lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 85-92

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 85

Trích: Động Tam Giao

Um tùm rậm rạp động Tam Giao
Nhũ đá trần hang động TIÊN đào
Voi chầu hổ phục nàng tiên múa
Cá LỘI từng ĐÀN ở TRONG ao

Thần tiên hang động của trời cho
Đàn THẦN động NHẠC trắng CHIM cò
Giải OAN suối NƯỚC dài TRONG vắt
Kim cương báu vật chất đầy kho

Hoàng quang Thuận

Đếm được 10 lỗi cơ bản phạm đường qui. Sở dĩ tôi phải soi từng chữ để vạch mặt ông Thuận là kẻ buôn thần bán thánh giả mạo vu khống cả tiền nhân, nhất là vua Trần một vị tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Vua Trần không bao giờ làm thơ ngu xuẩn về nội dung ý nghĩa và sai nhiều niêm luật đường thi như thế này. Rõ ràng đây là thơ Thuận nghĩ ra hoặc ăn cắp của ai đó hoặc thuê mướm một đại Chí Phèo ma đầu nào đó làm ra để lòe bịp thiên hạ?

Um tùm rậm rạp động Tam Giao -Nhũ đá trần hang động tiên đào ? Động có tên gọi là Tam Giao được tả là động tiền đào nhưng 2 câu dưới chẳng tiên đào chút nào mà Thuận tả như cái sở thú và nàng tiên giống như người làm trò xiếc nhảy nhót múa may như trong rạp hát.

Voi chầu hổ phục nàng tiên múa -Cá lội từng đàn ở trong ao? Thuận luôn có thói quen tả tiên như các cô gái nuôi thú, luôn có hình ảnh tiên cưởi truồng hay bên cạnh con voi đực hay thú dữ hung tợn như hổ báo. Có thể tâm lý bạo lực cửa quyền của bọn kiêu binh ác ôn luôn thường trực trong đầu Thuận mà hơi một tý Thuận lại lôi hổ báo sư tử rắn rết ra để hù doạ thiên hạ?

Một cái hang lớn cỡ nào mà Thuận nhốt vào đó lắm thú vật vậy còn gọi là động tiên đào. Đây là loại tiên ghê gớm khác thường vô cùng.

Thần tiên hang động của trời cho - Đàn thần động nhạc trắng chim cò? Thần tiên hang động của trời cho ai? Cho Thuận cho đảng để nhằm vào vào mục đích khai thác kinh tế hay sao?

Đàn thần động nhạc trắng chim cò thì có quái gì đáng xúc cảm đáng gọi là thơ? Toàn là những câu chữ lải nhải suốt buổi về thần tiên, chữ tiên nhai đi nhai lại nghe rõ ngán làm tiên trở nên lố bịch trơ trẽn bỉ ổi vô cùng.

Giải Oan suối nước dài trong vắt - Kim cương báu vật chất đầy kho? Thuận kê ra lắm chữ vô nghĩa lộn xộn và cuối cùng vẫn là mục đích kinh tế vật chất cái hang là cái kho riêng của đảng của nhóm lợi ích trong đó có Thuận nhằm khai thác bán dần? Một bài thơ vô cảm nhí nhố của một kẻ háo danh hãnh tiến.

Xin có thơ sau.

Kho Báu Tam Giao Động

Tam Giao ba cửa vào hang động
Thị xã Ninh Bình cũng chẳng xa
Có suối giải oan ma nữ tắm
Thương hồn con gái lệ châu sa

Kho báu kim cương trần nhũ đá
Sắc hoa óng ánh bạc vàng thau
Bướm ong sớm tối vờn hoa trái
Muông thú xôn xao đủ bốn muà

Phụ lão bách niên bạc mái đầu
Hương lân làng bản tiếng gần xa
Vui vầy cá lội hồ sen mộng
Ríu rít chim rừng tấu nhạc ca

Chống gậy trèo non thăm cảnh động
Giai nhân tài tử khắp sơn khê
Tam Giao lưu luyến tình xuân dậy
Lạc lối đào nguyên muộn nẻo về.

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Động Tam Giao
3.9.2012 Lu Hà

Trích: Suối Canh Gà

Ảo mộng thực hư suối CANH Gà
Lơ LỬNG trời XANH đám mây xa
Đảo NHỎ mờ SƯƠNG quanh chân núi
Lơ THƠ xóm NỔI mấy NGÔI nhà

Hoàng quang Thuận

8 lỗi nhét vào hai lỗ mũi háo danh phổng to cuả Thuận.

Thôi đọc lên các bạn có thấy rung động cảm xúc gì không với những câu những chữ vô cảm xương gà đầu chó đuôi lợn này? Thơ Thuận luôn vắng bóng yếu tố con người, lòng người và tình người. Hình như Thuận làm ra chỉ cốt để đọc cho thú vật nghe hay loại người máy không tim óc thưởng thức? Sở dĩ suối gọi là Canh Gà vì theo tương truyền: Thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước nóng ở suối làm thịt gà, từ đó dân trong vùng đặt tên suối Canh Gà. Tôi không tin là một vị sư lại khai đao sát giới làm thịt gà để ăn. Nhưng cái thôn xóm đó lại có tên là Kênh Gà?

Tôi xin có thơ sau:

Suối Nóng Kênh Gà

Kênh Gà Gia Thịnh sương mờ phủ
Dòng suối sục sôi rát bỏng tay
Heo hút đèo cao làng bản vắng
Muông cầm nháo nhác bóng chim bay

Suối nóng canh gà ai muốn tắm
Minh Không sư phụ đã dừng chân
Hái thuốc chữa lành bao kẻ bệnh
Tiếng lành đồn khắp cả dân gian

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ cuả Hoàng quang Thuận: Suối Canh Gà
4.9.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 86

Trích: Hoàng Cung Vũ Lâm

Thái thượng vân du núi Vũ Lâm
Hành cung vi diệu nhất CÕI trần
Hang sâu núi thẳm nơi thiền ngự
Ngàn NĂM con TẠO cứ XOAY vần

Vũ Lâm thiên tuế thăm đền cũ
Trường An lau TRẮNG gió phất phơ
Đầu ĐÀ tông PHÁI về YÊN Tử
Hoàng cung sương gió đã phai mờ.

Hoàng quang Thuận

8 lỗi cơ bản vì cố nhại theo đường thi để lấp đầy hai lỗ mũi của một ngã vô học quên chữ hãnh tiến làm thơ rồi phết nhớt vào mồm vua Trần; nhẫn tâm vu cáo mê hoặc lòng dân thôi, chứ thơ phú cái con khỉ gì kiểu này?

Thái thượng vân du núi Vũ Lâm - Hành cung vi diệu nhất cõi trần? Thái Thượng là vua Trần Thái Tông đây đi dạo núi Vũ Lâm, đúng ra là Ngài vào làng Văn Lâm xã Ninh Hải huyện Hoa Lư bây giờ.

Hành cung nào vi diệu nhất cõi trần? Nếu là cõi trần thì phải tính bề rộng cả quả điạ cầu này thì làm sao cái gì cũng đòi nhất người ta được? Cái tính hay khoe khoang của người cộng sản không bao giờ chừa được, chủ nghĩa Mác thối rinh lên vẫn còn ca thơm.

Cái câu nhất cõi trần ông Thuận lải nhải rất nhiều lần như trong bài Hào Khí Đông A cũng vậy. Hơi một tí là thần tiên với lại nhất cõi trần. Lảm nhảm mãi rác cả tai.

Hang sâu núi thẳm nơi thiền ngự - Ngàn năm con tạo cứ xoay vần? Có thật TrầnThái Tông chui hang ngồi lỳ đó để thiền ngự không hay chỉ được cái tuyền truyền bậy bạ bôi nhọ lịch sử ?

Ngàn năm con tạo cứ xoay vần là ý nghĩa quái gì để hoàng dương Phật Pháp, tôn xưng cái hoàng cung Vũ Lâm?

