lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam | Tổng Thống Ngô Đình Diệm

...

(tiếp theo bài của ông Hà thượng Nhân)

Ban nhạc của Phụ nữ Liên Đới.

 Nhạc sĩ đại úy Nguyễn văn Đông (sau này lên đại tá) đến nói với tôi là phu nhân tướng Nguyễn văn Là,...nhân danh bà cố vấn Ngô đình Nhu, muốn nhờ đài tổ chức cho Hội Phụ Nữ Liên Đới một ban nhạc. Tôi nói đại úy Đông xuống gặp nhạc sĩ Vũ Thành (cũng là đại úy), chủ sự phòng Văn Nghệ. Hôm sau, Vũ Thành đem lên cho tôi xem danh sách của những ca sĩ thượng thặng trong ban nhạc của Hội Phụ Nữ Liên Đới. Tôi nắm lấy tay Thành (chúng tôi vẫn coi nhau như anh em) và bảo: “Cất đi Thành. Lờ đi. Muốn tổ chức thì họ tổ chức lấy. Đó không phải là việc của mình. “. Thành trố mắt la lên: “Sao anh cứ thích mó “dế” ngựa vậy?”Tôi bảo Thành  : “Chúng ta làm công chức, đừng làm nô bộc”. Thành lắc đầu cầm danh sách đi xuống. Tôi nhìn ra thấy Thành đang bá vai Nguyễn văn Đông vừa đi vừa lắc đầu.

Sau này tôi được biết rằng bà Ngô đình Nhu hết sức tức giận. Và tổng thống cho việc làm của tôi là phải.

Tôi nhận việc ở Đài Phát Thanh ngày 13 thứ sáu. Tôi cố tình chọn ngày mà thiên hạ gọi là  “xui” ấy. Chiều ngày  thứ bẩy., tôi đi cine ở rạp Đại Nam. Đang xem thì con tôi tới “mời bố về, Tổng thống gọi”. Tôi xoa đầu con và bảo: “Con về đi, bố về sau”. Nhưng tôi không về, hôm nay là ngày nghỉ, việc quốc gia trọng đại không đến phần tôi. Có gì thứ hai gặp cũng không muộn. Thứ hai tôi vừa đến sở thì được điện thoại từ Phủ Tổng Thống. Giọng bên kia đầu giây có vẻ gay gắt. “Ông đi đâu thì phải để địa chỉ lại. Tối qua, Tổng thống tìm ông  không thấy.” Tôi từ tốn hỏi: “Ai nói chuyện với tôi đó?”

 “ Đại úy B đây” Tôi nói ngay:  “Tôi là Thiếu tá”. Đại úy B trả lời rất xược:“ Tôi biết ông là Thiếu tá rồi”. Tôi cự lại: “ Vậy thì Đại úy hỗn, vô kỷ luật.  Đại úy phải gọi tôi bằng cấp bậc. Tôi sẽ trình lên Tổng thống phạt  Đại úy. Tổng thống là người đạo đức, không thể có một tùy viên vô lễ như Đại úy được.” Sau này tôi được kể lại (người kể là trung tá Lê công Hoàn) nguyên tùy viên của tổng thống Diệm, khi đó là trung úy hay đại úy. Tôi chỉ được quen trung tá Hoàn khi ông về làm ở Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị) rằng chuyện đến tai Tổng thống và người đã rầy la đại úy B. Từ đó, mỗi khi gọi tôi, Đại úy B bao giờ cũng ăn nói rất lễ phép: “kính thưa Thiếu tá“.

Chuyện rất nhỏ, nhưng tôi kể lại để thấy Tổng thống Diệm không bỏ qua việc nhỏ, nếu nó phương hại đến thể thống quốc gia và quân đội.

Tiếng vọng tình thương.

Một hôm, một vị linh mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục “ Tiếng  nói công giáo “sang Tần số  A, tức là Tần số quốc gia. Tôi trả lời rằng làm như thế bắt buộc tôi phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng phải được hưởng qui chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được.

