lịch sử việt nam
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 5
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Trích: Chuà Bà Ngô
Quạnh quẽ am xưa ánh dương tà
Phong quang thay đổi tiếng quạ xa
Ngọc am chuà báu mờ sương lạnh
Cây ổi trước chuà đã đơm hoa
Hoàng quang Thuận
Vẫn là lối thơ tự do tủn mủn xỉn ra có bốn câu chả ra ngô ra khoai, chả niêm luật quái gì. Thơ này không thể xếp vào tứ tuyệt được và cả thơ mới người ta cũng cười cho thối mũi. Chỉ đáng xếp lóp ngóp vào cuối bảng thơ hạng bét cuả thể tự do. Thôi miễn cho tôi khỏi phải bận tâm phân tích nào niêm nào luật dài dòng mất thời gian lắm với cái anh chàng Thuận này. Chắc bây ở dưới suối vàng hay cõi niết bàn đức vua Trần Nhân Tông hẳn đau khổ và buồn thảm lắm đây? Nhưng biết làm sao được ai bắt Ngài hiển thánh thầm thì cái gì không rõ vào tai ông Thuận? Hiển thánh thật hay hắn bịa ra để vu khống Ngài? Bận sau vua Trần chắc hẳn rút kinh nghiệm, nếu muốn nhập mộng xin Ngài dùng Micro nhé. Bây giờ tôi đi thẳng vào phần lời cuả bài thơ.
Không hiểu đây là am hay chùa? Nếu là am thì nhỏ gìống như miếu Thành Hoàng. Còn chùa thì lớn lắm. Một bài thơ vô cảm nhí nhô bâng quơ như giới thiệu cảnh chùa cho khách thập phương. Chùa nhỏ như cái am và có một cây ổi. Thôi thơ chỉ bấy nhiêu thôi, chẳng có ý nghĩa tình tứ, cảm xúc quái gì mà phải bàn nhiều. Cái này để cho các chàng Phèo cô Nở tranh luận tâng bốc cho sướng tai ông Thuận.
Còn riêng tôi chỉ xin dám rón rén nhân đó cảm tác cho vui thôi. Gọi là cây nhà lá vườn tình cảm có sao thì viết vậy.
Vãn Cảnh Chuà
Bà Ngô quang cảnh thật nên thơ
Tùng bách hương thơm cúc nhạt mờ
Lốc cốc mõ khua chiều gió thoảng
Mà chàng thi sĩ vẫn bơ vơ
Cây ổi trước sân mời quạ đói
Chim sâu nhao nhác bạt từ xa
Cưả Phật nỡ sao mà ác thế
Hoàng hôn nhàn nhạt ánh dương tà
Lữ khách bâng khuâng buồn cảnh vật
Cõi người giành giật lại sầu thêm
Dùng dằng lưu luyến đi sao nỡ
Hằng Nga chênh chếch bóng vương thềm
Năm tháng phong sương cùng tuế nguyệt
Mái chuà rêu phủ với mưa trời
Ngước mắt trông lên trăng cổ độ
Vi vu gió thổi hạt sương rơi!
cảm tác từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Bà Ngô
16.8.2012 Lu Hà
Trích: Danh Sơn Yên Tử
Viên gạch Hoa Cúc đời nhà Trần
Phù điêu sư tử sứ hoa vân
Vẫn ba gốc đại ngày xưa ấy
Bao năm xa cách vẫn thấy gần
Cũng y sì như bài trên vẫn là thể thơ tự do. Vậy xin miễn bàn về nghệ thuật. Xin đi thẳng vào nội dung ý nghiã bài thơ. Vẫn là bài thơ vô nghiã vô cảm. Bài thơ này chắc hẳn là mục giới thiệu du khách. Xin mời quý vị đến thăm chuà có ngói Hoa Cúc đời nhà Trần và bên cạnh có ba cây đại có thể do vua Trần trồng. Giá rẻ đến thăm, khách Tây xin trả bằng dollar ban quản lý không chê tiền.
