lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 70

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 70

Trích: Hào Khí Đông A

Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông
Hào khí Đông A, nhất cõi trần
Vó ngựa Nguyên Mông cày đất Bắc
Đại VIỆT ngàn NĂM rạng non sông

Hoàng quang Thuận

Đếm có 2 lỗi phạm đường qui. Một bài thơ dấm dớ hội tề, chỉ có 4 câu tủn mủn mà hai lần viết chữ " Nguyên Mông" Chứng tỏ người này rất nghèo nàn về chữ nghĩa, văn cảnh, trí tuệ, cảm xúc và tâm hồn dưới đáy của xã hội. Tôi không nghĩ đây là thơ. Chỉ là những câu mở đầu cuả một bài diễn văn nhàm chán của các lãnh tụ cộng sản quen viết và nói như vậy.

Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông- Hào khí Đông A nhất cõi trần. Nhất như thế nào trên cõi trần gian này thì chưa thấy mô tả, chỉ là những câu nói của con vẹt quen miệng. Chữ mông có vần với chữ trần đâu mà trám vào mồm vua Trần thì tội cho Ngài quá.

Thế nào là hào khí đông a? Như Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này:

- Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc, bày tỏ niềm tự hào của tác giả :

Đoạt sáo Chương Dương độ.
Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Dịch:

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

- Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời

Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san

Dịch:

Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu

Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Dịch:

Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu

hay là:

Nam nhi vị liễu công danh trái.
Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu.

Dịch:

Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Vậy Đông A là theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

Như Thuận viết: Hào khí Đông A nhất cõi trần là tối nghĩa. Nên phân biệt cõi trần và nhà Trần khác hẳn nhau. Theo nhà Phật thì thì không gian có 28 cảnh giới. Riêng thế giới ta bà có 6 cõi như tiên, thần, cõi người, ngạ quỷ, xúc sinh, điạ ngục, atula.

Vó ngưạ Nguyên Mông cày đất Bắc- Đại Việt ngàn năm rạng non sông? Ông viết thế này có khác chi ông ca ngợi thằng Tàu khựa đâu? Chúng nó luôn ở thế mạnh cày xới cả đất Bắc Việt và dân Việt chỉ đáng là loài giun dế bị xới tung lên cho nát bét, bẹp dí đi?

Sau đó ông lại nhét một câu vớ vẩn vuốt đuôi thừa thãi: Đại Việt ngàn năm rạng non sông? Nghĩa là Đại Việt bị Tàu nó cày xới cho chỉ là đáng phận giun dế, tuy thắng nó ba cuộc chống Nguyên thì vẫn là tự hào cho kiếp nô lệ rạng rỡ non sông vì được phụ thuộc vào nó? Câu thơ này ngầm ca ngợi cho chính sách thà mất nước chứ không chịu mất đảng. Một bài thơ lộn xộn đầy mâu thuẫn chẳng toát ra được cái hào khí quái gì gọi là Đông A, mà ngược lại còn ngầm ca ngợi bốc thơm cho thằng Tàu.

Xin có thơ sau:

Đại Việt Hùng Cường

Hào khí Đông A từ triết tự
Tìm trong chữ Hán mà suy ra
Ba lần đánh thắng quân Mông Cổ
Rực rỡ non sông cả nước nhà

Thích chữ cánh tay hằn Sát Thát
Tam quân tráng sĩ khắp sơn hà
Chén rượu hoà tan tình phụ tử
Bình Than khúc hát khải hoàn ca

Hốt Tất Liệt kia trò cỏ rác
Tham lam chiếm đoạt nước non người
Vó ngưạ tang thương gò mối đục
Khắc bia đội đá nhục muôn đời

Như nước Việt Nam ta  thuở trước
Nghìn năm khai quốc Đức Tiên Hoàng
Độc lập giang sơn từ buổi ấy
Thiên thu vạn đại Bạch Đằng Giang

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận:  Hào Khí Đông A
30.8.2012 Lu Hà

Trích: Chuà Bà Ngô

Bà Ngô chùa đá thời vua Đinh
Trị thủy Hoàng long được cột kinh
Bát giác hình dài khắc Hán tự
Dâng chùa kinh Phật vẫn còn linh

Quạnh quẽ am xưa ánh DƯƠNG tà
Phong quang thay đổi tiếng QUẠ xa
Ngọc Am chùa báu sương mờ lạnh
Cây ổi trước chùa đã ĐƠM hoa

Hoàng quang Thuận

Bài này Thuận hay vua Trần lại phạm 3 lỗi đường qui.