Ít hôm sau, tôi được giây nói của ông Nguyễn đình Thuần bảo Tổng thống đã chấp thuận cho “Tiếng nói Công Giáo” được phát thanh trên băng tần A, tức là tần số quốc gia. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị linh mục hôm trước cũng tới. Tôi nói “Để tôi xin được diện trình Tổng thống rồi mới quyết định”. Ông Thuần gọi tôi vào, tỏ ý  bất bình, vì tôi ngoan cố, bất tuân thượng lệnh. Tôi trình bày lý do, và xin phép ông để trình thẳng Tổng thống. Ông gắt lên: “Anh muốn làm gì đó thì làm”. Ngay khi  gặp tôi, Tổng thống đã hỏi:  “Tại răng các cha làm chuyện đạo đức mà lại cấm?” Tôi thưa rằng: “Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đãi ngộ đặc biệt thì lòng dân sẽ bất bình, nghĩ là vì Tổng thống là Công giáo, nên quá thiên về đạo giáo của mình. Chúng tôi thiết nghĩ, đạo Chúa  là đạo của tình thương. Vậy thì  dùng mục “Tiếng Vọng Tình Thương” rồi muốn nói gì thì nói. Tổng thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu: “ Anh về bàn lại với các cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xẩy ra chuyện kỳ thị tôn giáo”.

Tôi ra về, trình lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: “Anh nói gì mà Tổng thống lại đổi ý như vậy?” Tôi nói: “Thưa, việc này mới nhìn thì  có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ  kỹ thì  là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành đã vì quá sốt sắng với việc đạo mà làm phương hại đến uy  tín của chế độ”.

Ông Thuần tỏ ý khen ngợi tôi đã dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ý kiến đứng đắn của mình.

Tôi nghĩ  chỉ vì nhiều người muốn cho xong chuyện nên tìm cách bưng bít sự thật. Chứ Tổng thống Diệm là người lúc nào cũng muốn lắng nghe lẽ phải và sự thật.

Bọn người bưng bít sự thật là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là vì bọn người ấy....

                                                                              x

Dưới đây là bài   của giáo sư  tiến sĩ   sử học Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, đăng trên nhật báo THỜI BÁO, SanJose,  ngày 17-3-2002 :

MỘT GIÁO SƯ MỸ ĐÒI XÂY MỘT KỲ ĐÀI CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn

Cách đây vài tháng, sau khi in xong tài liệu Why the Vietnam war? President Ngo dinh Diem and the U.S. His overthrow and assassination, tức ấn bản Anh ngữ của tác phẩm Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô đình Diệm, chúng tôi có gưỉ tặng một cuốn cho giáo sư  Francis X Winters, tác giả của sách The year of the Hare- Năm con thỏ rừng, vì chúng tôi có trích dẫn một số sự  kiện từ tác phẩm của ông. Sau đấy, trong một lần nói chuyện điện thoại với giáo sư  Winters, ông cứ nhắc làm sao vận động xây một kỳ đài cho Tổng thống Ngô đình Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi đã từng nghe giáo sư Tôn thất Thiện kể lại, giáo sư Winters cũng đã nêu vấn đề này với ông. Sau khi nghe giáo sư Winters nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chúng tôi bảo ông hãy xác nhận những điều ông tuyên bố trên điện thoại với chúng tôi bằng một văn thư.

Độ hơn một tuần sau, chúng tôi nhận được bức thư của ông xác nhận đầy đủ, rõ ràng những điều ông đã nói trong điện thoại. Ông cho biết bao lâu nay ông nuôi hy vọng một ngày nào đó có thể đóng góp cho việc cố gắng xây ở một nơi nào tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một kỳ đài cho tổng thống Ngô đình Diệm, một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong một giai đoạn khủng hoảng quốc tế trầm trọng.

Đối với ông, các giới cao cấp của chính phủ Mỹ đã đóng vai trò  quyết định trong việc làm đổ vỡ một cách thiếu suy nghĩ và bất tín mối liên minh giữa Tổng thống Kennedy và Tổng thống Diệm. Điều này làm cho xã hội Mỹ có trách nhiệm đặc biệt trong việc xây dựng một kỳ đài cho ông Diệm.

Vị giáo sư này thêm rằng, ông thừa biết có những khó khăn lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu này và phải mất một thời gian lâu dài. Ông cam kết đóng góp cái  gì ông có thể làm được trong việc tổ chức một  cơ cấu để làm việc này. Ông cũng chắc rằng những người Mỹ gốc Việt, cũng như ông, đều hân hoan với ước mong lập kỳ đài  cho Tổng thống Diệm và đóng góp vào sự thực hiện.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site