Tôi xin cũng góp vui bằng bài thơ:
Đau Lòng Phật
Rêu phủ phong sương ngói cúc hoa
Phù điêu sư tử gió mưa nhoà
Phiêu diêu tự tại màu lam phủ
Ba gốc đại vương cả bốn muà
Hương Sơn Yên Tử lừng danh tiếng
Ong bướm vờn hoa tiếng mõ vang
Tập nập quanh năm như trẩy hội
Trai thanh gái lịch được thênh thang
Nơi chốn thiền môn đẹp tuyệt vời
Kià chòm mây bạc gió mưa rơi
Tổ tiên tạo dựng bằng xương máu
Vó ngưạ bắc phương phải rụng rời
Chiến thắng quân Nguyên Đức Thánh Trần
Nâu sồng áo vải để yên dân
Không tham phú quý mùi danh lợi
Mưa móc ơn dày khắp thế gian
Ngao ngán bây giờ lũ đảng viên
Vô thần cậy thế chúng bon chen
Dân cày mất đất đau lòng Phật
Kiện cáo xôn xao thật cảm phiền
Tượng Phật lặng thinh kiếp khổ đau
Chóp bu cộng sản bạc đầu râu
Ra vào khấn khứa năm ba lạy
Hương khói âm u cảnh mịt mù...!
cảm tác từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng Quang Thuận: Danh Sơn Yên Tử
16.8.2012 Lu Hà
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận phần 6
Trích: Đường Rừng
Cổ thụ vươn cao xoè tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời
Hoàng quang Thuận
Đáng tiếc bài thơ này của ông Thuận vẫn phải xếp vào sọt thơ tự do thôi, không thể gọi là tứ tuyệt hay thơ mới được. Vì sao thì tự biết lấy, tôi không muốn chai mồm lên nói nhiều nưã. Ông luôn chơi trò treo đầu dê bán thịt chó để bíp đám dân vô học háo danh bởi hai vần rơi và trời ở cuối câu 2 và 4. Vậy chỉ xin phân tích về phần ý nghĩa cuả bài thơ. Không lẽ làm thơ chẳng có ý nghĩa gì? Theo tôi đây là một bài thơ vô nghiã không để lại một cảm xúc gì. Ông Thuận làm như thiên hạ chưa bao giờ biết cây cổ thụ. Làm như cây cổ thụ này ông nhìn thấy ở hành tinh khác có cái quái gì đặc biệt?
Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng? Đã gọi là cổ thụ thì cây nào mà chẳng vươn cao xòe tán rộng? Đến đưá trẻ con chưa nứt mắt chưa vỡ bọng cứt nó cũng biết tỏng ra rồi. Rừng già nắng lọt? Khó tin lắm có lẽ ông chưa vào rừng gìa bao giờ hay sao? Một vùng ẩm ướt âm u thì mới đáng gọi là rừng gìa chứ. Hoa ở đâu mà lốm đốm rơi? Ở trên trời hay dưới gốc cây cổ thụ? Thơ ông ngoa ngoắt tối nghĩa vô lý vô cùng.
Dây leo chằng chịt vắt cành lá? Ok cái đó mọi cây cổ thụ ở mọi khu rừng gìa đều có cả. Chim rừng líu lót với hương trời? Hương trời nào ở một khu rừng gìa đáng lý phải là ẩm mốc, rắn rết, hùm beo, ma thiêng nước độc? Một bài thơ nghêu ngao nhạt nhẽo vớ vấn như ai đó vưà mới ngái ngủ chửi bậy chứ ai nỡ dám sưng sưng mặt lên gọi là thơ hở giời?
Tôi nhân dịp này cũng là bài thơ, không dám gọi là tứ tuyệt nhưng ai dám bảo đây không phải thơ mới?
