lịch sử việt nam
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 75-79
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 75
Trích: Xuyên Thủy Động
Thủy Động muôn ngàn ánh SAO sa
Lân quang óng ánh dãi ngân hà
Đại bàng tung cánh trong hang động
Cửa RA là MẸ cửa VÀO cha.
Hoàng quang Thuận
Bài thơ vưà bằng cái lỗ mũi nhưng ông Thuận đã nhét đầy 4 lỗi vào đó rồi. Vậy đừng đổ vấy cho vua Trần trình độ kém nên nhập đồng bừa vào ông mà phán bậy ra thơ nàyn chứ không phải do ông hay thuê ai đó tự nghĩ ra.
2 câu đầu láo nháo viết để mà viết chả có ý nghĩa gì. Buồn cười nhất là 2 câu sau: Đại bàng tung cánh trong hang động - Cửa ra là mẹ, cửa vào cha? Thuận làm như con đại bàng này có tính lăng nhăng, trai lơ đĩ bượm. Con cái đi ngoại tình nên con đực phải bám theo để theo dõi không bằng? Mẹ vưà ân ái xong vưà ra thì cha bám theo cửa vào để theo dõi mẹ hay tìm cô bồ khác? Một bài thơ nhí nhố viết cho thú vật đọc chứ có phải cho người có tim có óc đọc đâu?
Xin có thơ sau:
Động Thủy Cung
Hun hút thủy cung xuyên núi đá
Ầm ầm thác nước hỡi người ơi!
Hoa đá long cương màu sắc lạ
Ngân hà một giải chẳng xa xôi
Thủy động trần ai cõi mộng sao
Lối ra cũng có cửa đi vào
Tuyền đài thăm thẳm hay tiên động
Thương mẹ Ngộ Sinh giọt máu đào?
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Xuyên Thủy Động
31.8.2012 Lu Hà
Trích: Chuà Linh Cốc
Phật Bà đang tọa trên đài sen
Phía SAU có MỘT vị TĂNG thiền
Vua TRẦN ngự GIÁ về THĂM động
Nhớ LẠI ngày XƯA trong CẢNH tiên
Hoàng quang Thuận
9 lỗi cơ bản trong bài thơ nhí nhố đầy tính dâm tục này mà gán cho vua Trần nhập thần đọc cho quả thật lưu manh thật.
Phật Bà đang toạ trên đài sen - Phiá sau có một vị tăng thiền? Ông Thuận viết như vậy có khác chi báng bổ Phật xỉ nhục các vị đại sư đâu? Phật Bà ngồi trên đài sen còn vị tăng thiền làm gì sau đít Phật Bà? Ngồi thiền sau đít hay làm gì? Đốt nhang, hay làm gì mờ ám...? Từ xưa chưa có ai toạ thiền sau lưng Phật Bà mà mọi người đều đàng hoàng trước bàn thờ Phật gõ mõ tụng kinh. Ông cố dùng hình ảnh Phật Bà thuộc phái nữ là có ý nghĩ không lành mạnh. Tâm, khẩu, ý xấu cũng là căn nguyên của nghiệp chướng đấy. Cho nên làm thơ về Phật không thể tự ý viết bừa bãi được. Mong ông thay đổi tâm tính .
Rồi bất ngờ Vua Trần bắt gặp qủa tang khi Ngài ngự giá vào thăm động thấy sư lúi húi có phải toạ thiền hay làm gì đó rất ngờ vực sau đít Phật Bà? Theo tôi viết như vậy là có ý dâm tục chứ thơ phú cái con khỉ gì ?
Sau đó ông còn bồi thêm câu có ý dâm đãng như kiểu ông Nguyễn Trường Tô chủ tịch tỉnh Hà Giang: Nhớ lại ngày xưa trong cảnh tiên? Nhớ cái gì trong cảng tiên? Phật Bà toạ trên đài sen và sư cụ sau đít Phật Bà mà gọi cảnh tiên à?
Tôi xin có thơ sau:
Linh Cốc Chuà Xưa
Linh Cốc chùa xưa ngoảnh mặt Đông
Độ vài trăm thước một con đường
Đến thăm Bích Động A Di Phật!