Bà Ngô chùa đá thời vua Đinh- Trị thủy Hoàng Long được cột kinh? Hai câu thơ ngớ ngẩn buồn cười viết giống như giọng cộng sản: Bà mẹ chiến sĩ có 7 con chết trận được 7 bằng tổ quốc ghi công. Ông viết thế là ông lăng mạ bà Ngô đấy, ông làm như bà Ngô cũng có tính háo danh như ông bởi chữ " được".

Hai câu tiếp nhạt nhẽo chỉ là giọng điệu khoe khoang ngạo mạn thường trực của người cộng sản mà không toát ra nỗi uất hận, đau khổ, tủi nhục của người mẹ có đưá con phản quốc bán rẻ tổ quốc cho giặc vì chút hư danh, chút bổng lộc vật chất? Không toát ra được cảnh ngộ bi ai cuả một bà hoàng hậu được vua Đinh phong cho đền mức cùng cực bi đát phải cắt tóc đi tu. Trường hợp đi tu này là do phẫn uất vì đứa con trai phản quốc chứ không phải tự nguyện tự giác đâu nhé.

Quạnh quẽ am xưa ánh dương tà - Phong quang thay đổi tiếng quạ xa? Hai câu thơ khùng khùng dại dại chỉ cảnh chùa là màu tang thương chết chóc, là nơi hành lạc đầy tội ác nên mới có cảnh quạnh quẽ dương tà và tiếng quạ kêu. Ở đâu có tiếng quạ, tiếng cú kêu là ở đó có mùi thịt người và máu tươi. Thơ ông làm vậy có khác chi là ông bôi nhọ danh tiếng bà Ngô và còn xỉ nhục cả ngôi chùa.

Ngọc am chùa báu sương mờ lạnh-Cây ổi trước chùa đã đơm hoa? Câu thơ gán ghép cố tình dùng chữ hoa để cho vần với chữ tà, xa ở trên một cách lạc lõng rời rạc vô nghĩa, luôn thiếu tính logich cân đối cho cả toàn bài. Thơ chỉ là một mớ chữ lộn xộn vô nghĩa vá víu tạm bợ vô cảm vô hồn.

Xin có thơ sau:

Chuà Đá Bà Ngô Mẹ Nhật Khánh

Bà Ngô nổi tiếng thời nhà Đinh
Công lao vời vợi nghiã nhân thành
Ngán nỗi con trai Ngô Nhật Khánh
Phản bội nước nhà đắm biển xanh

Xuống tóc đi tu về Phật Quốc
Chân kinh Hán tự cứu sinh linh
Hiu hắt am chuà làn khói toả
Hoàng Long bia đá cháu con mình

Chuà đoá hoàng cung buồn mẫu hậu
Họ hàng thân thích lệ tuôn rơi
Lịch sử thời gian càng sáng tỏ
Trắng đen minh bạch nước non ơi!

Con dâu tuẫn tiết vì tiên tổ
Đại Việt muôn dân vẫn nhớ nàng
Bi kịch thảm thương trời ảm đạm
Sương rơi giếng ngọc áng mây vàng

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Bà Ngô
30.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 71

Trích: Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
Trung vua yêu nước một lòng nhân
Ngàn thu hương khói đền HIỂN thánh
Sử XANH danh TƯỚNG của VUA Trần

Hoàng quang Thuận

Đếm được 4 lỗi cơ bản. Vua Trần nào lại nỡ mớm thơ kiểu này cho ông Thuận?

Hưng đạo đại vương Trần quốc Tuấn- Trung vua yêu nước một lòng nhân? Câu thơ ngang phè phè, trung vua yêu nước là đủ còn một lòng nhân. Nhân là người, còn lòng người thì ai cũng có không phải lòng người thì là lòng lang dạ sói rồi? Câu thơ thừa thãi chả ra sao cả, có quái gì đáng gọi là thơ?

Ngàn thu hương khói đền hiển thánh? Ông Trần Hưng Đạo hiển thánh bao giờ khi nào trong trường hợp nào? Gọi là viết lấy được chuyên lải nhải suốt hai cặp chữ thần tiên và hiển thánh một cách vô vị nhạt nhẽo theo kiểu ca ngợi tâng bốc như cộng sản một cách nói lấy được a dua ăn theo.