Vũ Lâm thiên tuế thăm đền cũ -Trường An lau trắng gió phất phơ? Vũ Lâm nào muôn năm thăm đền cũ. Vũ Lâm tự nó là tên chùa ở núi Vũ Lâm, thật ra là chùa Văn Lâm mới phải lại còn thăm đền cũ ? Thơ ông này luôn loạn xí ngầu thiếu tính lôgich, cố viết lấy được không có óc để nghĩ suy gì cả. Rồi lại lôi cái thành Trường An bên Tàu sang để doạ dân Việt à?

Cái thành Trường An cỏ lau trắng phất phơ thì mặc thây mẹ nó chứ dính dáng gì đến nước Đại Việt này? Xin nhớ Việt Nam không phải là một tỉnh của Tàu như đảng cộng sản và ông Hồ quan niệm đâu nhé.

Đầu Đà tông phái về Yên Tử - Hoàng cung sương gió đã phai mờ? Đầu Đà là vua con chính là Trần Nhân Tông lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên tử nên hoàng cung ở Vũ Lâm sương gió đã phai mờ nghĩa là tan biến trong lòng dân? Vậy thay mặt dân thay mặt đảng chỉ còn nhớ tới kinh đô Trường An bên Tàu thôi hay sao ?

Thơ này có tư tưởng bán nước nhập Tàu, nên dẹp quách nó đi cho rảnh, còn luyến tiếc gì nữa mà hội thảo?

Xin có thơ sau:

Phụ Tử Đồng Lòng

Thánh cung xây dựng ở Văn Lâm
Ninh Hải hương lân mở rộng tầm
Trẻ già nô nức theo hoàng đế
Phật đạo ngàn năm trọn chữ tâm

Thái Tông tình nghĩa để Nhân Tông
Một trái tim son một tấm lòng
Giữ nước an dân cần mẫn chánh
Trúc Lâm đại sĩ sóng Hoàng Long

Nối chí nghe cha về Yên Tử
Hoa Lư thương nhớ đại Đầu Đà
Hương Vân sớm tối tùng mây cúc
Suốt mát gương trăng trải bốn mùa !

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hành Cung Vũ Lâm
5.9.2012 Lu Hà

Trích: Chuà Phong Phú

Phong Phú chùa xây thời NHÀ Đinh
Cổ TỰ mờ SƯƠNG khói HỮU tình
Thế NÚI long CHẦU bên HỔ phục
La Hán trầm tư đọc sách kinh

Hoàng quang Thuận

Vẫn đầy 7 lỗi để lèn chặt hai lỗ mũi háo danh của một kẻ quên chữ nghĩa trở thành đui mù vô học mà dám trám vào mồm vua Trần thật không có một tí liêm sỉ gì của cái giống người.

Phong Phú chùa xây thời nhà Đinh - Cổ tự mờ sương khói hữu tình? Hai câu này thật ngớ ngẩn có ai nhìn thấy cái cổ tự mờ sương khói để có tình và tình gì? Tình dân tộc, non nước hay Phật Pháp? Một lối nói chung chung truyền thống của người cộng sản vô thần nhưng lại thích gán sang tả cảnh chùa.

Thế núi long chầu bên hổ phục -La Hán trầm tư đọc sách kinh ? Lúc nào cứ hễ tả chùa là ông này rất thiếu chữ nghĩa là ông lại lôi rồng và hổ ra để doạ thiên hạ và chấm hết. La Hán nào trầm tư đọc sách kinh? Các bậc La Hán là hàng phẩm đạo hạnh đã tu ở tầng cao và các ngài an nhiên tự tại về thế giới tịnh độ có chùa nào tạc tượng La Hán đọc kinh? Chuyện tượng La Hán đọc kinh như tu sĩ hay Phật tử bình thường là cố tình xuyên tạc mà còn trầm tư nữa kia? Ông cứ lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử làm sao biết các bậc La Hán trầm tư? Nếu là trầm tư nghĩa là các Ngài còn vọng tưởng và phải nén tâm can lại để đọc kinh thì còn là La Hán gì nữa ?

A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa) của Thánh đạọ, không bị ô nhiễm và phiền não chi phối. Một A-la-hán có khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết-bàn, khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.

A-la-hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy.

A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh.

A-la-hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.

Tôi xin ông Thuận đừng làm thơ bậy bạ xuyên tạc nữa, hãy nên sống cho tử tế đàng hoàng và chỉ nên chuyên làm từ thiện thôi danh tiếng ông vẫn nổi lên như sóng cồn kia mà? Lao vào lĩnh vực văn chương thơ phú để kiếm ăn khó nhai lắm ông ơi!

Xin có thơ sau:

Chuà Phong Phú Ở Ninh Giang

Ninh Giang chùa cổ đức vua Đinh
Phong Phú hương lân nức tiếng danh
Hoa Lư thành cổ sương mờ phủ
Dào dạt Hoàng Long sóng nước xanh

Phật độ giang sơn hồn Đại Việt
Đinh Tiên Hoàng Đế lập triều cương
Thái bình muôn thuở nên gìn giữ
Con cháu ngàn năm quyết một lòng

Rồng vàng xuất hiện gọi Thăng Long
Từ đất Đại La mở rộng đường
Vững trãi sơn hà ba triều đại
Đinh - Lê - Lý vẳng tiếng chuông đồng.

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Phong Phú
5.9.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 87

Trích: Vua Trần Nhân Tông Thăm Vũ Lâm

Nhân Tông thăm AM động vua cha
Hành CUNG một THUẢ của SƠN hà
Thế núi hình rồng sơn thủy động
Dưới BÓNG tà DƯƠNG tiếng CHUÔNG xa

Hoàng quang Thuận

7 lỗi cơ bản.Trong lịch sử loài người từ thuở xa xưa con người chỉ ú ớ ra hiệu cho nhau. Và đến khi có tiếng nói, đã có sự ảnh hưởng qua lại với nhau trong một hệ thống ngữ âm cuả các dân tộc trong vùng. Về cách phát âm giọng điệu người Việt, Tàu, Thái, Lào, Miên, Nhật, Triều v. v... là cùng một hệ phái về thơ thì nổi trội là thơ đường luật có nguồn gốc từ cổ phong, kinh thư mà ra.

Luật đường thi phải trải qua mấy nghìn năm thăng trầm đúc kết gạn lọc để tìm ra nguyên tặc gieo vần thích hợp nhất cho lối nói. Niêm luật bằng trắc đã được các bậc cao nhân thánh hiền nối tiếp nhau đến độ huyền hoá nhuần nhuễn vô cùng như trên một bàn cờ. Tính chất thiên biến vạn hoá cuả ý nghiã là vô cùng tận trong 16 phép niêm đường thi cuả Tàu và 4 phép niên giải số Việt Nam.

Sự phá vỡ cấu trúc cuả mấy tên vô học hủ bại theo nền văn hoá ngoại lai cộng sản với chiêu bài cách tân chỉ là để ngu dân hoá theo lối cổ phong tiền sử xa xưa là cố tình xoay ngược bánh xe cuả văn minh và trí tuệ.

Cách làm thơ như ông Thuận là xỉ nhục nền văn hoá Trung Hoa, Việt Nam và các nước trong khu vực. Một lối thơ ngô ngọng thiếu trí tuệ kém cỏi nhưng được bọn đàn em bậu xậu tán dương là một trò chơi nguy hiểm phản lại tiền nhân và tri thức cuả con người.

Bởi vì cấu trúc đổi thanh và luật niêm cuả các câu trong thơ dính với nhau về nghệ thuật , tự nó đã  thuận theo logich để hài hoà âm điệu và phát triển tinh tuý cuả hồn người tới cảnh giới vi diệu , cao xiêu cuả thơ. Không thể lấy trình độ cuả anh Phèo cô Nở làm nền móng cơ bản để nghệ thuật vị nhân sinh được. Cái đó là dìm tinh hoa xuống bùn đen là tư tưởng đồng hoá cá mè một lưá theo kiểu bầy đàn cuả Mao, Mác, Lê.