Ánh sáng đạo vàng Đức Thánh Tông
Bảy thế kỷ sao đà chóng thật
Đời người ra thế có là bao
Bệ đá kề bên vua thượng toạ
Ao sen hoa nở giọt cam lồ
thơ làm nhân đọc 4 câu tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chuà Linh Cốc
31.8.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 76
Trích: Thung Nham
Kỳ vĩ hoang sơ rừng NGUYÊN sinh
Ngàn VẠN chim CÒ dưới bình minh
Hang ĐỘNG kéo DÀI thiên kỳ thú
Phượng HOÀNG bay ĐẬU đất YÊN bình
Hoàng quang Thuận
Thôi tôi xin ông Thuận, ông đừng làm thơ nữa. Vì thơ ông bốc mùi thum thủm khó ngửi lắm. Ông không có khả năng và một chút tri giác nào để làm thơ. Tuy rằng ông khoe: thơ ông rất được vừa mũi đảng cộng sản vô thần, nhưng lại hay thích chen lấn công việc của nhà Phật chỉ vì vật chất hưởng thụ và miếng ăn to. Họ xui ông làm thơ như vậy hay ông tự nghĩ ra hoặc nhờ ai làm hộ mà thơ khổ thơ sở, thảm hại như thế này đây? Ông nỡ lòng nào mà trám thơ này vào mồm vua Trần? Lương tâm ông không thấy hổ thẹn xấu hổ sao? Ông lại còn thề thốt có ông Dương Kỳ Anh gì đó làm chứng? Thơ đường gì mà có những 8 lỗi cơ bản nhét đầy vào cả chỉ có 4 câu ngắn tủn mủn?
Này nhé: Kỳ vĩ hoang sơ rừng nguyên sinh? Hoang sơ lại còn nguyên sinh, viết thừa lủng củng vô nghĩa quá ông ơi! Chẳng thơ tí nào cả. Có lẽ bởi tính thích nói dai nói dài từ cha chú ông để lại như các ông Hồ, ông Chinh, ông Hữu hay sao ấy?
Ngàn vạn chim cò dưới bình minh? Làm sao lại có ngàn vạn chim cò có thể đậu trong rừng được, cây cối rậm rạp như ông viết là kỳ vĩ hoang sơ. Chim cò thường tìm đầm ao bến bãi đầm lầy để tìm tôm cá mà nuốt làm sao có thể ở trong khu rừng nguyên thủy này có ngàn vạn chim cò được? Tất nhiên cũng có bãi rộng đủ loài lông vũ như gà, ngỗng, công, phượng đâu chỉ là chim với cò?
Hang động kéo dài thiên kỳ thú? Là cái nghĩa gì, đang tả rừng chứ tả sang hang động đâu? Ông tả Thung Nham kia mà, chắc hẳn là cái thung lũng gọi là Thung Nham?Thêm cái hang động vào rừng vào thơ lắm chữ thưà lộn xộn, ông hoàn toàn quên không miêu tả được cái tâm trạng cuả lòng người trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Làm thơ phải biết chọn cảnh chứ đừng có riềng mẻ, tương cháo, mắm tôm ném tất cả vào nồi thành món thập cẩm hổ lốn khó nhai lắm ông ơi!
Phượng hoàng bay đậu đất yên bình? Câu thơ càng nhạt nhẽo vô vị thêm, vì chỉ toàn mùi thum thủm chua chua của dấm. Rừng cổ hoang sơ chưa hẳn là mảnh đất yên bình vẫn có thể ở đây còn có hổ báo cáo cầy vẫn có cảnh ăn thịt máu tươi rùng rợn. Chưa nói các quan chức đầu tỉnh thường cậy quyền thế vào đây săn bắn bưà bãi?
Vậy có thơ sau:
Rừng Nguyên Thủy Thung Nham
Nguyên thủy Thung Nham một cảnh rừng
Bướm hoa thảo mộc thật tưng bừng
Hồng hoang từ thuở còn lưu lại
Bàn Cổ vương hoài mãi nhớ nhung
Có phải linh thiêng hồn Đại Việt
Hay lòng Đức Phật rủ tình thương
Muôn đời con cháu người Giao Chỉ
Ta hãy về đây với Cúc Phương
Bích Động hương bay làn khói tỏa
Ai về nhắn nhủ đất Hoa Lư
Muông thú nơi đây kỳ vĩ lắm
Chuông chùa văng vẳng vọng thiên thu.
