lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam |  tổng thống Ngô Đình Diệm

TT Ngô đình Diệm tiếp đại sứ Mỹ Nolting 1961 tại Dinh Độc Lập

...

Lúc đó tôi chỉ là một chuẩn uý hiện dịch.........

Tôi nhìn các sĩ quan đàn anh  đứng chung quanh hình như ai nấy đều cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, quân đội ra quân đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ quan ra Sĩ quan, chứ không có hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi ông Diệm không còn nữa...

Tôi không phải là người công giáo như ông Diệm, mà chỉ là quân nhân hiện dịch thuần túy, nhưng cũng thấy mắt mình nhoà đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ , che chở cho ông, cũng như cho đất nước này...”

Ngày 19-6-1960, đại sứ  Mỹ tại Saigon Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại truởng Mỹ Christian Herter ở Hoa thinh Đốn 1 điện văn mật, thông báo tình hình Saigon: Có thể có một cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền của ông Diệm; trong khi đó, ở nông thôn, hoạt động của cộng sản gia tăng mạnh mẽ...

Phần cuối bản văn kết thúc : “ Nếu thế đứng của ông Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nữa thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ cần tính đến những phương cách hành động và những người lãnh đạo khác, hầu đạt đến mục tiêu của chúng ta....( If Diem’s positon in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives)

Trong bài MỘT VỊ TỪ  MẪU  của giáo sư  Nguyễn xuân Vinh, (người Việt nam đầu tiên được vào làm trong Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA, trong công việc tính quĩ đạo để phóng phi thuyền, ông cũng  vinh dự  được giới thiệu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Hàng không và Không gian của Pháp. Trước ngày đi du học, ông đã từng làm Tư lệnh Không Quân QLVNCH).

Ông viết:.....”Lúc tôi tới Dinh Độc lập, vào phòng ngủ của Tổng thống, là nơi cụ thường ngồi ở một ghế bành lớn để hỏi công việc. Tôi đã thấy có ông Nguyễn đình Thuần, lúc đó là Bộ trưởng Phủ Tổng thống và ông Hùynh hữu Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Lao động. Ngoài ra còn có ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia rất được Tổng thống thương yêu, và thường được đi theo chụp ảnh mỗi khi cụ công du. Thấy tôi vào, cụ nói mấy câu đại ý là tôi không được đi cùng để ra Huế dự lễ đại thọ của cụ cố, thân mẫu của Tổng thống, nên cụ gọi tới để  cho xem những phim ảnh chụp.

Những ảnh mẫu được ông Hà Di chiếu cho mọi người cùng coi trên màn ảnh đặt ở cuối buồng theo thứ tự diễn tiến của buổi lễ. Thân mẫu của Tổng thống ngồi ở một ghế bành, mặc áo mầu đỏ, tuy trông mệt mỏi, nhưng nét mặt còn tươi sáng. Một tấm ảnh làm tôi chú ý là lúc cả 5 người con trai của cụ cố thân mẫu là Đức Giám mục Ngô đình Thục, Tổng thống Ngô đình Diệm và các ông Ngô đình Nhu, Ngô đình Luyện và Ngô đình Cẩn đều mặc  áo thụng, quì  rạp đầu  làm lễ trước bà từ mẫu. Trông cảnh này thật là cảm động và là sự việc mấy trăm năm mới thấy có một lần ở nước mình,  vì ít  khi có bà mẹ nào sinh ra những người con mà lại đứng đầu cả bên đời và bên đạo.....”

Những dòng viết trên đã chứng minh lòng hiếu thảo của ông Diệm. Dù là Tổng thống, ông vẫn “quì rạp đầu trước mặt mẹ”. Không như  Hồ chí Minh, khi nắm quyền Chủ tịch nước rồi, trên 10 năm sau mới trở lại quê nhà.

Ông Diệm được Quốc trưởng Bảo đại bổ nhiệm làm Thủ tướng, trong lúc Pháp chuẩn bị rút quân theo Hiệp định Geneve 20-7-1954. Tình hình mọi mặt ở miền Nam đều nát bét.

Về chính trị và Giáo dục:   Ông Diệm đưa miền Nam Việt nam từ một tình trạng sứ quân, với những thành phần võ trang cai quản từng vùng, dựa vào tôn giáo như Cao đài, Hòa hảo và vùng Saigon-Chợ lớn là Bình xuyên của Bẩy Viễn, trở thành một miền Nam Việt nam có tự do, dân chủ  pháp trị, tương tự như của Hoa Kỳ, trước cả Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Phi luật tân, Đài Loan.