Sử xanh danh tướng của vua Trần thì có gì là đặc biệt. Ông ta là hộ quốc công thần là danh tướng của triều đình nhà Trần và dân tộc Việt Nam chứ có phải là danh tướng cho của một ông vua đâu. Ngán nhất chữ " của ". Viết vậy hóa ra sỉ nhục vua Trần và cả ngài Hưng Đạo Đại Vương chia bè phái vây cánh trong triều đình. Làm như Ngài Trần Quốc Tuấn như là của riêng của vua để củng cố ngai vàng và quyền lực mà quên mất chuyện vua Trần Nhân Tông đi tu và nhường ngôi cho con, kể cả Trần Thái Tông cũng vậy.

Người này quen thói sùng bái cá nhân, quen thói tung hô lãnh tụ như kiểu Hồ Chí Minh. Thực ra vua Trần ngài đã xuống tóc đi tu trọn đời cống hiến cho Phật pháp. Ngài đâu cần danh vọng chức tước hão huyền làm gì? Hưng Đạo Vương vì nước quên chuyện lục đục trong hoàng tộc do thái sư Trần Thủ Độ gây ra. Hưng Đại Vương là danh tướng của nước Đại Việt, chứ không phải là công cụ, hay tay sai của vua Trần. Viết bậy bạ lếu láo như vậy mà cũng viết cho bằng được, chỉ có 4 câu thôi sai niêm luật, ý nghĩa thì thối hoắc lên ai mà chịu được?

Vậy xin có thơ sau:

Hưng Đạo Đại vương

Vì nước thù cha đành gác bỏ
Anh hùng lấy chữ nghiã làm đầu
Giết giặc trừ gian làm đại cuộc
Đôi vai đè nặng gánh sơn hà

Thái sư thượng phụ công thần quốc
Danh tướng vương triều sáng sử xanh
Ân oán xả buông tình chú cháu
Nghìn thu vằng vặc ánh trăng thanh

Đại vương con cả An Sinh Vương
Văn võ song toàn dậy núi sông
Binh thư yếu lược yên thiên hạ
Yêu nước thương dân trọn tấm lòng

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Đại Vương Trần Quốc Tuấn
30.8.2012 Lu Hà

Trích: Trần quang Khải

Thượng tướng thái sư Trần QUANG Khải
Văn thơ võ tướng lại song toàn
Vì NƯỚC bỏ QUA hiềm KHÍCH cũ
Dốc hết toàn tâm chống ngoại bang

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản nhét vào 4 câu tủn mủn.

Thượng tướng thái sư Trần quang Khải- Văn thơ võ tướng lại song toàn? Câu thơ này ngô nghê như trẻ con tập tọe nói tiếng Việt. Văn thơ võ tướng lại song toàn là câu chữ thừa thãi lủng củng. Nghĩa là văn thơ võ tướng là một vế sau đó là: lại song toàn là vế thứ hai. Hai vế này khác nhau về ý nghiã nên mới có chữ " lại " để gắn lại. Chính chữ "lại" này đã làm cho Trần quang Khải là một người mập mờ, dớ dẩn chứ có phải là hổ tướng văn võ song toàn quái đâu?

Vì nước bỏ qua hiềm khích cũ? Nếu không vì nước vì có giặc ngoại xâm thì hiềm khích vẫn còn? Nói như vậy có khác chi bảo Trần quang Khải là kẻ tiểu nhân tủn mủn hẹp hòi? Vì giặc Nguyên tràn đến mà buộc liên minh với Trần Hưng Đạo để cùng nhau dẹp kẻ thù chung? Thực ra Trần quang Khải và Trần quốc Tuấn là hai anh em con chú con bác chơi với nhau rất thân từ nhỏ, họ chẳng có hiềm khích thù hằn quái gì nhau hết mà họ chỉ giận nhau từ thuở thiếu thời: Nghe nói hai anh em cãi nhau về một cái đồ chơi và họ giận nhau mãi không nói chuyện với nhau thôi. Sau này lớn lên cả hai đều ngượng mà ít gặp nhau. Ông Thuận viết như vậy là bậy bạ vu cáo anh em họ Trần đấy. Ông còn bảo vua Trần nhập thần đọc cho ông viết như vậy. Thơ ông xuyên tạc vu cáo lịch sử, bôi nhọ nhân cách của tiền nhân một cách trơ trẽn bỉ ổi, đểu giả vô cùng.