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Thung Nham
1.9.2012 Lu Hà
Trích: Hang Bụt
Hang Bụt khoát áo dài lóng lánh
Từng tua đính nặng hạt kim cương
Đâu PHẢI trần GIAN mà CÓ được
Lộng lẫy đài sen thật THIÊN đường
Hoàng quang Thuận
4 lỗi phạm đường qui.
Hang Bụt khoát áo dài lóng lánh? Mở đầu đã vô duyên tối nghĩa rồi. Hang Bụt nào khoát áo dài, hay mấy mớ rẻ rách khách thập phương mang đến? Ông định tả nhũ đá trên tường lóng lánh như màu áo cà sa nhưng không toát ra được cái hồn của màu áo cà sa ;mà như đang tả mớ rẻ rách đủ màu nhiều người bỏ quên trong hang?
Từng tua đính nặng hạt kim cương? Vô lý những cái áo dài được tả như rẻ rách đó lấy đâu có tua đính nặng những hạt kim cương? Có thể lắm nhũ đá trên tường rủ xuống có màu óng ánh như kim cương chứ không phải từ mớ rẻ rách ông định gán cho áo Bụt?
Đâu phải trần gian mà có được? Một câu hoang tưởng phản biện chứng pháp dù cả duy tâm lẫn duy vật. Rõ ràng cái hang này ở cõi trần mà trên thế giới này còn hàng tỉ cái hang như thế? Ông có phải là Bật Mã Ôn lên thiên đình đâu mà biết?
Lộng lẫy đài sen thật thiên đường? Trong hang này kiếm đâu đài sen mà lộng lẫy? Đâu cứ phải vì tên gọi là Hang Bụt thì cứ nhất thiết đài sen phải có? Đài sen ở Phật Quốc chứ thiên đường của Chúa đâu có đài sen. Mong ông đừng làm thơ nhắng nhít xằng bậy nữa.
Xin có thơ sau:
Hang Ông Bụt
Nhũ đá sắc màu tôn cảnh Phật
Gọi là hang Bụt qủa không sai
Lóng lánh kim cương từng khối nặng
Khác chi Từ Thức chốn thiên thai
Ai đã đến đây chỉ một lần
Vương sầu bi lụy cõi nhân gian
Phế hưng chìm nổi đời dâu bể
Mưa nắng u hoài giọt chưá chan
Như áo cà sa sư óng ánh
Để hồn thi sĩ mãi bay cao
Thiên nhiên dẫn mộng vào hang động
Một lạch đào nguyên lạc chốn nào ?
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hang Bụt
1.9.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 77
Trích: Ba Triều
Hoa Lư ba triều đại ĐẾ vương
Kinh ĐÔ chinh CHIẾN với QUÂN trường
Đinh LÊ ngôi BÁU vừa QUÂN tướng
Trời trao nhà Lý được miên trường
Định kế lâu dài thế DỜI đô
Ngàn năm non nước với cơ đồ
Lý triều kiệt xuất kinh thành mới
Thuyền RỒNG sóng VỖ nước TÂY Hồ
Hoàng quang Thuận
Đếm được 11 lỗi cơ bản. Tôi không thể nào ngờ được người ta gọi đây là một bài thơ mà lại còn đòi gửi đi để tranh đoạt giải Nobel văn học thế giới. Nếu có trung tâm văn hoá nào của thế giới họ tiếp nhận tập thơ này để đọc và chấm giải cho kỳ thi văn chương thì xin lỗi cả cái thế giới này sắp đến ngày mạt vận, tận số về cái gọi là văn chương. Trí tuệ cảm xúc loài người trở về thời kỳ ăn hang ở lỗ. Một bầy khỉ nhí nhố trên hành tinh khẹc khẹc kêu loạn cả lên.
Đọc bài thơ này, xin lỗi thấy buồn nôn tởm lợm vô cùng cho một kẻ háo danh ngu xuẩn kệch cỡm lố bịch; Nhưng tác giả lại thề sống thề chết do chính mồm vua Trần đọc cho y chép ra mới ghê gớm.