Chính phủ Việt nam Cộng hòa chia làm 3 ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Bầu Quốc hội lập hiến để thảo luận và thông qua hiến pháp.  Ngành lập pháp soạn thảo những bộ luật mới. Mở rộng trường luật để đào tạo những người có khả năng trong ngành tư  pháp. Mở Học viện  Quốc gia hành chánh để đào tạo các công chức cao cấp trong guồng máy cai trị. Soạn thảo các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, thay thế các chương trình tiếng Pháp trong các trường Y, Nha, Dược, Bách Khoa, Luật Khoa.

Từ trước năm 1954. các trường ở mìên Nam từ tiểu học trở lên đều học tiếng Pháp, vì miền Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.

Ông Diệm cũng là người đã cho thiết lập thêm Viện Đại học Huế, rồi Đại học Đà Lạt, mặc dầu thời kỳ đó đã bị một số giáo sư có đầu óc thủ cựu của miền Nam cản trở.

Mời bạn đọc theo dõi phần trích đoạn dưới đây của giáo sư  Nguyễn ly Châu, trong bài MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA CỦA TỔNG TỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:

“...Tổng thống Ngô đình Diệm đã rất hết lòng  trong việc thành lập Viện Đại học Huế, ông muốn mở mang Viện Đại học Huế theo tiêu chuẩn Đại học ngoại quốc mà ông đã có dịp đi qua....Sự quan tâm đặc biệt này đã làm cho một số giới chức Đại học Saigon bất bình, nhất là khi ông ra thăm Đại học Huế và đưa ra ý kiến mở thêm Đại học Y khoa.

Giới Y khoa Saigon được tham khảo ý kiến, đã lên tiếng bác bỏ dự án lập thêm Đại học Y khoa, với lý luận : Cả nước Việt nam chỉ cần có một Đại học Y khoa là đủ lắm rồi....

Sau 38 năm ngày thành lập (tính đến năm 1995), Viện Đại học Huế, một Đại học công lập thứ 2 của quốc gia Việt nam đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc phát huy văn hóa và đào tạo nhân tài cần thíêt cho  việc xây dựng đất nước về mọi mặt, nhân dân miền Trung và đất nước Việt nam thành kính biết ơn những người sáng lập....”

Về quân sự: Khi ông Diệm được vua Bảo Đại trao phó giữ chức Thủ tướng, quân đội miền Nam Việt nam chưa hình thành.

Sau hiệp định Geneve tháng 7- 1954, phía Việt cộng ở miền Bắc, ngoài thành phần cố vấn Liên sô, Trung cộng, chúng đã tổ chức  quân đội lên đến cấp sư đoàn và chia ra các quân khu. Đó là chưa kể nhiều sư đoàn và hàng chục ngàn cố vấn quân sự của Tàu cộng còn đóng tại miền bắc Bắc phần, sau khi chúng trực tiếp đánh vào đồn binh Pháp tại Điện biên.

Bọn cố vấn Tàu ở lại để dạy cho bọn đầu trâu mặt ngựa cộng sản Việt nam  cách  thức “thăm bần, vấn khổ”, cách thức phân loại “địa chủ, phú nông, trí thức, tư sản” để đấu tố giết người.  Cán bộ cố vấn Tàu hưởng chế độ “tiểu táo”, tức là Việt cộng chỉ  định, cứ một cố vấn Tàu thì một bộ đội Việt nam hầu, nấu ăn và hầu hạ,  phục dịch cho quan thầy cố vấn.  Đích thực là quân hầu, nhưng Việt cộng dùng chữ nghĩa cho giảm bớt tủi nhục của người hầu này bằng từ ngữ “anh nuôi”.

Trong khi đó thì miền Nam chỉ có cấp tiểu đoàn, do quân đội Pháp trước khi rút lui trao lại, và một đơn vị Ngự lâm quân, tương đương 1 trung đoàn.

Song song với việc ổn định guồng máy cai trị, ông Diệm cho thành lập các Trung tâm huấn luyện quân sự để đào tạo binh sĩ cùng hạ sĩ quan, đồng thời mở rộng Trường võ bị quốc gia Đà Lạt và Trường sĩ quan trừ bị Thủ đức với mục đích tăng cường sĩ quan hiện dịch và trừ bị để đối phó với âm mưu xâm lược của Việt cộng.