Nhân Tông thăm am động vua cha - Hành cung một thủa của sơn hà? Vua Trần Nhân Tông từ Ai Lao trở về đã thăm ngôi chuà mà vua cha xây dựng và xuống tóc đi tu ở đó là đúng thật như Thuận viết. Nhưng hành cung một thuở cuả sơn hà là tối nghiã, chẳng thấy thơ tý nào. Một thuở cuả đất nước còn bây giờ thì sao? Cái hành cung thờ cúng Phật là cái chỗ trang nghiêm bình thường có gì mà lạ?

Thế núi hình rồng sơn thủy động -Dưới bóng tà dương tiếng chuông xa? Thế núi nào hình rồng, chỗ nào ông ấy cũng rồng với hổ. Sơn thủy động là núi, nước và hang thì có ý nghiã gì với thơ? Thơ  này vô nghiã ú ớ vịt giời viết cho gỗ đá, người máy không tim óc nó đọc.

Dưới bóng tà dương tiếng chuông xa? Tiếng chuông nào lại có ở dưới bóng tà dương, và bóng tà dương là gì? Là bóng chiều khi mặt trời lặn. Chỉ có thế thôi là tịt chẳng có âm hưởng gì là thi vị cuả thơ mà vẫn cứ lăn xả vào mà viết quảng cáo ầm ĩ lên để làm trò khỉ cho muôn đời hay sao?

Xin có thơ sau:

Trúc Lâm Sư Tổ Phái Thiền Tu

Tháng sáu phượng rơi cuốc gọi hè
Ai Lao từ biệt nẻo sơn khê
Vua Trần xuống tóc quy y Phật
Đạo hiệu Đầu Đà khắp chốn quê

Ghé thăm chuà cũ nhớ vua cha
Giọt lệ mưa sa cuộc hải hà
Giang sơn bền vững như bàn thạch
Yên Tử Trúc Lâm lập phái tu

Vũ Lâm giếng ngọc trăng soi bóng
Biền biệt thiên thu một nụ cười
Hoa Lư thành cổ chiều lam khói
Rầu rĩ trúc mai vắng bóng người!

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao tự do cuả Hoàng quang Thuận: Vua Trần Nhân Tông Thăm Vũ Lâm
5.9.2012 Lu Hà

Trích: Chuà A Nậu

A Nậu thờ ĐỨC Phật Thích Ca
Ca Tỳ La Vệ vua băng hà
Bồ đề thái tử thành ĐỨC Phật
Mây ngũ sắc hồng kết ĐẦY hoa

Hoàng quang Thuận

 Có 4 lỗi. Ông này làm thơ hay viết lý lịch trích ngang cuả Phật Thích Ca đây. Theo tôi đây không phải là một bài thơ nó là mâý câu ú ớ gom nhặt được khi đi chuà nghe lỏm được.

Làm thơ chỉ cần chọn một vị Phật hay La Hán tiêu biểu phù hợp với chủ đề tư tưởng mà  mình muốn viết. Một bài thơ viết ra người ta không biết người viết muốn gì? Mấy tên vị Phật, hay La Hán này cứ đi chuà là biết cần gì phải giới thiệu nhàm chán; rồi sưng mặt lên thơ đấy, hay chưa, đọc có thấy sướng không? thích không? có đáng giật giải Nobel mang vinh quang hiển hách tự hào  về cho dân tộc man ri mọi rợ này không? Ông cứ khoe khoang cả thế giới um lên họ tưởng lầm người Việt Nam ngu thiếu văn hoá mọi rợ thật. Nể quá không lẽ chẳng khen vài câu vút đuôi lấy lòng và cũng chẳng tốn kém mất mát gì cho họ và để thằng Việt Nam chúng nó sướng nó phổng mũi lên và sau đó mặc xác nó với đồng bào đồng loại cuả nó.

Xin có thơ sau:

Linh Quang Phật Đài

Thích Ca Phật Tổ làng Ninh Mỹ
Thái Tông công đức để cho con
Hoa Lư biền biệt vầng trăng tỏ
Thánh thót sân chuà giọt lệ tuôn

Tên chuà A Nậu vua cha đặt
Con cháu ngàn năm sẽ nhớ Ngài
Nhân Tông gậy trúc lên Yên Tử
Thiền phái linh quang sáng Phật đài

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận : Chuà A Nậu
5.9.2012 Lu Hà

Thành thật mà nói: Khi làm thơ thì tôi có đọc đi đọc lại nhẩm tính cách gieo vần bố cục cẩn thận, nhưng khi viết văn lời bình tôi gõ mỏi tay, nhiều chữ gõ nhầm sưả lại cũng ngại vì cũng ít thời gian. Mong các bạn thông cảm cho vài sơ xuất nhỏ.

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 88

Trích: Chuà Địch Lộng

Véo von tiếng sáo chùa ĐỊCH Lộng
Quốc SƯ thiền ĐỊNH ảo HƯ không
Dấu CHÂN thánh NGUYỄN in vách đá
Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng.

Hoàng quang Thuận

6 lỗi giả mạo thơ đường để trí trá lừa đảo thiên hạ. Nên nhớ rằng chỉ có thể lừa bịp nổi hàng vạn thậm chí hàng triệu cô Nở anh Phèo thôi nhé, tuy thơ có được các đồng chí đảng viên cộng sản tiền hô hậu ủng cho cái thủ đoạn mưu mẹo vặt này. Một thứ tà giáo ma đạo dùng thơ rác để nhằm mê hoặc thần trí của một dân tộc.

Làm được thơ đường phải có một bộ óc thông minh, trái tim mẫn cảm và khổ công rèn luyện tu luyện đến mức nào đó mới ngộ được chứ không phải cứ nhí nhố với trình đô Mác Lê mà làm được đâu? Thà rằng cứ huỵch toẹt viết toạc nó ra thơ tự do, bây giờ nhiều người viết thơ tự do cũng lắm câu, lắm chữ ý nghĩa cũng hay ra phết, chứ đừng dở cái chiêu ngô ngọng ú ớ và cãi chày cái cối là cách tân hiện đại, biến thể thơ đường đây? Cái gì ngu nhất, loạn nhất, bậy nhất cứ nói dùng hai chữ hiện đại lên là ù xoẹ cả làng, bố thằng nào dám to mồm? Chủ trương của đảng lại đang thực hiện chính sách ngu để trị; Nên hiện đại văn hoá văn chương kiểu này là hợp với quyền lợi kinh tế vật chất rồi? Nên thơ này được nhà nước tăm tối do đảng quản lý ủng hộ? Đài báo chí ra rả điếc cả tai.

Véo von tiếng sáo chùa Địch Lộng - Quốc sư thiền định ảo hư không? Tiếng sáo vọng lên ở chùa Địch Lộng là do gió thổi vào khe núi có những hang hốc tự nhiên mà nghe như tiếng địch, tiếng sáo nhưng quốc sư thiền định ảo hư không với tiếng sáo là có ý nghĩa quái gì, xúc cảm, xúc động gì cho lòng người đáng để gọi là thơ? Đã thiền định lại còn ảo và hư không lẫn lộn? Người ngoài làm sao biết được quốc sư lòng đang xao động về tiếng sáo thiên nhiên hay đang nhập thiền các căn thức đều khóa chặt? Anh nào đã mộng ảo thì không thể có trạng thái hư không được.

Dấu chân thánh Nguyễn in vách đá - Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng? Viết bậy nhí nhố, dấu chân thánh Nguyễn nào in trên vách đá được? Ngài Nguyễn Minh Không thời Lý có phải là vận động viên thể thao treo vách núi đá đâu? Mà dấu chân cuả Ngài đâu phải là nguyên nhân gây ra tiếng sáo? Một câu thơ vô cảm lộn xộn, tối nghĩa chả ra sao cả.

Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng? Cố viết chữ chiều hồng để vần với hư không ở trên làm câu thơ trở nên vô vị nhạt nhẽo vô học ngớ ngẩn thêm chứ được tích sự gì mà thơ với chẳng phú.

Sư cụ trèo leo lên vách đá chỉ đáng làm cho lau trắng phất phơ ráng chiều hồng sau đó là tịt ngòi thơ.