Hoa Lư ba triều đại đế vương - Kinh đô chinh chiến với quân trường? Kinh đô nào chinh chiến với quân trường như thời đệ nhất đệ nhị cộng hòa cách đây 1000 năm? Nghe cái từ quân trường rất tân thời trám vào mồm vua Trần mà tởm lợm cho cái thứ văn chương cóc nhái xã hội chủ nghĩa.
Xin nhớ quân trường và chiến trường khác nhau. Cả kinh đô Hoa Lư đánh nhau với quân trường nào? Đà Lạt hay Thủ Đức. Hai câu thơ mê sảng ngớ ngẩn rất vô nghĩa tối tăm quá sức chịu đựng của con người.
Đinh Lê ngôi báu vừa quân tướng -Trời trao nhà Lý được miên trường? Thơ mới chẳng phú thế nào là Đinh Lê ngôi báu vừa quân tướng hở giời? Vô nghĩa tối tăm, thơ này làm ra để ngu dân chứ tích sự gì? Đảng chỉ cầu mong cho người hóa thành khỉ hết? Còn nữa: Trời trao nhà Lý được miên trường? Ông này có 2 chữ miên trường cứ lải nhải mãi rất nhiều, giải giác đâu đó các bài thơ tôi đã đọc. Hai chữ miên trường có thể là do thói quen người cộng cộng sản sáng chế từ trường tồn mà ra? Ở trong các bài diễn văn hay nghị quyết đảng vẫn thấy 2 chữ này?
Cũng có thể ông Thuận thuổng được của Bùi Giáng:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau"
Một câu thơ nói hay cũng được nói dở cũng được theo cảm xúc suy nghĩ của từng người. Cũng có thể Bùi Giáng bí chữ nghĩa nên dùng đại chữ miên trường cho nó vần? Kể ra hơi tối nghĩa? Miên trường là viên mãn, viên miễn, trường tồn, lâu dài, mê man như giấc ngủ v.v... Còn ông Thuận thì: Trời trao nhà Lý được miên trường tối nghĩa vô cùng?
4 câu sau cũng nhí nhố huyên thuyên như đấm vào tai. Thôi xin miễn bàn và tôi cũng ít thời gian lắm; vì còn bận đọc sách và nhiều thứ khác về văn thơ cần quan tâm hơn với cái thứ thơ ba trợn ba trạo rác rưởi này. Đã có hội nhà văn Việt Nam và quốc tế chăm sóc nghiên cứu hội thảo rồi ông Thuận ơi!
Vậy xin có thơ sau:
Ba Triều Hoàng Đế
Dậy sóng Hoàng Long gây đế nghiệp
Đinh Lê tạo dựng sáng triều cương
Phá Tống bình chiêm yên giặc dã
Rời đô vua Lý tới Thăng Long
Ba vua tiên khởi Đại Cồ Việt
Non nước ngàn thu quyết một lòng
Giang sơn cương thổ Hoa Lư cổ
Phật Pháp theo đà cũng hiển dương
Người Việt ta ơi! Khắp bốn phương
Nắng mưa dầu dãi nặng tình thương
Cây đa giếng nước con đò cũ
Lam khói mây chiều mãi vấn vương!
thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Ba Triều
1.9.2012 Lu Hà
Trích: Hang Động
Động hang kỳ ảo với trời cao
Thung lũng đan xen động HOA đào
Núi NON hùng VĨ hồn MƠ mộng
Nước VỖ chân THÀNH sóng lao xao.
Hoàng quang Thuận
Động hang kỳ ảo với trời cao? Là kỳ ảo với trời cao chứ không phải với con người.
Thung lũng đan xen động hoa đào. Chỉ có chữ động thôi mà nhai đi nhai lại mãi, ngứa cả tai. Núi non hùng vĩ hồn mơ mộng - Nước vỗ chân thành sóng lao xao? Có bấy nhiêu thôi thì có quái gì đáng gọi là thơ kia chứ? Đọc trong tập sách của ông Trần Trương gì đó giới thiệu về các khu di thích lịch sử danh lam thắng cảnh những bài thơ rác na ná như vậy thiếu gì?