Vòm Cổ Thụ
Sừng sững hiên ngang vòm cổ thụ
Dây leo chằng chịt hạt sương rơi
Len lỏi rừng già mai trúc nưá
Bướm ong dìu dặt mải rong chơi
Réo rắt chim ca với đất trời
Gà con thấp tháng vực chơi vơi
Rung rinh rắn rết thường qua lại
Rảo bước qua mau kẻo tối trời
Du khách dùng dằng vui cảnh vật
Chân tu nào quản chốn rừng sâu
Nưả đêm vượn hú hùm beo rống
Ngày tháng thoi đưa bạc mái đầu
Yên Tử Trúc Lâm hồn kẻ sĩ
Phong ba dày dạn nắng vàng phai
Giai không tứ đại say thiền định
Rũ bỏ hồng trần tránh thiện tai
Cỏ biếc thiên thu từng in dấu
Vi vu gió thổi nước non ngàn
Chuyên tâm tu luyện hằng tinh tấn
Gương để muôn đời đức thánh nhân
Thơ cảm tám hứng từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng Quang Thuận: Đường Rừng
16.8.2012 Lu Hà
Trích: Am Tranh
Non cao kết cỏ dựng am tranh
Áo lá rau xanh uống nước lành
Túi vải trên vai cùng gậy trúc
Vô vi cõi Phật giưã rừng xanh
Tìm về nơi dấu Phật, tích tiên
Tiêu dao trong cõi động rừng thiền
Giưã trời thảm cỏ xanh ngút ngát
Mọc đầy dược thảo núi Hoa Yên
Thác bạc nên thơ thật dịu hiền
Nước hồ trong vắt, nắng xiên xiên
Chếch dưới cánh rừng tùng xanh biếc
Bảy trăm năm trước am Dược Tiên
Hoàng quang Thuận
Theo tôi bài thơ này có thể tàm tạm xếp vào thể thơ mới được đấy ở khổ 1 và 3. Nếu so với bài „Thăm Mả Cũ Bên Đường“, ngay cả cụ Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tuân thủ theo niêm và luật cuả dòng thơ tứ tuyệt. Nên gọi là thơ mới. Vậy theo tôi bài thơ này cuả ông Thuận không nên nỡ ném sang thể thơ tự do. Bây giờ tôi khảo sát ý nghĩa của bài thơ? Không lẽ làm thơ không cần ý nghiã mà cứ gân cổ viết bưà để câu khách như kiểu làm kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghiã miễn là có lắm fun và lợi lộc?
Non xanh kết cỏ dựng am tranh. Áo lá? Bậy sao lại áo lá? Theo tôi ông nên bỏ chữ áo lá không người ta hiểu lầm ông lăng nhục đức vua Trần?
Vua Trần nghèo gì đến mức mặc áo lá như vượn người. Nếu chuyện đó có thật thì đáng trách vua con đã không kính hiếu vua cha, cả triều đình là lũ hủ bại để Ngài phải sống như vượn rừng?
Trên áo lá dưới túi vải? Hay áo lá là áo đi mưa? Cũng vô lý vì không thấy tả trời mưa. Chỉ có áo lá theo kiểu vượn người thôi. Tất nhiên thơ lắm nghĩa nhưng tôi hiểu áo lá theo kiểu ông Thuận muốn chứng tỏ Ngài thanh bạch nghèo nàn đơn giản nhưng viết quá đà thành ra là lăng nhục đức Vua mất thôi? Tóm lại một bài thơ bâng quơ vô nghiã . Với tôi là nhạt nhẽo vô vị, nhưng với người khác là thơ thần thì là quyền lưạ chọn cuả mỗi người về cái thú đọc thơ.
Thác bạc nên thơ thật dịu hiền. Nước hồ trong vắt nắng xiên xiên. Chối tỉ quá chừng? Chả là trên vần hiền dưới vần xiên cho nó xong chuyện. Thơ thế mà cũng hội thảo cái con khỉ gì hả trời ơi là trời!
Tôi xin kết thức cho sớm chợ không muốn dài dòng bàn thêm nưã. Tiện đây cũng có bài thơ cho vui.