Xin có thơ sau:

Tiếng Sáo Chuà Định Lộng

Ai qua Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
Định Lộng đêm trăng sáo tự tình
Nghe như gió thoảng qua khe núi
Thổn thức tâm can động nỗi mình

Huyền diệu vi vu ảo vọng trần
Tấm lòng Bồ Tát cứu nhân gian
Minh Không thảo dược say thiền định
Đại Việt mưa chan gió ngút ngàn

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận:  Chuà Địch Lộng
5.9.2012 Lu Hà

Trích: Chuà Đà Ha

Đà Ha chùa cổ thời Đinh Lê
Hoang lạnh ngàn lau gió thổi về
Đạt MA sư TỔ đang THIỀN định
Đầu tường chân cột viên ĐÁ kê.

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản.

Đà Ha chùa cổ thời Đinh Lê ? Đà Ha là tiếng Chàm, vì sư cụ người Chàm dựng nên được xây khoảng thời gian hai triều Đinh và Lê.

Hoang lạnh ngàn lau gió thổi về? Chùa này hoang vắng tiêu điều lắm cả một rừng làu um tùm, chắc không có ai lai vãng? Chỉ có nghe gió thổi về và sư cụ chỉ có hít gió ăn gió uống sương mà sống thôi sao?

Hồn thơ cũng nghèo nàn chỉ có bấy nhiêu mà dám tả cảnh chùa cổ hoang xơ.

Đạt Ma sư tổ đang thiền định - Đầu tường chân cột viên đá kê? Tự nhiên lôi ở đâu ra Đạt Ma Tổ Sư? Ngài là người Ấn Độ sang truyền bắt cóc Ngài ép ngồi tu ở chùa Đa Ha bên nước Việt? Đạt Ma Tổ Sư tu ở bên Tàu kia mà ?

Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau: Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.

Cuối cùng thì Thuận bí thơ quá vớ ngay cái chân cột có viên đá kê để nhét vào thơ , bởi vì chữ kê chả vần với chữ lê và về ở trên.

Bố khỉ thơ cũng gọi là thơ, nhí nhố chả ra sao cả.

Xin có thơ sau:

Cuốc Kêu Đêm Chuà Đà Ha

Đà Ha thổn thức khói chiêm bao
Sư cụ lập ra cổ kính sao
Chiêm Thành một thuở cùng mây gió
Một chút tình xưa bến hững hờ

Thuyền ta lạc lối sông trăng đó
Trôi nổi luân hồi biết đến đâu
Tháp xanh tượng đá thành tro bụi
Dong duổi thời gian bạc mái đầu

Bảng lảng hoàng hôn vọng tiếng chuông
Tấm lòng sông nước nỗi bi thương
Cuốc kêu thổn thức sầu bi lụy
Tức tưởi cô hồn ôi cố hương !

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Đà Ha
5.9.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 89

Trích: Chuà Kim cương

Tiên Long núi Tháp dựa  ÁNG sơn
Ngàn NĂM mưa GIÓ tháp ĐÂU còn
Cực thịnh một thời nơi núi biếc
Đền vàng tháp ngọc thủa vàng son.

Hoàng quang Thuận

4 lỗi nhét vưà hai lỗ mũi phổng to háo danh của anh chàng Phèo làm thơ.

Tiên Long núi Tháp dựa áng sơn ? Núi Tiên Long ở thôn Áng Sơn thì có nhưng trái núi hình tháp này sao lại dưạ vào thôn? Áng Sơn là một tên thôn phải viết hoa. Người này làm thơ lộn xộn không có lôgich.

Ngàn năm mưa gió tháp đâu còn? Chỉ được cái viết bậy có đến hàng tỉ năm thì núi Tiên Long có dạng hình tháp vẫn còn chứ? Ông này say rượu rồi này nên viết bậy bạ.

Một ngọn núi đá vôi cao 106m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, kề ngay bên vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố. Đó là núi Bài Thơ vì có nhiều người đã làm thơ khắc vào núi như vua Lê thánh Tông, chúa Trịnh cương và thi sĩ Nguyễn Cẩn v.v...

Cực thịnh một thời nơi núi biếc - Đền vàng tháp ngọc thủa vàng son? Thời nào cực thịnh, ở đây làm gì có đền vàng tháp ngọc mà viết láo xuyên tạc cả địa lý và lịch sử. Thơ làm về chùa Kim Cương mà chẳng có chùa trong thơ, không biết ông viết cái gì? Một bài thơ khùng khùng dở dở như anh chàng Phèo bên cô Nở hứng lên thì ngáp ngáp tuôn ra toàn mùi cháo hành bố ai ngửi được?

Xin có thơ sau:

Trĩ Nhu Trùng Tu Chuà Kim Cương

Trĩ Nhu sư cụ Kim Cương Tự
Công đức trùng tu đá chẳng mòn
Thôn xã Ninh Hòa hương khói toả
Tiên Long đỉnh tháp giọt trời tuôn

Phật tử gần xa đến Áng Sơn
Vi vu đàn trúc gió mưa hờn
Hoàng Long bao lớp sương mờ phủ
Đại Việt trào dâng ngọn sóng cồn

Bàng bạc hoàng hôn trên đỉnh núi
Phế hưng bao kiếp bọt bèo trôi
Muôn đời con cháu còn lưu lại
Một tấm lòng son với đất trời

Hào quang Phật Pháp mãi trường tồn
Nhân cách giống nòi vẫn thượng tôn
Mạo hóa ngoại lai bầy quỉ đỏ
Vô thần bay sẽ bị vùi chôn.

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Kim Cương
6.9.2012 Lu Hà

Trích: Hồ Đồng Chương

Hữu tình nước biếc với non xanh
Sương GIEO lá ĐỘNG gió LAY cành
Khói MÂY mờ ẢO trên HỒ rộng
Đồi thông soi bóng nước long lanh

Mơ màng hoang vắng hồ Đồng Chương
Nước mát thông reo chạy QUANH đường
Chúa TIÊN Liễu HẠNH đền ĐỒI Phủ
Ba Tua ghềnh thác phủ đầy sương

Hoàng quang Thuận

Lại 10 lỗi lèn chặt hai lỗ mũi đang phổng to kiêu hãnh tự hào của ông Thuận.

Hữu tình nước biếc với non xanh -Sương gieo lá động gió lay cành? Ừ rồi sao nưã? Khói mây mờ ảo trên hồ rộng - Đồi thông soi bóng nước long lanh? Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy chữ nhai đi nhai lại hồ, mây, nước, non chẳng có gì đáng là thơ mà choáng cả hết 4 câu không để lòng người, tình người, hồn người chen vào? Thơ này viết cho người máy không óc tim nó đọc.

Mơ màng hoang vắng hồ Đồng Chương - Nước mát thông reo chạy quanh đường? Vẫn dai dẳng gan lỳ lải nhải mãi nước, hồ và tịt luôn.

Chúa tiên Liễu Hạnh đền Đồi Phủ - Ba Tua ghềnh thác phủ đầy sương? Thêm cái đền cái thác cụt lủn có bấy nhiêu thôi thì đây có phải là thơ đâu? Vẫn là cái giọng ngán ngẩm muôn thuở của anh chàng Chí Phèo phởn phơ ăn bát cháo hành của cô Nở say rượu nổi hứng hát nghêu ngao chả ra thế nào cả.

Xin có thơ sau:

Chuông Vọng Hồ Đồng Chương

Đồng Chương giáp giới liền ba xã
Phú Lộc Phú Long Kỳ Phú hồ
Có thác Ba Tua đền Liễu Hạnh
Nho Quan tha thiết bóng ai chờ

Nước non mây gió thiên tình mộng
Áo trắng hương bay những mảnh hồn
Sóng nước mênh mang đàn cá lội
Trăng sầu lã chã hạt mưa tuôn !

Bao thế kỷ qua cuộc bể dâu
Nắng mưa dầu dãi lá vàng thu
Thánh đường văng vẳng chuông cầu nguyện
Đức Chuá thương đời chịu khổ đau !