Vậy xin có thơ sau:

Thượng Tướng Thái Sư

Quang Khải hổ oai thượng tướng quân
Thái sư binh pháp hội tao đàn
Sát cánh kề vai cùng QuốcTuấn
Riêng tư gạt bỏ đại công thần

Kià bến Chương Dương Hàm Tử Cốc
Chiến bào nhuộm đỏ lưỡi gươm nhoà
Xông pha trận mạc ai bì nổi?
Xác giặc ngổn ngang chớp sáng lòa

Thái bình muôn thuở nên ra sức
Đố kỵ hẹp hòi phải dẹp tan
Anh em thúc bá cùng Hưng Đạo
Cốt nhục tình thâm dòng họ Trần!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Trần quang Khải
30.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 72

Trích: Bích Động

Lung linh ngọc quý của trời Nam
Động XANH ngọc BÍCH ghép TÊN vàng
Ngũ nhạc triều quy Long hội tụ
Thanh tao thi vị cảnh thôn trang.

Hoàng quang Thuận

Bài thơ có 3 lỗi cơ bản về niêm luật thơ.

Lung linh ngọc qúy cuả trời Nam? Trời Nam nào cả vùng phiá Nam Á hay sao? Tối nghĩa không nói rõ lãnh thổ chủ quyền của ai? Cái gì là ngọc quý? Một câu thiếu chủ ngữ, câu thơ cụt.

Động xanh ngọc bích ghép tên vàng? Một câu thơ vô duyên? Cái động đó ghép tên vàng? buồi cười ngớ ngẩn lố bịch bởi chữ ghép, ghép cái bảng đề tên động ngọc bích cái tên bằng chữ vàng? Một câu thơ vô cảm tối nghĩa mù mit của kẻ thiếu chữ thiếu trí tuệ cảm hứng thơ.

Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng" Mang ý nghĩa một ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Đây là một kiểu động làm chùa phổ biến ở Ninh Bình.

Ngũ nhạc triều quy long hội tụ? Không biết thuổng câu chữ Hán vô duyên nào ở đâu đây ? Ngũ nhạc là 5 nhạc là cái nhạc khỉ gì ở trong động này? Triều quy là cái gì ngớ ngẩn vậy là thủy triều dâng ? Cái hang này nước biển ở đâu có thể tràn vào được? Long hội tụ là rồng gặp nhau ư? Đang tả Bích Động lại vớ vẩn gắn cái ngũ nhạc của Tàu vào đây?

Ngũ nhạc thực ra là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung - Hoa. Người Tàu có thói quen so sánh mặt người với mặt đất của Trung nguyên nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính để rồi căn cứ vào hình dáng , vị thế liên hoàn của chúng mà đán tương lai, quá khứ của con người .

- Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là nam nhạc (tên riêng là Hoành Sơn)

- Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc nhạc (tên riêng là Hằng Sơn)

- mặt trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông nhạc (tên riêng là Thái Sơn)

- mặt phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây nhạc ( tên riêng là Hoa Sơn)

- Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung nhạc (tên riêng là Tung Sơn).

Điều kiện tối thiểu của ngũ nhạc là phải có sự TRIỀU CỦNG (đôi khi gọi là TRIỀU QUI) nghĩa là quần tụ theo một thế ỷ dốc liên hoàn , qui về một điểm quan trọng nhất. Theo quan niệm của khoa địa lý phong thủy của các thuật sĩ Tàu, sự triều củng khiến cho long mạch (nguyên khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó ) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt đẹp. Trong Ngũ nhạc , Tung nhạc là chủ yếu, là trung tâm điểm của cả hệ thống nên khí thế của nó phải bao trùm tất cả các nhạc khác. Theo sự qui định của tướng thuật, mũi là trung tâm của khuôn mặt, lại tượng trưng cho phần nhân sự Trong Tam tài nên được gọi là long mạch .