Cầu Xin Ngài Thương Chúng Con
Am con lều cỏ dấu chân nhân
Đắc đạo sư ông khỏi luận bàn
Thảnh thơi dưa muối ngày xưa đó
Đức độ tài năng đức thánh Trần
Vi vu tiếng sáo rừng mai trúc
Hoa lá xanh tươi cả bốn muà
Ong bướm vờn bay chim cúc trái
Lừ đừ cá lội đáy hồ sâu
Náo nức Phật quang cảnh trích tiên
Vân du cánh hạc tuyệt thiên nhiên
Túi vải trên vai hàng thích tử
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng thiền
Thảo dược nơi đây trừ bệnh tật
Tốt tươi mơn mởn núi Hoa Yên
Triều thần nhờ cậy ơn mưa móc
Bia đá còn ghi bậc thánh hiền
Cộng sản bây giờ chúng lãng quên
Theo chân đại Hán chỉ vì tiền
Tham quyền cố vị quen đục khoét
Đục nước béo cò đã mấy phen
Đạo tặc hồ ly gây nghiệp trướng
Chiến tranh tang tóc thật thê lương
Độc lập tự do trò xảo trá
Cầu xin Đức Phật rủ lòng thương
Mới quyết đi chuà rừng trúc lâm
Kim xà con cũng cũng chẳng quan tâm
Phóng sinh lưà bịp không hề nghĩ
Trăm lạy xin ngài cứu Việt Nam
cảm tác từ 16 câu thơ mới cuả Hoàng quang Thuận: Am Tranh
16.8.2012 Lu Hà
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 7
Trích: Am Xưa
Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giưã đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn
Phẳng phiu bãi cỏ mọc xanh rì
Tùng lâm Yên Tử cuả ca thi
Vườn hoa dược thảo Hồng Sương Ngọc
Bái vọng thiền môn chẳng muôn đi
Hoàng quang Thuận
Cũng lạ sao hai khổ thơ này, nó lủng củng thế ông Thuận ơi! Đức Thánh Trần ngày xưa có làm thơ thập cẩm như thế này đâu. Hai khổ thơ tự do tuỳ tiện lắp ráp vào nhau theo kiểu thơ mới, thơ tự do thời nay. Chắc hẳn dưới suối vàng hay niết bàn Ngài cũng cách tân đây. Am, vàng, đàn cưỡng vận một cách trắng trợn bỉ ổi, trình độ Đức Thánh Trần sao mà thụt lùi đi qua nhiều thế kỷ. Nghĩ mà tủi thân cho Ngài quá. Trúc mà lách qua kẽ đá nền am thì cái nền đó cày xới tung len rồi. Đọt măng giữa đá vàng mà mập mạp được là ngoa ngữ. Trên đã trúc dưới lại trúc chen hoa nở chắc là hoa cứt lợn đây? Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn? Ai gảy đàn một nơi chính ông gọi là am xưa? Người hay ma quỷ đấy?
Thơ này chắc muốn thuổng của Bà Huyện Thanh Quan đây?
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa…
Hỏi thật nhé ông tự làm ra hay thuê ai đấy? Tốn cả tiền triệu tiền tỷ mà không đảm bảo chất lượng. Ông tìm nhầm thi sĩ rồi làm thơ mướn rồi. Nhưng nhà nước Việt Nam ban tuyên huấn, bộ nội vụ , hội nhà văn, bộ giáo dục vẩn say như điếu đổ mới lạ? Vườn hoa dược thảo Hồng Sương Ngọc.Bái vọng thiền môn chẳng muốn đi? Sao mà nó tối nghiã thế? Bài thơ này vẫn là lối thơ tự do ông ạ. Có lẽ ông thuê nhầm người rồi. Vua Trần không lẽ kém cỏi như vậy?
Vây tôi cũng có thơ xin được góp vui:
Thảo Dược
Trúc cỏ mọc chen nền kẽ đá
Thiền sư tịnh độ bệ am xưa
Phong cảnh lao xao dầu đổi khác
Mưa rơi gió thoảng hạt lưa thưa
Vườn cây thảo dược hồng sương ngọc
Dấu tích còn đây lệ ưá tràn
Du khách bâng khuâng hồi tưởng niệm
Phiêu diêu cực lạc đức vua Trần
Thoang thoảng thinh không một điệu đàn
Ngàn thu dằng dặc gió mưa chan
Trúc Lâm Yên Tử hồn thơ giục
Thánh thót sầu ca khắp thế gian
Tiếng ai văng vẳng từ xa vọng
Có phải sơn ca đẹp tuyệt vời
Thiếu nữ cô thôn tình thư thả
Giai nhân tài tử mộng yêu đời
Hoàng hôn dìu dịu gióng chuông chuà
Mái ngói phôi phai chịu dãi dầu
Bể dâu triều đại còn hưng phế
Đất thánh cầu kinh bạc mái đầu
cảm tác từ 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Am Xưa
16.8.2012 Lu Hà
Trích: Ân Hận
Đêm nay ta không ngủ
Đôi mắt sáng cuả ngươi
Sáng dưới ánh sao trời
Cứ nhìn ta thăm thẳm
Chuà giải oan cung nữ
Phải ngươi về hôm nay?