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hồ Đồng Chương
6.9.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 90

Trích: Làng Sinh Dược

Sinh Dược làng xưa thờ thánh Nguyễn
Thuốc tiên cứu độ chúng dân lành
Đình CHỢ làng ĐỒI, làng Ao Hạ.
Đền THỜ Khổng TỬ mấy khóm tranh

Hoàng quang Thuận

Lại 4 lỗi phạm đường qui đùn vào 4 câu.

Sinh Dược làng xưa thờ thánh Nguyễn -Thuốc tiên cứu độ chúng dân lành. Được hãy cho là như thế

Đình chợ làng Đồi, làng Ao Hạ - Đền thờ Khổng Tử mấy khóm tranh ? Bài thơ giới thiệu mấy điạ điểm làng thì có gì đáng gọi là thơ? Có chữ làng lải nhải suốt mà thiếu đi cái tình người, cảm xúc, hồn thơ. Một bài thơ lủng củng nhạt nhẽo nhất là đền thờ ông Khổng Tử có mấy khóm tranh thì có gì mà đặc biệt đáng nên thơ chỉ lòi ra cái giả mạo trí trá nhạt nhẽo với các bậc thánh hiền, cao nhân mà thôi.

Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập ra. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ thánh Nguyễn Minh Không. Ông được tôn hiệu là Lý Quốc Sư, tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng.

Đã thờ thánh Nguyễn thực ra ông là một cao tăng lại còn lôi ông Khổng Tử thuộc nho giáo vào đây có phải thơ loãng ý và chắc gì đã có chuyện thờ người theo Phật lại thờ luôn cả người theo nho giáo? Thơ chỉ có 4 câu nhưng Thuận đã cố tình xuyên tạc lịch sử, sai sự thật. Đây có phải là thơ đâu? Có gì đáng để gọi là thơ kia chứ?

xin có thơ sau:

Làng Trồng Thuốc

Theo đức thánh hiền trồng thuốc quý
Cứu nhân độ thế Nguyễn Minh Không
Chùa chiền tăng lữ nghe nhiều lắm
Sinh Dược đình làng vẫn khói hương

Con cháu hiếu hoà đọc Khổng Tử
Công dung ngôn hạnh dâu hiền thảo
Trượng phu quân tử rể anh thư
Mưa móc bốn mùa trăng cổ độ

Ai về nhắn nhủ làng quê đó
Xóm chợ chân đồi vẫn có ta
Sang năm sen nở ao đầy cá
Anh sẽ chờ em rước kiệu hoa !

thơ làm  nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Làng Sinh Dược
6.9.2012 Lu Hà

Trích: Cổ Tự

Cổ tự ngàn xưa đã sấm truyền
Lan Trường con cháu nước non tiên
Xây chùa đúc tượng hưng ĐẠO Phật
Sau một ngàn năm có NGƯỜI hiền

Hoàng quang Thuận

2 lỗi trong 4 câu thơ.

Cổ tự ngàn xưa đã sấm truyền - Lan Trường con cháu nước non tiên ? Cổ tự nào ghi trong bia đá 1000 nhăm sau sẽ có người trùng tu chuà Bái Đính? Một tấm bia có thể tự tặc vào đó rồi dùng máy móc sấy phơi ly tâm hay cách gì đó cho mốc meo đi rồi sai công an mật vụ nửa đêm lén lút chôn sau chùa rồi lại cho máy ủi đào lên hô hoán là có bức tự cổ ghi 1000 năm sau sẽ có người trùng tu sửa sang chùa? Thế hỏi có bức tự cổ nào để lại 1000 năm thời cộng sản Hồ Chí Minh sẽ phá phách chùa không? Giống như chuyện vua Trần nhập đồng mớm thơ cho ông Thuận?

Đã là sấm truyền thì chỉ dưới dạng thơ văn, truyền khẩu trong dân gian chứ ai lại khắc vào bia đá những dòng chữ xuyên tạc biạ đặt rồi bảo đó là sấm truyền, lừa mấy đưá trẻ nít cũng chưa được huống chi lừa cả một dân tộc, các học giả văn thi sĩ và các sử gia?

Lan- Trường tức là vợ chồng cô Nguyễn Thị Lan và anh Nguyễn Xuân Trường là con cái cán bộ đảng cao cấp làm nghề kinh doanh xây dựng và ký hợp đồng xây dựng với đảng sưả sang lại chùa chiền để cho các sư công an vào đó gõ mõ tụng kinh có gì mà đáng ca ngợi?

Xây chùa đúc tượng hưng đạo Phật - Sau một ngàn năm có người hiền? Gớm cánh doanh nghiệp tư nhân là đảng viên hay con cháu đảng viên chóp bu hay công ty hợp doanh cai thầu xây dựng chùa chiền, các nơi danh lam thắng cảnh để kiếm lợi mà coi là người hiền à?

Xin có thơ sau:

Biạ Đặt Tuyên Truyền

Có thật ngàn xưa để sấm truyền
Trùng tu có cớ để moi tiền
Lan - Trường con cái nhà ai thế?
Thế lực kinh doanh được chính quyền

Hệ thống chùa chiền do đảng nắm
Quốc doanh Phật giáo vẫn liên minh
A di đà Phật sư đeo tỏi
Lủng lẳng đùi gà chúng thất kinh

Bia đá ai chôn để bịp người
Nửa đêm lén lút hỡi trời ơi!
Thời nay đúc kết nhiều mưu mẹo
Thủ đoạn dối gian để tiếng cười.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Cổ Tự
6.9.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 91

Trích: Sào Khê

Núi non trùng điệp ẩn trong sương
Kỳ ảo hang sâu độc đạo đường
Thung lũng đan xen màu NON nước
Sơn kỳ thủy tú động ĐẾ vương

Sào Khê dòng chảy hướng Nam sông
Vua ĐINH tập LUYỆN thủy QUÂN thần
Dẹp TAN loạn GIẶC mười HAI sứ
Để LẠI ngàn SAU ngọn cờ hồng

Hoàng quang Thuận

10 lỗi cơ bản về nghệ thuật làm thơ. Thơ này mà trát vào mồm vua Trần qủa thực to gan mất dạy thật. Bàn tính di truyền tâm hồn trí tuệ cóc nhái nhưng lại rất khinh người, khinh dân tộc, khinh đồng bào như cỏ rơm và coi thường cả trí tuệ tài năng của tiền nhân. Chỉ có đảng và ông thi sĩ rỏm Hoàng quang Thuận thì cái gì cũng nhất.

Này nhé: Núi non trùng điệp ẩn trong sương - Kỳ ảo hang sâu độc đạo đường? Hang sâu có một con đường duy nhất có gì mà kỳ ảo kia chứ ?

Thung lũng đan xen màu non nước - Sơn kỳ thủy tú động đế vương? Cái hang động cho khỉ nó ở thì có? Có quái gì đâu mà là động đế vương? Đế vương nào chịu ăn hang ở lỗ như loài khỉ hở giời? À may ra chỉ có động hoa quả sơn của tề thiên đại thánh mới đáng là động đế vương cho anh chàng Tôn Ngộ Không gì đó. Một câu thơ chết cuời như của anh Phèo đọc cho cô Nở nghe. Bốn câu thơ chỉ lai nhai mãi với núi và non thì ý nghĩa mùi mẽ cảm xúc quái gì mà đáng gọi đây là một bài thơ ?

Sào Khê dòng chảy hướng Nam sông - Vua Đinh tập luyện thủy quân thần ? Chữ thần có vần với sông đâu, hơi một tý là tiên với thần. Ông này sống rất vật chất nhưng luôn mang ảo tưởng tiên thần. Có hai chữ tiên thần mà cứ lải nhải suốt cả tập thơ nghe rác cả tai.

Thủy quân của Vua Đinh thời chăn trâu là mấy đưá trẻ con mặc quần thủng đít có gì đáng gọi là thần và sau này lớn lên là những nghĩa quân chân đất. Câu thơ thiếu lôgich và thiếu hồn người, vô cảm, không có cảm xúc.