Thanh tao thi vị cảnh thôn trang? Thôn trang nào ở cái nơi thâm sơn cùng cốc này? Ngằy xưa gọi là nơi ma thiêng nước độc khỉ ho cò gáy dân làng nào dám ở? Trong cái hang này mà thanh tao thi vị gì hở giời? Thơ ép vần Nam, vàng có vần nhau đâu? Vì thiếu chữ thiếu trí nên trên có chữ vàng dưới ép đại chữ trang vào nên mới ông chẳng bà chuộc ném cả một cái thôn làng vào một cái hang. Một bài thơ vô cảm nhét đầy chữ nghĩa cóp nhặt xa lạ vớ vẩn vay mượn của thằng Tàu để tả cái hang gọi là Bích Động.

Xin có thơ sau:

Động Ngọc Bích

Bích động long lanh hàng nhũ đá
Đam Khê Ninh Hải ở Hoa Lư
Đường mây ong bướm vờn hoa lá
Cá nhảy nhạn sa thông hát ru

Sắc màu ngọc bích lưu danh cổ
Lóng lánh lâng lâng ánh nguyệt mờ
Quần long tinh thể trào lai láng
Dòng suối trong xanh chảy lững lờ

Tài tử giai nhân khắp bốn phương
Thanh mai trúc mã đóa xuân hồng
Ngẩn ngơ trăng gió hồn ngây ngất
Nước biếc đòi cơn sóng dậy lòng!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bích Động
31.8.2012 Lu Hà

Trích: Hang Thong Thày

Con đò nhỏ nhẹ lướt vào trong
Động đá đào tiên giữa cõi trần
Đàn TRÂU đủng ĐỉNH đi VEN suối
Cò bay chim lượn cảnh trường xuân

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi
Sư tử chầu bên không LAY động
Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi.

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản. Bài thơ thô tục nhớp nhúa bậy bạ lếu láo vô học này trám vào mồm vua Trần qủa là coi thường đạo lý nhà Phật, ghép vần tùy tiện là lăng mạ tiền nhân đấy chữ trong và trần có được vần đâu?

Con đò nhỏ nhẹ lướt vào trong? Một hình ảnh ẩn dụ thiếu trí năng, con đò nào lại nhỏ nhẹ được, nếu không phải là chiếc xuồng độc mộc, hay gọi là cái ghe nhỏ? Con đò thì lại là một loại thuyền lớn để chở khách qua sông.

Động đá đào tiên giữa cõi trần rồi vào trong rồi thấy đàn trâu đủng đỉnh đi ven suối? Vô lý thiếu logich, có loại cây đào nào sống được trong động đá hở giời trừ động hoa quả sơn cực lớn của anh chàng Tôn Ngộ Không? lại còn cò bay chim lượn ở trong hang tối dám gọi là cảnh trường xuân?

Ối giời ơi! 4 câu sau lại càng cực kỳ thô tục bỉ ổi như vậy mà ông dám nhét cả vào mồm Phật hay vua Trần?

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi ? Chắc ông Thuận thấy mấy cô gái đĩ hành lạc trong đó với khách thập phương hay sao mà nhầm tưởng là tiên nữ?

Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi? Câu này mà dám trám cả vào mồm vua Trần thì có ngày vua Trần hiện lên thật, Ngài sẽ bóp cổ ông đấy.

Sư tử chầu bên không lay động? Sư tử nào? Mấy ông bí thư tỉnh ủy như Trường Tô ở tỉnh Hà Giang vào hành lạc hay sao mà nhầm tưởng thành những con sư tử đực dâm dê trước mấy cô gái đĩ ông gọi là nàng tiên vú căng tròn đầy sữa, làm cho mấy chú sư tử đực già say tình gần như bị thượng mã phong chết đứ đừ không lay động được? Cái hang bằng cái lỗ mũi thì voi nào chui lọt mà ngồi thiền? Đang tả cái hang lại nước sông trôi? Sông ở đâu chỉ được cái vớ vẩn thơ với chẳng phú?

Ngán nhất hơi một tí ông lại lạm dụng chữ thiền của nhà Phật. Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi? Voi cụ nào mà chui được cả vào hang để toạ thiền đây? Một bài thơ này chỉ nên viết ở ngoài đời tả tình thì được nhưng mang vào nhà Phật là ông Thuận làm ô uế cả Phật Đường.