Có lẽ Trần Trương đạo thơ Hoàng quang Thuận và vội vàng in ra trước, sau lại trùng hợp Thuận được vua Trần nhập thần đọc cho? Có thể vua Trần nhập thần cho cả hai ông cò thơ?
Xin có thơ sau, và tôi cũng ít thời gian đọc lại nên có những khiếm khuyết về gõ chữ các bạn bỏ quá cho. Để có nhiều thời gian viết bài sau vậy.
Hang Động Miền Hoa Lư
Hang động giang sơn hồn Đại Việt
Đinh Tiên Hoàng Đế lập triều cương
Hoa Lư hoài cổ thiên tình sử
Ai có thương ai một cõi lòng?
Cây đa bến nước nàng công chúa
Nhũ đá kim cương lệ ưá dòng
Vì nước quyên sinh nơi giếng ngọc
Phất Kim thổn thức sóng Hoàng Long!
Một nén hương lòng nhắn nhủ nàng
Tìm về thủy động bến thiên đàng
Có khu rừng vắng hồ điệp đợi
Bên gốc hoa sim bóng một chàng...!
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Động
1.9.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 78
Trích: Thiền Sư Du Ngoạn
Hái thuốc non cao cứu mọi người
Vân du hang động khắp MỌI nơi
Con thuyền đưa nhẹ vào hang núi
Dê đứng sườn cao hái lộc tươi
Thỏa chí tang bồng giữa THUNG chơi
Đâu CẢNH trần AI với SỰ đời
Thiền sư du ngoạn trong thiền mộng
Tỉnh giấc mơ tiên nắng xế đồi.
Hoàng quang Thuận
5 lỗi cơ bản.
Hái thuốc non cao cứu mọi người -Vân du hang động khắp mọi nơi. Hái thuốc cứu người? Ai thế nhỉ, câu què câu cụt thiếu vắng chủ ngữ. Rồi vân du hang động, ai thế nhỉ? Vẫn là què cụt vô nghĩa.
Con thuyền đưa nhẹ vào hang núi - Dê đứng sườn cao hái lộc tươi? Cuối cùng là lòi ra con dê hái lộc non để cứu mọi người và vân du hang động luôn. Đúng là bốn câu thơ tối tăm vô nghĩa không thể nào chịu nổi được.
Thỏa chí tang bồng giữa thung chơi - Đâu cảnh trần ai với sự đời ? Con dê cụ đi hái thuốc dong chơi có gì là thoả chí tang bồng kia chứ, có phải anh hùng anh bá gì đâu?: "Gưom đàn nưả gánh non sông một trèo "
Cuối cùng từ con dê đi hái thuốc Thuận biến thành thiền sư trong mộng. Đã gọi là thiền thì các căn thức khóa chặt để vào trạng thái hư vô như tấm gương bị bụi trần ô nhiễm, cần được lai đi thì lấy đâu mà mộng mị kia chứ?
"Thiền sư du ngoạn trong thiền mộng
Tỉnh giấc mơ tiên nắng xế đồi."
Rồi tỉnh giấc mơ tiên nắng xế đồi? Đã du ngoan gật gù và mộng luôn, rồi lại tỉnh, không biết là thiền hay mơ và mơ tiên gì? Một câu thơ lộn xộn nhí nhố chả ra sao cả vừa đi vừa thiền vừa mơ mộng, lúc thì dê lúc thì sư.
Bản thân ông Thuận còn lẫn lộn giữa hai khái niệm thiền và mộng mà vẫn lăn xả vào viết lấy được rồi trám luôn vào mồm vua Trần.
Thiền không phải là một quang cảnh để mô tả, không phải một phương pháp để trình bày; cũng không là một biểu tượng triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Ta không thể dùng ý thức để hiểu, càng không thể dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền.
Còn mộng là điều ước mong hão huyền.Chúng ta ai cũng biết Mộng là cái có như huyễn. Đã là Mộng thì là có chứ chẳng phải không. Nhưng mà có như huyễn thuật. Giống như ảo thuật gia làm tất cả trò huyễn thuật, thấy là có nhưng mà không phải như vậy. Cái gì rồi cũng thay đổi, cái gì rồi cũng qua đi, nên giống như giấc mộng, giống như vô thường. Cái gì đang là thì cũng đã là và sẽ là...