Dẹp tan loạn giặc mười hai sứ - Để lại ngàn sau ngọn cờ hồng? Cờ vua Đinh là cờ vàng chứ có phải cờ đỏ một sao vàng mượn của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu do sáng kiến cuả ông Hồ Chí Minh đâu? Một mớ chữ lủng củng chả đáng nên coi đây là một bài thơ, chỉ là những câu mê sảng nghêu ngao của ai đó bỗng nhiên rống lên trong một bữa nhậu thịt chó rồi vỗ đùi khặc khặc cả đám bợm nhậu khen hay.

Xin có thơ sau:

 Nổi Sóng Bạch Long

Bạch Long nổi sóng khúc Sào Khê
Ở giữa Hoa Lư rộng bốn bề
Kià Đinh Bộ Lĩnh cờ lau trận
Quân sĩ hò reo động bến quê

Lồng lộn qua hang ghềnh thác dữ
Thủy binh hà bá nước non nhà
Thần công dẹp loạn mười hai sứ
Đại Việt triều cương thuận gió hoà

Cuồn cuộn sóng hồng giữ cố đô
Núi non hiểm trở chặn quân thù
Phục binh thế trận sương mờ phủ
Xuất quỉ nhập thần khói mịt mù

Nông phu chân đất nẻo sơn khê
Thịt nát xương tan vẹn chữ thề
Cùng Đinh Hoàng Đế yên bờ cõi
Gió chướng từ đầu lại não nề...?

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Sào Khê
6.9.1012 Lu Hà

Trích: Vương Triều Nhà lý

Hoa Lư triều đại mới thay ngôi
Vương TRIỀU nhà LÝ ngự LONG trời
Kinh ĐÔ Đại VIỆT thay MINH chủ
An LẠC dân LÀNH khắp MỌI nơi

Quân thành phòng ngự trong CHIẾN tranh
Hang động dài sâu chiến lũy thành
Dài LÂU đế NGHIỆP dời ĐÔ mới
Đại La thủy tú nước yên lành

Hoàng quang Thuận

13 lỗi cơ bản. Xin lỗi đọc bài thơ này mà thấy buồn nôn lên vì trình độ người này chỉ đáng vào hàng cặn bã dưới đáy của cái gọi là nhà thơ hay thi sĩ gì đó. Thơ nó ngô nghê quá mức tưởng tựợng của con người.

Hoa Lư triều đại mới thay ngôi - Vương triều nhà Lý ngự Long trời? Hoa Lư triều đại nào mới thay ngôi, Hoa Lư là kinh đô do vua Đinh lập ra, sau đó truyền cho Lê Hoàn là chủ ý cuả thái hậu Dương Vân Nga. Triều đại này cách ta 1000 năm sao lại gọi là mới. Người làm thơ không có khái niệm về thời gian luôn có tính một chiều, thời gian làm gì có hai chiều xuôi và ngược như một con đường, đang sống đầu thế kỷ 21 mà dám viết Hoa Lư triều đại mới thay ngôi?

Vương triều nhà Lý ngự Long trời? Chả là anh chàng thiếu chữ, đầu óc lại tối tăm nên dùng ngay chữ trời cho vần với ngôi đây? Vương triều nhà Lý nào ngự long trời mà chỉ có Lý Công Uẩn lên ngôi đèn trời là cửu ngũ chí tôn để lập ra vương triều nhà Lý. Thơ lủng củng tối nghĩa vì trình độ quá kém.

Kinh đô Đại Việt thay minh chủ? Lê Long Đĩnh là một hôn quân vô đạo đâu đáng gọi là minh chủ mà Lý công Uẩn phải thay? Lý công Uẩn lên ngôi đàng hoàng do triều thần tiến cử và do đại thần Đào Cam Mộc cùng được sự nhất trí ngầm trợ giúp của quốc sư Vạn Hạnh.

Lý Thái Tổ húy là Lý Công Uẩn, người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ). Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ.

Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ khen như sau:

"Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ ".

Thiền sư Pháp Thuận có phải là Vạn Hạnh không tôi cũng không nhớ rõ lắm. Nhưng tôi cũng cứ viết ra đây không dấu diếm mong được các vị chuyên về ngành sử học chỉ giáo cho? Tôi chỉ nhớ mang mang máng nhà sư Pháp Thuận thay mặt vua Lê Đại Hành đóng giả một ông lái đò đối đáp rất hay với sứ giả nhà Tống tên là Lý Giác:

"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha"

Và thiền sư Pháp Thuận đối lại là:

" Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba".

Nhưng ủng hộ phù trợ Lý công Uẩn lên ngôi cũng là chủ ý của thiền sư Vạn Hạnh sau này vua Lý Nhân Tông cũng có bài kệ:

"Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua"

Theo nhận xét phán đoán cuả tôi: Lý công Uẩn không phải cướp ngôi, cướp chính quyền như đảng ông Hồ vào năm 1945 đâu mà dùng chữ thay minh chủ là có ý hạ nhục bôi nhọ Ngài. Thực ra Lý công Uẩn không muốn làm vua nhưng vì sức ép cuả triều đình bắt phải nhận vì trọng trách trước nước nhà tránh khỏi họa binh đao với Tàu và Chiêm Thành.

4 câu sau cũng nhí nhố chả ra sao cả. Quân thành phòng ngự trong chiến tranh - Hang động dài sâu chiến lũy thành? Quân thành nào phòng ngự trong chiến tranh? Cuộc chiến tranh nào và đánh vào đâu Hoa Lư hay Đại La? Hang động sao có thề gọi là chiến luỹ nó là điạ thế thiên nhiên có thể dùng mai phục, ẩn nấp nhưng có ai đắp nó thành hang động đâu để gọi là chiến lũy?

Đại La thủy tú nước yên lành? Đại La đâu phải là là hòn đảo, bồng đảo giữa biển mà gọi là thủy tú? Ông này xính dùng chữ hoa lá cành vô nghĩa. Đại La vùng đất trù phú do sông hồng bồi đắp hàng nghin năm, một khu đất rộng mênh mông và có thành Đại La kiên cố.

Xin có thơ sau:

Lý Công Uẩn Lên Ngôi Hoàng Đế

Long Đỉnh xanh xao thân bất toại
Đam mê tửu sắc hại đời vua
Con trai ba tuổi còn thơ ấu
Triều đại nhà Lê cát bụi loà

Cam Mộc đại thần tướng họ Đào
Nhìn xa trông rộng luận anh hào
Vua Lý lên ngôi từ thuở đó
Đại La đất thánh dựng kinh đô

Rồng vàng cất cánh thế thăng long
Sức nước triều dâng ngọn sóng hồng
Thiên thuận nhân hoà nên gắng sức
Ngàn thu soi sáng tấm gương trong

Ba mươi sáu tuổi ngôi hoàng đế
Vạn Hạnh quốc sư bậc đại tài
Phật pháp hoành dương yên xã tắc
Ngàn sau vằng vặc áng sao mai