Xin có thơ sau:

Vãn Cảnh Thong Thày

Xuyên qua thủy động tới Thong Thày
Thuyền nhẹ lướt bay ngây ngất say
Khác chi Từ Thức đào tiên mộng
Từ thuở xa xưa ai có hay

Hang sâu chừng độ vài trăm mét
Hun hút đằng vân sóng lắt lay
Nhũ đá hoa cương khoe sắc lạ
Hoa Lư tuyệt thế động là đây

Lớp lớp gần xa như trẩy hội
Giang sơn Đại Việt của ta ơi!
Thẳng lối cò bay hồn bát ngát
Đào nguyên bến mộng chẳng xa xôi.

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận
31.8.2012 Lu Hà

***

Hiện tượng Hoàng Quang Thuận phần 73

Trích : Chuà Hạ

Phượng bay chim múa trước sân chùa
Hai TẦNG tám MÁI cổ kính xưa
Mạo Cổ Thần Thanh bức đại tự
Thị CHÍN  trên CÀNH quả đung đưa

Hoàng quang Thuận

Bốn câu và 4 lỗi cơ bản. Phượng ở đâu bay và chim nào múa trước sân chùa? Viết thế có quái gì đáng gọi là thơ. Tác giả hay vua Trần nhập mộng báo cho, từ đâu mà có chim Phượng?

Chùa Hạ chưa từng nghe thấy, có thể ở Hoa Lư chăng ? Hay có thể là chùa Hà chăng? Hai tầng thì có nhưng lấy đâu ra 8 mái?

Nghe nói: Tầng dưới chia làm ba gian, với 12 cột trụ xây nổi trên mặt tường. Tam quan có ba vòm cửa, cửa giữa rộng hơn.

Tầng hai Tam quan treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), một di vật thời Tây Sơn còn bảo quản nguyên vẹn. Chuông cao 1m20, chu vi đáy 1m80 được đúc tinh tế, phần trên bốn múi chuông được khắc nội dung văn chuông, phần dưới được khắc tứ linh: long ly quy phượng cách điệu mà rất sống động. Phía trên là hai con bồ lao đầu nhìn về hai phía, bốn chân gắn chặt vào chuông.

Mạo Cổ Thần Thanh bức đại tự chắc là thuổng được câu thông thường do khách thập phương đọc ở cửa chuà, hay do sư cụ trụ trì nói chứ có gì mà lạ? Tự nhiên viết vào không nguyên cớ vưà vô duyên vừa lố bịch. Rồi nưã: Thị chín trên cành quả đung đưa?

Cành đung đưa thì có thể nhưng quả đung đưa vô lý cả một cây thị sẽ rụng ngay trong một giờ và cái chùa này sẽ thối um vài ba ngày sau nếu không có chú tiểu nào quét dọn? Thị là giống rất dễ rơi. Một bài thơ không đáng gọi là thơ.

Xin có thơ sau:

Nhớ Chuà Hạ Ở Hoa Lư

Mạo Cổ Thần Thanh tự thuở nào
Từ trong quần thể động Hoa Lư
Hai tầng tám mái ngôi chuà Hạ
Hương thị thoảng bay lẫn gió thu

Du khách về đây vãn cảnh chuà
Có nghe cành trúc mộng la đà
Khói hương Phật độ lòng thanh thản
Ai biết tình ai có mặn mà

Nưả già niên kỷ vẫn còn đây
Tổ quốc phôi pha cốc lệ đầy
Phế hưng trầm tích trò dâu bể
Ta vẫn là ta với tháng ngày.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Hạ
31.8.2012 Lu Hà

Trích : Chuà Trung

Hương thơm thị chín NGÁT lối đi
Non XANH Sư TỔ hội KINH kỳ
Kim LONG thủy TÚ nơi VUA ngự
Đàn trời, sáo nhạc của ca thi

Hoàng quang Thuận

7 lỗi cơ bản, một bài thơ chắp nối bậy bạ ngớ ngẩn thuổng được những câu chữ Hán rơi vãi rồi cố gò ghép vào thành bài thơ có những 7 lỗi cơ bản về đường thi. Một sự giả mạo trắng trợn thô bỉ của kẻ không biết làm thơ thiếu văn hoá lại còn gán cho vua Trần nhập đồng đọc cho chép.

Hương thơm thị chín ngát lối đi, rồi ngoắt một cái: Non xanh sư tổ hội kinh kỳ? Sư tổ nào hội kinh kỳ? Chỉ được cái vu vơ vớ vẩn, viết lách nhố nhăng.