Ôi, ta ân hận quá
Không giải thoát cho mày!
Hoàng quang Thuận
Ối giời ơi. Đây là là loại thơ 5 chữ theo lối mới tự do chứ có phải ngũ ngôn đường luật mà ngày xưa vua Trần vẫn hay làm đâu? Có lẽ ông cũng chẳng hiểu ngũ ngôn đường thi hay ai đó viết thuê cho ông? Người này cũng chỉ mới ngô ngọng vào làng thơ thôi ông ạ. Thơ này mà dám bảo Đức Thánh Trần báo mộng cho. Sao mà ông tự tin thế, như đảng vẫn tự tin chủ nghiã Mác Lê Nin là đỉnh cao cuả trí tuệ loài người?
Hãy đọc thơ ngũ ngôn bát cú đường thi cuả vua Trần:
LÊN NÚI BẢO ĐÀI
Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng.
Gần xa, mây núi cuốn,
Râm nắng, ngõ hoa lồng.
Muôn việc nước theo nước,
Trăm năm lòng bảo lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc,
Ngực áo, đầy trăng trong
Gần xa, mây núi cuốn đối lại với Rám nắng, ngõ hoa lồng hay Muôn việc nước theo nước đối với trăm năm lòng bảo lòng.
Khổ 1 luật trắc câu 1 niêm câu 4 và 2 niêm 3. Khổ 2 cũng luật trắc câu 1 niêm câu 4 và 2 niêm 3
Thất ngôn tứ tuyệt cuả vua Trần
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Buổi sớm mùa xuân
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay,
Song song đôi bướm trắng,
Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Đó là thơ ngũ ngôn đường thi cuả vua Trần. Nhưng bản dịch cuả Ngô Tất Tố rất chính xác đúng niệm đúng luật cuả thơ đường. Còn cái bài thơ Ân Hận cuả ông là loại thơ ú ớ vịt giời chẳng có niêm có luật quái gì. Tôi cũng không có thời gian giải thích tận cho ông về niêm luật cuả thơ đường. Như Ngô tất Tố đối rất hay: song song đôi bướm trắng và Phất phới sấn hoa bay.
Thôi để kết thúc cho sớm chợ. Tôi cũng có bài thơ ngũ ngôn thơ mới, không phải là đường thi đâu nhé.
Con Cầy Hương
Đức vua Trần báo mộng
Có một con cầy hương
Sao không được giải thoát?
Ôi cuộc đời thê lương
Đoàn du khách những ai
Hờ hững chặng đường dài
Mừng vui kià chả nướng
Mang xuống tận tuyền đài...
Chuà giải oan cung nữ
Nghẹn ngào lệ chưá chan
Đáng trách Hoàng quang Thuận
Lạnh lùng dạo gót chân
Đức thánh Trần than thở
Bài thơ còn dở dang
Con tìm người viết tiếp
Thi sĩ thật đàng hoàng...