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Vương Triều Nhà Lý

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận phần 92

Như vậy tôi đã viết tổng cộng 92 bài tất cả về cái gọi là hiện tượng Hoàng quang Thuận, trừ bài đầu tiên với nhan đề là: Đôi điều về hiện tượng Hoàng quang Thuận. Lúc đầu chỉ muốn có vài ý kiến nhận xét chung chung có tính chất cảnh báo nhắc nhở ông Thuận cũng như một vài kẻ cơ hội có thủ đoạn buôn thần bán thánh. Nhưng sau thấy vấn đề càng ngày càng trở nên sôi động, phức tạp, gay cấn, đầy kịch tính bởi những luồng tư tưởng xã hội khác nhau và còn có kẻ viết phản hồi phỉ báng xỉ nhục tôi, thách đố với tôi dám bình luận viết ra cái sai cái vô nghĩa của nhà thơ ngàn năm có một tên là Hoàng quang Thuận đang được đảng nhà nước và các nhà thơ nhà văn trứ danh nổi tiếng của hội nhà văn ca ngợi vinh thăng hết lời và đang được đề cử tranh giải Nobel quốc tế. Vì vậy tôi quyết định bỏ thời gian công phu ra để khảo sát điểm mặt từng bài. Tôi cứ lần lượt tỉ mỉ khảo sát dần cứ hai bài thơ cuả ông Thuận vào một bộ và đánh số thứ tự từng phần. Tất cả đều có ý kiến nhận xét cuả tôi đánh giá về giá trị nghệ thuật cũng như ý nghiã nội dung và cũng nhân đà đó làm luôn thơ theo ý tưởng của tôi hoàn toàn trái ngược với lối suy nghĩ tùy tiện vơ váo vô lối cuả ông Thuận. Như vậy cứ 2 bài x 92 phần là 184 bài thơ cuả ông Thuận và cũng có luôn 184 bài thơ cuả tôi để nhằm mục đích phản bác lại ông Thuận và cũng là nỗi lòng của tôi với đạo Phật, dân tộc và tổ quốc. Tất nhiên văn phong lối viết cũng như tính của tôi chẳng giống ai. Tôi là loại người rất đa sầu đa cảm dễ xúc động dễ mủi lòng rơi nước mắt trước những cảnh đời oan trái, nhưng cũng là loại người hơi lỗ mãng với bọn lưu manh giả trá cũng như các chú Cam trên mạng. Nên văn phạm không nhẹ nhàng có thể nhiều người cho là lối văn mạt sát quá đáng. Dù sao người ta cũng làm thơ cũng là con người chứ có phải con vật đâu? Nếu tôi từ bỏ tính cách, cảm xúc của tôi để làm đẹp lòng tất cả mọi người thì tôi không còn là tôi nữa, khả năng sáng tác, tư duy, trí tưởng tượng cũng tịt ngòi luôn và không thể viết được gì nữa. Tôi chỉ muốn mãi mãi mình là mình tâm hồn tình cảm hoàn toàn tự do. Ai không ưa không thích thì xin miễn đọc. Còn hùng hổ đòi phản biện, phản biện đúng có trình độ kiến thức, có tình có lý thì nghe và xin cám ơn. Phản hồi láo mất dạy sẽ được tôi trả lại đònbằng văn thơ đàng hoàng, vả cho rụng hết răng đi còn còn cái nào nữa để nhai cơm.

Hôm nay tôi sẽ khảo sát nốt 2 bài cuối cùng. Sau này, nếu tôi còn bắt gặp bài thơ nào khác còn ký tên Hoàng quang Thuận mượn lời tiền nhân gì đó nhập thần, báo mộng, lên đồng v. v... tôi sẽ khảo sát tiếp và đánh theo số thứ tự 93, 94, 95 v.v...

Trích: Vua Lý Thái Tổ

Cổ Pháp trời sinh bậc đế minh
Nhà LÝ rạng DANH cả cung đình
Tầm nhìn thế nước bao trời đất
Soạn chiếu dời đô vua ANH minh

Đại La là ĐÔ cũ Cao Vương
Hổ phục Long chầu tại MINH đường
Bốn PHƯONG tụ HỘI hồn đất nước
Đô thành bậc nhất của ĐẾ vương

Thăng Long kinh THÀNH đã ngàn năm
Trải BAO biến CỐ nạn XÂM lăng
Đất THIÊNG rồng CUỘN đầy LINH khí
Lạc Hồng con cháu mãi VĨNH hằng

Hoàng Quang Thuận

14 lỗi cơ bản. Như vậy không thể gán tội làm thơ rác này để ngu dân, hủ bại nền văn chương văn hoá nước nhà sang cho vua Trần được. Ông Thuận phải thành thực nhận mình đã tự nhiều tháng mày mò đích thực tự tay làm ra hoặc thuê ai đó, hoặc ăn cắp đạo văn ở đâu đó. Như trên mạng đã có người nói là ông thuổng thơ trong cuốn sách giới thiệu chùa chiền danh lam thắng cảnh của ông Trần Trương?

Cổ Pháp trời sinh bậc đế minh - Nhà Lý rạng danh cả cung đình? Cổ Pháp và trời nào sinh ra bậc đế minh, Cổ Pháp sinh ra hay trời sinh ra thì phải minh bạch không thể Cổ Pháp là trời được. Cổ Pháp chỉ là cái làng mà vua Lý công Uẩn được cha mẹ sinh ra ở đó.

Nhà Lý nào rạng danh cả cung đình? Nên nhớ Lý công Uẩn mồ côi không cha không mẹ, không họ hàng thân thích được sư cụ Lý Khánh Vân nuôi và cho mang họ Lý. Tất nhiên khi làm vua rồi lập hoàng hậu, rồi năm thê bảy thiếp, sinh con đẻ cái sẽ tính sau. Cái quan trọng vua Lý lên ngôi là đấng minh quân sẽ làm vẻ vang rạng rỡ cho non sông Đại Việt và cho cả dân tộc chứ cái cung đình lập ra, nó giống như bộ chính trị đảng, hay ban bí thư trung ương đảng bây giờ thì rạng rỡ có ý nghĩa quái gì?

Tầm nhìn thế nước bao trời đất - Soạn chiếu dời đô vua anh minh? Chỉ tủn mủn có 4 câu có chữ minh mà cứ nhai đi nhai lại thật nhàm chán hết chỗ nói; nào là đế minh lại anh minh chung qui vẫn chĩ là một chữ minh. Đọc hai câu này đã thấy nhạt nhẽo vô bổ như nhai bo bo cơm nguội ấy.

Đại La là đô cũ Cao Vương - Hổ phục Long chầu tại minh đường? Đại La nào là cố đô cuả Cao Vương? Ai là Cao Vương? Cái tên Cao Biền đạo sĩ nhận chỉ vua Đường sang để yểm buà triệt hạ long mạch nhân tài cuả Việt Nam ông cũng dám đưa vào đây để ca ngợi thằng Tàu? Mặc dù chữ Minh Đường ông tránh viết hoa để khỏi lộ ý đồ giống như kiểu làm việt gian bán nước? Ông còn tâng bốc họ lên là: hổ phục long chầu tại Minh Đường coi họ như thiên triều mẫu quốc. Viết vậy, tôi hỏi ông? Giọng văn luồn cúi nô dịch có nhục nhã cho người Việt Nam không?

Bốn phương tụ hội hồn đất nước - Đô thành bậc nhất của đế vương? Ông vẫn mắc bệnh nói dai có chữ vương lai nhai suốt buổi như anh chàng Chí Phèo say rượu ở lò gạch với cô thị Nở gì đó.

4 câu cuối đọc lên thì tự biết đây có phải là thơ hay không? Nhất là 2 câu cuối cùng cực kỳ tối nghĩa

Đất thiêng rồng cuộn đầy linh khí - Lạc Hồng con cháu mãi vĩnh hằng ? Ông hiểu thế nào là cõi vĩnh hằng là cõi hư vô như ở trên sông Hằng ấy, phiêu diêu mênh mông không bờ không bến, không có tận cùng và khởi điểm. Ông coi Lạc Hồng như vào cõi vĩnh hằng có khác chi ông nguyền rủa dân tộc Việt Nam hãy chết hết đi để cho mảnh đất hình chữ S này cho thằng Tàu nó ở, sinh con đẻ cái. Còn Lạc Hồng chỉ là cái bóng, cái quá khứ xa xăm lạc vào cõi vĩnh hằng? Thật đáng buồn tôi phải nói: Thơ ông viết không có tình người, tối tăm mù mịt vô nghĩa, vô lý, không lôgich tí nào cả và rất lộn xộn về không gian và thời gian.