Kim long thủy tú nơi vua ngự- Đàn trời sáo nhạc của thi ca? Hai câu ngáp ruồi ngái ngủ này thì có gì đáng gọi là thơ kia chứ mà thừa tiền in ra hàng đống giấy vụn?

Xin có thơ sau:

Nhớ Cảnh Chuà Trung

Chùa Trung thị chín thơm ngào ngạt
Một chút ân tình với nước non
Báo quốc hoàng ân còn để lại
Ngàn thu giữ mãi tấm lòng son

Bích Động ai lưu dòng bút tích
Thuở nào xa gía rợp tinh kỳ
Đường về Tây Trúc lòng thanh thản
Thánh đức bao đời ơn cố tri

Hoa Lư hoài cổ hồn thu thảo
Da ngưạ bọc thây giữa trận tiền
Âm binh lồng lộn cùng mây gió
Hãy trở về đây giải lụy phiền

Khói lam rêu phủ cùng năm tháng
Một nén hương lòng kính tổ tiên
Đế đô Đại Việt Đinh Hoàng đế
Hưng phế bể dâu đã mấy phen?

thơ làm nhân đọc  4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Trung
31.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 74

Trích: Chuà Thượng

Chùa Thượng quay mặt hướng phía Đông
Bệ ĐÁ thờ Phật Bà Quan Âm
Sơn thần thổ địa chầu HỮU tả
Linh THIÊNG cứu NẠN khắp DƯƠNG trần

Hoàng quang Thuận

Đếm được 5 lỗi cơ bản. Đúng là đại bần cố nông Chí Phèo làm thơ sặc mùi phân bắc cuả ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Chùa Thượng quay về mặt phiá Đông? Cứ như là cán bộ tham mưu tác chiến sư đoàn về đơn vị giới thiệu điạ hình đia vật của chùa Thượng để các tổ đặc công chuẩn bị tập kích.

Bệ đá thờ Phật bà quan âm? Đây là thơ ư? Giống như các đồng chí dưới bệ đá Phật bà là kho vũ khí, chùa này đã bị quân đội cộng hoà chiếm giữ nhưng chúng không biết đó là kho vũ khí cuả ta.... Thật ra gọi Quan Thế Âm cũng chưa hẳn đúng. Theo tôi nhà Phật còn gọi là Quán Thế Âm? Nhưng thôi quan hay quán tùy theo từng điạ phương, theo thói quen phát âm. Nhưng ngán nhất đông, âm, trần có vần đâu mà ông Thuận dám bỏ 4 câu thơ này vào mồm vua Trần?

Sơn thần thổ điạ chầu hữu tả- Linh thiêng cứu nạn khắp dương trần? Ai bảo Sơn thần thổ điạ thay đức Phật để cứu nạn khắp dương trần?

Thật ra hai bên chùa là hai miếu nhỏ thờ Đức Sơn Trần và Thổ Điạ chứ có phải là Sơn Thần đâu?

Toàn làm thơ bỉ báng nhí nhố mãi thế này sao? Bao giờ mới thôi cái trò thơ rỏm này để loà bịp, bíp bớp dân ?

Vậy xin có thơ sau:

Chuà Thượng Cảm Tác

Cảm khái cảnh quang vùng Bái Đính
Vượt qua hang tối nhạn đưa đường
Sơn Trần Thổ Địa uy nghi lắm
Bồ tát nhìn về hướng phía Đông

Ba mươi bậc đá cỏ sương mơ
Hương khói hành hương khách tỏa mờ
Quán thế Phật Bà về cực lạc
Thuyền xuôi bến giác mộng đôi bờ

Chùa Thượng nơi đây đẹp tuyệt vời
Sông trăng tùng cúc hỡi người ơi!
Giang sơn hùng vĩ miền sơn cước
Nhắn gửi Hoa Lư có mấy nhời

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận : Chuà Thượng
31.8.2012 Lu Hà

Trích.: Đền Kê Hạ

Sừng sững giữa trời xanh MÂY núi
Ngọc Hoa công chúa của vua Hùng
Lưỡng long triều nguyệt hai rồng phục
Mây NGÀN gió NÚI giữa LÒNG thung

Mắt rồng giếng Ngọc ở trong sân
Phong SƯƠNG mưa NẮNG vẫn TRONGngần
Si GIÀ mơ NGỦ bên SƯỜN núi
Rắn CUỘN trần HANG cạnh Kỳ lân.