Con cầy hương mắt sao
Hương khói người lao xao
Chết tươi không kịp ngáp
Ngán thói đời tanh tao...!
cảm tác từ thơ 5 chữ cuả Hoàng quang Thuận
16.8.2012 Lu Hà
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 8
Trích: Bạch Vân Sơn
Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn
Kỳ SINH đắc PHÁP cõi TRƯỜNG tồn
Bia pháp trường quan Linh VÂN Tử
Giận mình hoá đá toạ Yên Sơn
Hoàng Quang Thuận
Để giản tiện khỏi mất thời gian những chữ tôi cố ý viết to ra là những chữ sai niêm luật tứ tuyệt đường thi. Ông Hoàng quang Thuận đã cố ý hạ nhục đức vua Trần Nhân Tông một cách quá đáng. Ông tự bịa ra hay nhờ ai đó làm hộ thơ rồi tung tin do vua Trần báo mộng cho, lại dùng cả ông thi sĩ nửa mùa tên là Dương Kỳ Anh gì đó làm chứng cho. Cả hai tự tạo ra câu chuyện thần thoại cổ tích nghe rất huyền ảo thần bí lâm ly như con rắn thần của bà Nguyễn Thị Anh rồi lấy cớ giết chết cả ba họ ông bà Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Tôi không muốn nghe những chuyện cổ tích thần thoại của các ông dù cho báo đài có ra rả tuyên tuyền cổ võ thì cũng thế thôi.
Bây giờ tôi chỉ khảo sát phần nội dung ý nghiã của bài thơ:
Đây là một bài thơ vô nghĩa nhí nhố đầy mâu thuẫn. Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn là tả cảnh núi Bạch Vân Sơn có mây trắng bao phủ và rất cao. Nhưng sao lại Kỳ sinh đắc pháp cõi trường tồn?
Đã đắc Pháp là mới hiểu phần giáo lý nhà Phật và cũng có thể đắc đạo nhập niết bàn không sinh không diệt nữa đi vào cõi vô thủy vô chung. Còn theo ông kỳ sinh là sinh lạ đắc pháp rồi để trường tồn bách niên giai lão hay sao? Một câu dấm dớ kênh kiệu chữ nghĩa nửa Tàu nửa Việt hổ lốn trộn lẫn nhau như riềng mẻ mắm tôm, vô lý vô nghĩa vô cùng.
Có thể ông Thuận đôi ba lần đi chùa là cái cớ dấm dớ hội tề để cầu Phật phù hộ cho danh vọng tiền tài bổng lộc thôi chứ ông hiểu quái gì về Phật Pháp mà cũng thơ với chẳng phú.
Bia Pháp trường quan Linh Vân Tử nghĩa là cái bia đá ở trên đường cái quan ở Linh Vân Tử? Giận mình hoá đá toạ Yên Sơn là cái trò khỉ gì hở trời? Ai hoá đá? Ông Thuận hoá đá, du khách hoá đá hay vua Trần hoá đá như nàng Tô Thị ở Lạng Sơn? Những chữ sơn, tồn, sơn vần đẹp màu mè diêm duá nhưng vô bổ, cả bài thơ hoàn toàn vô nghĩa. Cánh hồi bút ù ù cặc cặc của hội nhà văn và bên công an Việt Nam còn bốc thơm lên là vô thức, siêu hình, siêu tưởng, mộng mơ nưã kia? Dù cho là vô thức nhưng nó cũng nằm trong ý thức, mặt trái cuả ý thức mà khi tỉnh ra người ta không dám nói ra vì sợ công an, sợ pháp luật, sợ khủng bố, tra tấn, tù đày v. v... Chứ đừng nói rầng vô thức trong thơ là vô nghĩa vô lý là chẳng có quái gì.
Nhân tiện tôi cũng có thơ sau, gọi là cây nhà lá vườn cho vui với bạn bè sính thơ quý mến cuả tôi trên facebook này. Còn mấy vị tiểu nhân vô học công an mạng xin miễn lăng mạ chửi tục nhé.
Non Non Nước Nước
Non non nước nước mây mây
Trùng trùng điệp điệp núi này sông kia
Giang sơn tổ quốc đầm đià
Giọt châu lã chã bên rià biển Đông
Ngọc trai ngậm giọt máu thương
Lỗi lầm để lại nỗi lòng khổ đau
Bạch Vân Sơn, cũng dãi dầu
Linh Vân Yên Tử mái đầu héo hon
Toạ thiền trên đỉnh Yên Sơn
Trăng thu vằng vặc đền ơn Thánh Trần
Ra đi tình để muôn dân
Con Hồng cháu lạc trăm ngàn thiết tha !