Xin có thơ sau:

Thái Tổ Lý Công Uẩn

Tỉnh Bắc Giang có làng Cổ Pháp
Nơi sinh ra một bậc minh vương
Mở mang lãnh thổ yên bờ cõi
Đại Việt ta rạng rỡ núi sông

Mất cha xa mẹ vưà ba tuổi
Lý Khánh Vân nuôi dạy ở chuà
Lầu thông kinh sử đa mưu trí
Vạn Hạnh thiền sư nhận đỡ đầu

Lý Thái Tổ dời đô định kế
Vùng đồng bằng thịnh vượng bình yên
Hổ chầu long cuốn theo thiên ý
Đất Đại La cơ nghiệp tổ tiên

Giữa muà hè phượng rơi hoa nở
Thành đế đô chiếu chỉ sắc hồng
Rồng vàng cất cánh cùng mây gió
Quốc thái dân an trọn nỗi lòng

thơ làm nhân đọc 3 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Vua Lý Thái Tổ
7.9.2012 Lu Hà

Trích: Ngự Giá Thiên Đô

Thân chinh ngự giá chiếu dời đô
Sào KHÊ bến NƯỚC dựng CƠ đồ
Quân VƯƠNG nhìn LẠI quân THÀNH cũ
Sương KHÓI chiều THU bóng NÚI mờ

Đại La đắc địa nhất thiên thời
Hội tụ bốn phương thế hổ ngồi
Rồng cuộn mây trời phun khí vượng
Mây HIỆN sắc HỒNG đất TỐT tươi

Sắc chỉ Lý triều chiếu DỜI đô
Ngàn năm linh khí đến bây giờ
La Thành ngũ sắc mây vàng kết
Vững chắc kinh thành định đế đô

Tô Giang Nhị Thủy dưới chân thành
Rồng VÀNG bay VÚT giữa TRỜI xanh
Thăng LONG rực RỠ ngàn NĂM tuổi
Hào KHÍ Tây HỒ nước long lanh

Hoàng quang Thuận

Cả bài đếm được 21 lỗi cơ bản lèn chặt vào 4 khổ thơ. Cả đời tôi chưa bao giờ đọc một bài thơ với một trình độ nghệ thuật đường thi cặn bã rác rưởi như thế này, chẳng có ý nghĩa cảm xúc quái gì với những câu chữ huyênh hoang cửa miệng sáo rỗng. Thơ như thế này dám sưng mặt lên, vỗ ngực là vua Trần cảm cái đức độ của Thuận này, nên mới nhập thần vào đấy?

Thơ này, nếu ông chịu khó học hỏi luyện tập, biết tuân thủ theo niêm luật tứ tuyệt đường thi và thỉnh thoảng tuy có vài ba câu chữ sai niêm phá luật thì vẫn có thể được xếp vào dòng thơ mới như các nhà thơ thời tiền chiến vẫn làm, nhưng viết sai phạm nhiều như như cào cào châu chấu dày đặc tối tăm loạn xị như thế này đành phải xếp vào dòng thơ tự do thôi. Theo tôi ông cứ viết thơ tự do đừng mạo nhận là thơ vua Trần nưã có phải tốt không? Thời nay cũng có người làm thơ tự do hay ra phết, như bài Đồi Tím Hoa Sim của ông Hữu Loan vậy.

Thân chinh ngự giá chiếu dời đô - Sào Khê bến nước dựng cơ đồ? Vua đã thân chinh cùng cả triều đình bầu đoàn thê tử lên thuyền từ Hoa Lư về Đại La thì sao lại còn lấy bến nước ở sông Sào Khê dựng cơ đồ mà cơ đồ phải là Đại La hay Thăng Long chứ?

Sào Khê chỉ là một vài cuộc tập trận cuả vua Đinh chứ dính dáng gì đến vua Lý công Uẩn mà còn định dựng cơ đồ ở đây? Ngày xưa Vua Đinh và Lê lấy Hoa Lư để lập kinh đô là cơ đồ của nhà Đinh và nhà Lê. Cái bến sông toàn cỏ dại lau lách có cái quái gì mà đáng để dựng cơ đồ? Thơ ông tối nghĩa vô cùng.

Quân vương nhìn lại quân thành cũ - Sương khói chiều thu bóng núi mờ ? Quân vuơng rồi lại quân thành có chữ quân mà nhai mãi không nhàm chán à ? Quân Vương là nhà vua nhìn quân thành cũ là nhìn đám quân lính còn xót lại ở thành Hoa Lư cũ à? Có cái gì đáng gọi là thơ đây khi viết về xúc cảm, hoài niệm?

Đại La đắc địa nhất thiên thời -Hội tụ bốn phương thế hổ ngồi? Đại La mảnh đất tốt nhất cả thiên lẫn thời viết thế nó làm giảm đi cái đại trí cơ mưu cuả vua Lý Công Uẩn nhìn mảnh đất Đại La là nơi cửa ngõ giao thông, buôn bán sầm uất là do con người tạo ra là chính. Rồi vẫn là hổ, rồng nhí nhố đưa cái hình ảnh ẩn dụ hổ rồng nhưng không đủ tôn xưng cho cái hùng khí thịnh vượng Đại La, mà chỉ là nhai lại lời vua Lý và các nhà thơ nhà văn thường hay viết khi tả về đất Đại La. Ngán nhất là câu: "Mây hiện sắc hồng đất tốt tươi".

Sắc chỉ Lý triều chiếu dời đô -Ngàn năm linh khí đến bây giờ? Sắc chỉ, rồi lại chiếu chỉ vẫn nhai đi nhai lại làm thơ thêm lủng củng thừa chữ. Ối giời ơi thơ như cơm nguội bởi ba câu:

"Ngàn năm linh khí đến bây giờ
La Thành ngũ sắc mây vàng kết
Vững chắc kinh thành định đế đô"

Thôi tôi không có thời gian phân tích nốt 4 câu thơ cặn bã rác rưởi sau cùng, tự quý vị đọc và cảm ngộ lấy.

Như vậy là tôi đã khảo sát trọn bộ tất cả những bài thơ ông Thuận nói là được vua Trần gì đó mớm cho và ông Thuận đã cho in thành 2 tập sách quảng cáo rùm beng lên. Theo tôi là hai tập thơ vô nghĩa kém cỏi nhất từ khi tôi sinh ra đến nay. Vì tấm lòng nhớ nhung tổ quốc và tôn trọng nhân phẩm của nền văn hóa nước nhà ; vì lẽ phải công lý sự thật mà mấy tuần nay tôi buộc phải đọc và viết thành từng bài phân tích đánh giá thẩm định rõ ràng về nội dung và nghệ thuật theo khả năng thơ phú văn chương của riêng tôi cũng như lương tâm con người trước vấn nạn hiện tượng, đạo văn, tha hoá, đồi bại trong văn chương Việt Nam ngày nay ở quốc nội. Như vậy tôi đã dứt điểm viết xong về cái gọi là hiện tượng Hoàng quang Thuận, khôi hài, kỳ quặc này xuất hiện trên văn đàn tiếng Việt. Chúc các bạn văn sĩ cũng như các bạn đọc yêu thơ dồi dào vui vẻ.

Vì làm việc liên tục miệt mài như vậy chỉ có phần thơ tôi mới đọc đi đọc lại chứ phần văn tôi không tỉ mỉ lắm, có thể gõ nhầm dấu, gõ nhầm chữ rất nhiều mong các bạn thông cảm. Viết ra thì thích chứ đọc lại hơi ngại. Nhưng có thể rảnh rỗi tay sẽ xem lại và sửa lại ngôn từ cho thật hoàn hảo.

Xin cám ơn mọi người cùng đồng cảm chia sẻ!

Xin có thơ sau:

Chiếu Dời Đô Về Thăng Long

Lên ngôi vua cũng vừa mười tháng
Lý Thái Tổ ban chiếu xuất đô
Thành Đại La tinh kỳ rợp đất
Rồng vàng lên Đại Việt ngàn thu

Rời Hoa Lư một thời oanh liệt
Giặc ngoại xâm bốn phía thất kinh
Vùng châu thổ điạ linh nhân kiệt
Dòng Nhị Hà cuồn cuộn sóng kình

Kế an dân thái bình muôn thuở
Tiến thoái công phòng thủ vững vàng
Tầm nhìn xa nhớ ơn hoàng đế
Phật Pháp hoành dương khắp xóm làng

Một nghìn năm oán hờn tức tưởi
Giọt mưa rơi u uất bẽ bàng
Đã bao phen dạn dày mây khói
Chống Bắc phương hung hãn sói lang

Tô Giang Nhị Thủy chôn thây giặc
Từ Hán Đường Minh tặc cẩu Thanh
Hồ gươm hương khói đền Thê Húc
Hà Nội còn bia đá sử xanh!

thơ làm nhân đọc 3 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Ngự Giá Thiên Đô
7.9.2012 Lu Hà

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site