Ông còn  cho lập các Binh chủng chuyên  môn để yểm trợ các đơn vị như Truyền tin, Công binh, Quân nhu, Quận cụ, Quân y. Chỉ trong 5 năm, miền Nam đã chia ra 4 vùng chíên thuật và mỗi vùng có một Quân đoàn.

Để yểm trợ các nơi trọng yếu, ông  cho thành  lập các đơn vị Tổng trừ bị như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến, Biệt đông quân, Lực lượng đặc biệt, Thiết giáp, Công binh và  Pháo binh. Song song với việc phát triển bộ binh, ông cũng cho thành lập  các quân chủng Không quân, Hải quân. Ngoài ra còn lập Địa phương quân để đảm trách an ninh diện địa.

Tổng thống Ngô đình Diệm không những là người có tài về kinh tế, ông lại am hiểu về chiến lược quân sự. Trong bài viết khác của ông Tôn thất Đính, một  tướng lãnh đã lầm lỡ theo đám đảo chánh, và nay đã ăn năn, như  trình bày ở phần trên. Ông viết loạt bài tự sự Tình Sông Nghĩa Biển.

 Ông viết:

Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống, ông cố vấn Ngô đình Nhu và tôi về chiến lược Cao nguyên đã diễn ra trong bầu không khí vừa trầm lặng, vừa thân mật...Nhìn vào bản đồ, Tổng thống Diệm nói như tiên tri:...

Nếu tui mà mở cuộc tấn công thì tui sẽ đánh vào Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, tuy là cái đầu con Rồng nhưng cắt cái bụng thì con Rồng cũng chết, mà lại dễ chết nữa!  Rồi từ đó, ép cả 2 phía đầu đuôi. Kontum, Quảng đức và Cao nguyên sẽ lọt vào tay tui.

Thấy địa lý Trường sơn, tui nghĩ Ban Mê Thuột là chỗ nhược, nên tui quyết định đưa các cơ quan Vùng về đây là để tạo ra một vị thế kiên cố, có thể thoát qua được cái nhược đó mà bảo vệ miền Nam của mình. Vì nếu sau ni, cộng sản nó đánh mình, thì chúng sẽ thử ở Kontum trước và sau đó dồn toàn lực đánh vào Ban Mê Thuột, nếu chúng nó nghĩ  mình thiếu phòng vệ ở đó. Vì rứa, tuy mình dời quân khu về Pleiku để Mỹ hỗ trợ cho xây cái Đầu Rồng, mình phải dốc lực bảo vệ cái bụng, khúc xương sống ở đây, để khỏi bị đánh gẫy.

Sau đó Tổng thống Diệm còn nói:

“Đính cần chi thì nói tui cho, mọi việc luôn luôn bàn với chú Nhu cho kỹ, kẻo một khi Mỹ dính vào nhiều quá thì mình khó gỡ cho ra! Tuy nói là đồng minh, nhưng ai thiệt bụng với mình, họ luôn luôn theo quyền lợi của họ. Đất nước mình thì mình phải lo. Mỹ thì cũng như Tây vì họ là người phương Tây, không hiểu nước mình và người mình bằng mình được! Nên tui nhắc là mình phải cẩn thận trong mọi kế hoạch hợp tác. Để cho họ nhiều quyền quá thì họ cai trị mình, còn chi là độc lập của mình.”

Ông Nhu tiếp lời:

“Như  Đính thấy, từ khi Mỹ chi viện cho mình đến nay, họ đều sắp đặt đưa dần các cố vấn vào trong các cơ quan chính phủ. Có khác chi Tây mô,  dù là dưới các danh xưng khác nhau! Les mêmes dénominateurs (cùng mẫu số chung), mặc dầu quyền lợi khác nhau, cách chi viện khác nhau, nhưng cũng chỉ là một lối cai trị...Đại sứ Mỹ cũng chỉ là một Thái thú như Tàu, một thứ Toàn quyền như Tây...Không phải chỉ vì cộng sản Bắc Việt; vì cộng sản Tàu mà Mỹ đang có chủ trương không để chúng tràn xuống Đông Nam Á, Vì thế, Việt nam có thể là một chiến trường tương lai để Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Bắc kinh.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site