Đường luân hồi sáu nẻo của chúng sanh đều là thực mà cũng đều là Mộng. Tại sao vậy ? Bởi vì đau khổ và hạnh phúc đều qua đi một cách mầu nhiệm, nó như những cái bong bóng nước không thể nắm bắt được nhưng nó đều là sự thật có nhân quả rất thật. Ngay như một người nằm ngủ có nhiều chiêm bao, thì cái chiêm bao nào cũng có nguyên nhân từ sinh lý và tâm lý của sinh thể. Đôi khi chiêm bao lại là một linh ảnh báo trước cho một chuyện sẽ xảy ra rất đúng với thực tế. Vì vậy chiêm bao dù cho hồ đồ hay đúng sai gì cũng có nhân quả của nó. Nhưng cái Nghiệp của sinh thể thì phải do sinh thể quyết định. Sáu nẻo luân hồi sẽ qua đi như giấc mộng, nhưng nó chỉ qua đi cho một đời người. Không ai biết được ra sao ngày sau khi mình chết đi.
Xin có thơ sau:
Thần Y Nguyễn Minh Không
Cần mẫn thiền sư đi hái thuốc
Lòng từ cảm ngộ chúng bi ai
Ngao du hang động tình mây núi
Đại đức linh quang sáng Phật đài
Hương lân cung kính Nguyễn minh Không
Đạo pháp danh y tỏa bốn phương
Cứu khổ giải nguy yên xã tắc
Quốc sư trụ cột vững triều cương
Đâu phải đi tu là ngoảnh mặt
Bao điều oan khuất của nhân gian
Hoàng hôn thong thả bên bờ suối
Tịnh độ gương trong bậc thánh nhân
Thiền sư đi dạo ven triền núi
Mờ ảo xa xăm vọng tưởng trôi
Xoá bụi hồng trần tâm hiển lộ
Đường về Tây Trúc cũng gần thôi.
thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Thiền Sư Du Ngoạn
1.9.2012 Lu Hà
Trích: Khai Thông Chuà Lân
Trường thành chiến lũy giữa sông trôi
Lan ĐÀI, Đình UÝ đã ĐỊNH rồi
Ngũ nhạc triều quy chầu hổ phục
Hưng THỊNH chùa XƯA giữa NÚI đồi
Hoàng quang Thuận
6 lỗi cơ bản, Một bài thơ vô nghiã mê sảng.
Trường thành chiến lũy giữa sông trôi - Lan Đài, Đình Úy đã định rồi? Hai câu này còn xa mới tả đúng cảnh đào sông nghe nói do hai vợ chồng nhà doanh nghiệp có thế lực chủ trương tên là: Phạm thị Lan và Nguyễn Xuân Trường gì đó do công ty Xuân Trường đảm nhiệm và ông Thuận bảo để khai thông chùa Lân?
Ngũ nhạc triều quy chầu hổ phục - Hưng thịnh chùa xưa giữa núi đồi? Chuyện đào sông vì mục đích kinh tế để lấy nước tưới tiêu trồng trọt gì đó được ông Thuận cho là một việc làm thiện gây công qủa, công đức cho nhà chùa, vì lâu nay chùa thu nhận ít hương khói cúng rường là do long mạch bị tắc nghẽn rồi sổ mây câu nhí nhố: ngũ nhạc, triều quy, hổ phục v. v... loạn xị chả ra sao cả.
Xin có thơ sau:
Đào Sông Thông Long Mạch
Đào sông tiếng để thông long mạch
Lấy nước tưới tiêu mấy mảnh đồi
Không biết trồng gì trên đó nhỉ?
Chùa Lân cũng được khói thơm đời
Kẻ lấp người đào mãi thế thôi
Cái vòng luẩn quẩn để trời coi
A di đà Phật kià non nước
Dâu bể bao phen mấy trận cười
thơ làm nhân đọc 4 câu tự do cuả Hoàng quang Thuận: Khai Thông Chuà Lân
1.9.2012 Lu Hà
***
Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 79
Trích: Núi Non Nước
Dục Thủy tiền đồn canh thủy bộ
Án NGỮ kinh THÀNH cũ Hoa Lư
Vào ra thủy bộ hai đường hiểm
Phòng tuyến thành đô nước Đại Cồ
Hoàng quang Thuận
Bài này 2 lỗi phạm qui
Dục thủy tiền đồn canh thủy bộ? một câu chữ Hán cóp nhặt vô duyên tối nghiã. Dục thủy tiền đồn rồi lại canh thủy bộ có khác chi bố là cha tôi, cha tôi cũng là bố tôi hay ông nội là ông tôi cũng là bố bố tôi.