Cảm tác khi đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bạch Vân Sơn
17.8.2012 Lu Hà
Mãi Sống Còn
Lên thăm đỉnh núi Bạch Vân Sơn
Dấu vết còn ghi chẳng sói mòn
Ngàn năm bia đá Linh Vân Tử
Vặc vặc trăng soi bậc Thế Tôn
Nghiã để muôn đời non nước Việt
Khai công lập quốc gió mưa hoà
Hồn thiêng sông núi trang nam tử
Lưỡi kiếm tung hoành con cháu Vua
Trúc Lâm Yên Tử mây trời lộng
Am động còn đây dấu tích Ngài
Rũ bụi hồng trần theo Phật Tổ
Giai không tứ đại thoát trần ai
Bia pháp trường quan những lối mòn
Đèo cao vực thẳm giọt mưa tuôn
Khói hương nghi ngút trời mây thẳm
Tổ quốc giang sơn mãi sống còn
cảm tác từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bạch Vân Sơn
17.8.2012 Lu Hà
Trích: Bia Phật
Bia Phật nằm bên khóm trúc xanh
Bàn cờ mây lót đá chênh vênh
Cờ tiên Bắc Đẩu - Nam Tào luận
Sương TREO râu BẠC giọt LONG lanh
Hoàng quang Thuận
Những chữ tôi viết to cả cụm là sai niêm luật tứ tuyệt. Chỉ 4 câu tủn mủn cũng viết không ra thể thống gì mà dám cả gan gán trám vào mồm vua Trần, cái nhà ông Thuận này kể cũng khiếp thật, to gan lớn mật thật.
Bàn cờ mây lót? cả khóm trúc che mất rồi thì lấy đâu mà còn có mây mà lót cho bàn cờ? Du khách đến đông như thế hơi nóng hầm hập hàng trăm nghìn người liệu còn sương và mây không? Ông Nam Tào và Bắc Đẩu mải mê đánh cờ chứ có luận bàn quái gì? Sương treo lên râu bạc ông cụ già nào đó giọt long lanh hay cụ mệt quá mà sùi bọt mép ra. Ông còn biạ ra có Thày Tư tức Tăng Bình Trọng cũng trong đoàn du khách râu tóc trắng như tuyết ngồi trên bàn cờ tiên sương đọng. Thày Tư cũng liều thật không sợ ướt đít?
Lạ cho vua Trần hiển thánh lúc nào mà đọc thơ vào tai ông Thuận thế? Chỉ có 4 câu nhếu nháo bâng quơ vô nghĩa vô cảm như vậy? Râu vua Trần, râu Nam Tào Bắc Đẩu rồi râu Thày Tư cứ nháo nhào cả lên.Thày Tư mà để ướt râu đúng Thày là cái cối đá trái với thực tế. Có ai nhìn thấy sương thấm vào râu ai mà giọt long lanh chưa? Hoạ chăng Thày Tư hóa đá từ đêm hôm qua?Sương thấm ướt đẫm râu thì nghe còn có lý. Thơ với chả phú cái nhà anh Chí Phèo này.
Tóm lại theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố vớ vẩn không đáng gọi là thơ. Tiện thể tôi cũng có thơ sau.
Tóm lại theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố vớ vẩn không đáng gọi là thơ. Tiện thể tôi cũng có thơ sau:
Bia Phật Và Bàn Cờ Tiên
Năm mét bia cao giưã đất trời
Danh lam thắng cảnh nước non ơi!
Phôi phai nét chữ mờ năm tháng
Đức Phật thiên thu vạn cổ đời
Bắc Đẩu Nam Tào ờ thuở trước
Bàn cờ sinh tử cho dân nước
Lạc Hồng sông núi mãi lâu bền
Con cháu say sưa lòng thổn thức
Bia Phật bàn cơ thiên cổ lịch
Tổ tiên ta đã có ngàn đời
Lũ giặc cớ sao xâm phạm đến
Rồi bay sẽ chuốc nhục mà thôi
cảm tác từ thơ tự do cuả: Hoàng quang Thuận
17.8.2012 Lu Hà
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử