồng áng quen lam lũ
Một khoảng trời riêng chẳng bận mình

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Làng Việt Cổ
30.8.2012 Lu Hà

Trích: Chuà Am Cổ

Chùa Am sát vách bên hông núi
Đường VÀO đá LÁT cảnh HOANG sơ
Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh
Tượng PHẬT uy NGHIÊM bệ ĐÁ thờ

Lơ thơ lau trắng động am tiên
Ngồi TRÊN bệ ĐÁ Đức ÔNG thiền
Ao Giải ngày xưa nơi HÀNH tội
Nghiệp CHƯỚNG giải TRỪ những oan khiên

Hoàng quang Thuận

Đếm được 12 lỗi cơ bản. Nghĩ mà thương xót cho vua Trần đang ở Phật Quốc hay nơi tiên cảnh, hay linh hồn Ngài còn phảng phất đâu đó miền không gian cảnh giới nào bị ông Thuận vu khống thơ này là do Ngài làm ra chứ không phải do ông Thuận làm.

Chùa am sát vách bên hông núi? Câu thừa sát vách còn bên hông núi. Đây chỉ là ngôi am chùa tận dụng cái hang do thiên nhiên tạo ra và làm chùa luôn.

Đường vào đá lát cảnh hoang sơ - Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh? Cả hai câu rời rạc tối nghĩa vì đường vào lại nhũ đá. Ta hỏi nhũ đá ở đâu? Trong vách hang hay lởm chởm ở trên đường như san hô vỏ sứa? Viết như vậy có phải vô lý tối nghĩa hay không?

Rồi bỗng nhiên tượng Phật uy nghiêm bệ đá thờ? Tượng ở đâu trong hang động hay ở trên đường lát đá? Câu văn lộn xộn gò ép vần tuỳ tiện.

Lơ thơ lau trắng động am tiên ? Hơi một tí là nhét chữ tiên vào đây? Ông này nghiện mùi tiên hay sao ấy như anh chàng Phèo nghiện mùi hôi nách của cô Nở? Này nhé: nơi đây ngày xưa có một cái ao nuôi con Giải, vua Đinh Tiên Hoàng dùng để hành tội phạm nhân, quẳng xác vào cho Giải ăn thịt mà ôngThuận cứ thần tiên bồng lai ở đây? Thần tiên thiên đường mãi nó đã trở thành thông lệ cho những câu cửa miệng nhàm chán theo thói quen cộng sản.

Hai câu sau lại nói ra là cảnh rùng rợn chết chóc thì còn thần tiên cái con khỉ gì? Một bài thơ lộn xộn vô cảm đầy mâu thuẫn của người có trí tuệ chỉ số IQ ( Intelligent quo'te) dưới mức trung bình.

Xin có thơ sau:

Ao Giải Am Chuà Cổ

Thiên nhiên kiến tạo am chuà cổ
Cảnh vật hoang sơ lạnh cả người
Heo hút treo leo sương núi phủ
Hang sâu thăm thẳm giọt mưa rơi

Bên trong ao Giải xưa hành tội
Mười thế kỷ qua truyện đã rồi
Nghiệp chướng tiêu trừ bằng tượng Phật
Cô hồn rên rỉ khắp mọi nơi

Nhũ đá rêu xanh tường mát lạnh
Sư ông chĩnh chện lắng tâm thiền
Lốc cốc mõ khuya cơn gió thốc
Dế giun đàn hạc mãi triền miên

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Chuà Am Cổ
30.8.2012 Lu Hà

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site