Hoàng quang Thuận

Đếm được 11 lỗi cơ bản. Ông này hoàn toàn mít đặc nhưng vẫn cố bắt chước làm thơ đường rỏm rồi trám vào mồm vua Trần. Quả là ngỗ nghịch, ngạo mạn khinh đời vô cùng, coi trời Phật chả là cái quái gì chỉ là đối tượng để lợi dụng lòe bịp dân.

Sừng sững giữa trời xanh mây núi - Ngọc Hoa công chúa của vua Hùng? Hai vế này rời rạc chả liên kết gì với nhau. Ai chả biết Ngọc Hoa là con gái vua Hùng Vương thứ 18. Có sơn thần thổ điạ nào dám ngủ với bà hoàng hậu đâu mà phải khảng định như đinh đóng cột là nàng Ngọc Hoa là công chúa của vua Hùng? Công chúa cũng có thể là con gái có thể là công chúa nước khác vua Hùng chiếm hữu làm vợ? Một câu vô duyên sau đó là tịt.

Lưỡng long triều nguyệt hai rồng phục? Câu thừa, lưỡng long là hai rồng rồi lại còn thêm chữ hai rồng phục nữa? Triều nguyệt là cái quái gì mà dân Việt cần đọc? Chỉ được cái sính dùng từ Hán loạn xị. Nguyệt là trăng, còn triều có thể là triều đình, vương triều, thủy triều... Một câu cực kỳ lộn xộn tối nghĩa vô cảm, vô hồn.

Mây ngàn gió núi giữa lòng thung? Thung là thung lũng nhưng dính dáng quái gì đến đền Kê Hạ? Thung lũng có mây có gió thì dân miền núi ai chả biết có phải người cung trăng đâu?

Mắt rồng giếng ngọc ở trong sân? Có truyền thuyết nào tả mắt rồng là giếng ngọc? Ông toàn viết bậy, hay cho rồng ứa nước mắt ra thành giếng? Dái rồng cũng đái ra nước mà? Thơ với chẳng phú, cứ nhí nhố chả ra sao cả.

Phong sương mưa nắng vẫn trong ngần? Cái giếng đó chỉ có phong sương mưa nắng thôi thì ảnh hưởng gì mà chả trong? Chỉ sợ, xin lỗi các bạn có thằng đểu nào nó iả vào nhưng giếng vẫn trong mới là lạ.

Si già mơ ngủ bên sườn núi. Cái hình ảnh ẩn dụ này viết ra chẳng có ý nghĩa quái gì hết.

Rắn cuộn trần hang cạnh kỳ lân? Cũng có thể có con rằn thật cuộn cạnh con kỳ lân bằng đá. Nhưng câu trên đã nói hai rồng phục rồi lại còn thêm kỳ lân nưã ở đâu ra? Nghe nói đền thờ đã có rồng đá rồi thì thôi lân, qui, phụng? Tóm lại bài thơ viết về cái đền Kê Hạ thờ công chúa Ngọc Hoa nhưng chẳng thấy có cảm xúc gì với công chúa cả mà tả cái đền giống như tả sở nuôi thú lạ vậy? Thơ này không thể gọi là thơ viết cho nhà Phật được mà là thơ viết phục vụ nhu cầu cuả các anh Phèo, cô Nở đọc.

Xin có thơ sau:

Đền Thờ Ngọc Hoa Công Chuá

Đền thờ Kê Hạ huyện Hoa Lư
Bảng lảng chiều buông bóng Ngọc Hoa
Thâm u tả hữu đôi rồng đá
Từng bậc rêu phong phủ lối mờ

Cỏ xanh giếng ngọc vẫn còn đây
Ong bướm xôn xao cảnh vui vầy
Khóm trúc vi vu chào hoan hỉ
Làn hương nhè nhẹ thoảng mây bay

Cây đa rợp bóng bên triền núi
Vắt vẻo đong đưa chú rắn xanh
Dưới gốc gà con đang gọi mẹ
Vàng anh tíu tít nhảy trên cành

Ai sẽ về chơi xã Ninh Vân
Tìm Côn Lăng Hạ đến thăm đền
Có nàng công chuá đang buồn lắm
Hồn đợi khách thơ giải muộn phiền!

Thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ cuả Hoàng quang Thuận: Đền Kê Hạ
31.8.2012 Lu Hà

***

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site