Toàn là những: phòng tuyến, án ngữ, canh giữ, tiền đồ, quẩn quanh xáo ngữ y như lối nói bẻm mép vô nghiã tối tăm theo kiểu học thuộc lòng cuả người cộng sản. Đây có phải là thơ đâu giống như lối nói ám hiệu cuả các chiến sĩ đặc cộng hay biệt động thành gì đó.
Xin có thơ sau:
Điạ Linh Nhân Kiệt
Đinh Tiên Hoàng Đế trấn phòng sơn
Phòng thủ Hoa Lư giữ nước non
Hai đường thủy bộ đều phong toả
Lãnh thổ lòng dân quyết chẳng sờn
Dãy núi Băng Sơn hồn Đại Việt
Lạc Thủy Thanh Hoa thế vững bền
Kinh đô kiên cố như bàn thạch
Vằng vặc ngàn thu những miếu đền
Lê Lý hai triều nối tiếp nhau
Vang danh bốn biển rạng sơn hà
Điạ linh nhân kiệt rồng tung cánh
Lồng lộng sông Hồng đất Đại La
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ ngêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Núi Non Nước
2.9.2012 Lu Hà
Trích: Vân Sơn
Vân Sơn bao bọc đền Đinh Lê
Phù ĐIÊU thủy MẠC đón NGƯỜI về
Trông XA núi BÁU gươm CÒN đó
Hoàng Long uốn lượn giữa Sào Khê.
Hoàng quang Thuận
6 lỗi cơ bản nhét vài hai lỗ mũi ông Thuận.
Vân Sơn bao bọc đền Đinh Lê ? Vân Sơn nào bao bọc đền Đinh Lê, nghe nói chôn ở Yên Sơn, mua Đinh ở đỉnh núi và vua Lê ở chân nùi. Núi bao bọc đền đã thấy vô lý rồi.
Phù điêu thủy mạc đón người về? Chỉ được cái bẻm mép sáo rỗng mượn ơ đâu hay cóp nhặt được chữ phù điêu và thủy mạc tả cảnh một bức tranh vá đón người về là cai quái gì, tối tăm vô nghiã nhạt nhẽo ngán ngẩm vô cùng.
Trông xa núi báu gươm còn đó? Gươm nào còn đó chỉ được cái vớ vẩn? Chuyện rằng: Có ông chú cắm gươm trên đỉnh Vân Sơn cầu nguyện thì vưà lúc thấy Đinh Bộ Lĩnh bơi qua sông thấy có mây rồng bay qua thì ông chú nghĩ bụng cháu mình sẽ được làm vua. Núi này có gì mà báu, có vàng bạc kim cương đâu chỉ chữ viết thưà thói quen cưả miệng và khi ông chú cắm gươm rồi lại rút gươm mang về là dĩ nhiên rồi còn đâu gươm nưã mà ông Thuận: Trông xa núi báu gươm còn đó.
Hoàng Long uốn lượn giữa Sào Khê? Sông Hoàng Long uốn lượn theo triền núi, qua đồi, nương bãi là đúng nhưng sào khê là cái quái gì cuả cái thứ tiếng Tàu rẻ rách này? Một bài thơ tủn mủn có 4 chữ khô khan nhàm chán vô nghiã.
Xin có thơ sau:
Vân Sơn Cắm Gươm
Vua Đinh coi chú cũng như cha
Duyên mệnh long nhan phận nước nhà
Gươm cắm rồng vàng ơn thúc phụ
Qua sông hoàng đế dựng sơn hà
Nuôi cháu lớn khôn thành bá nghiệp
Chiêu binh mãi mã lập cơ đồ
Công cha nghiã mẹ kià non nuớc
Trên đỉnh Vân Sơn vạn cổ thu
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Vân Sơn
2.9.2012 Lu Hà
***
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử