lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Đức Mẹ Tàpao
ĐẾN thăm Đức Mẹ Tà Pao
CÙNG dâng lên Mẹ lời chào thắm xinh
ĐỨC Tin-Cậy-Mến chân tình
MẸ là "Vương Nữ Đồng Trinh" diễm toàn
THANH cao bừng sáng hân hoan
CAO sang thanh khiết vẹn toàn "Xin Vâng"
VỮNG lòng trông cậy phó dâng
LÒNG con rộn rã lâng lâng dâng trào
TRÔNG lên tình Mẹ ngọt ngào
CẬY xin giòng lệ tuôn trào mãi thôi
LẼ nào Mẹ bỏ con côi
NÀO giờ con đã dạt trôi nhiều rồi
VỀ đây trong nỗi bồi hồi
KHÔNG xa Mẹ nữa, Mẹ ôi! khổ nhiều!
QÙY đây dâng Mẹ mọi điều
ĐÂY hồn, đây xác, bao chiều đi hoang
DÂNG đời bóng ngả mênh mang
CHUỖI "Lòng Thương Xót" hai hàng lệ tuôn
HOA kinh có tiếng vọng buồn
HỒNG lên màu máu thượng nguồn trao ban
NGẮM "Mầu Nhiệm Lạ" tuôn tràn
NHÌN "Ơn Cứu Chuộc" mấy ngàn năm qua
ẢNH "Ngài Chịu Nạn" cho ta
MẸ "Ôm Xác Chúa" nở hoa cho đời
HỪNG lên sáng cả tầng trời
ĐÔNG tàn xuân đến muôn nơi kính chào
DIỄM toàn Đức Mẹ Tà Pao
TOÀN tâm dâng Mẹ phó trao xác hồn.
Thanh Sơn 2012
Toàn cảnh dưới chân núi
Linh đài Đức Mẹ
*****
Đức Mẹ Tà Pao
"Tà Pao" là tên đặt theo tiếng của dân tộc K’Ho có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp” (“Tà”: đẹp theo nghĩa linh thiêng, “Pao”: giấc mơ). Nhưng nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì có nghĩa là “Suối mơ”.
Lịch sử
Năm 1959, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội được tổ chức rất long trọng tại các Giáo phận Miền nam VN.nhằm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, được gọi là Đại hội Thánh MẫuToàn quốc.
Dịp này, tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho Phủ Tổng ủy dinh điền xây dựng năm tượng đài Đức Mẹ ở Miền Trung và Cao nguyên trung phần trong các năm 1950 tới 1961 bao gồm:
Đức Mẹ Giang Sơn (Darlac),
Đức Mẹ Thác Mơ (Phước Long),
Đức Mẹ Phượng Hoàng (Công Tum ),
Đức Mẹ Trinh Phong (Ninh Thuận )
Đức Mẹ Tà Pao (Bình Tuy) nay thuộc Bình Thuận).
Ngày 8 tháng 12 năm 1959 , lễ Cung hiến Thánh tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet giáo phận Nha Trang cử hành, với đông đảo linh mục , tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân mừng kính. Lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao là một Đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia.
Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng này bị cộng sản quấy phá. Hầu hết giáo dân đi sơ tán về những nơi khác, nên tượng Đức Mẹ Tà Pao dường như bị lãng quên từ đó.
Hiện tượng về bức tượng Đức Mẹ Tà Pao
Ba em học sinh ở Phương Lâm đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.
Ngày 29 tháng 9 năm 1999, lễ các Tổng lãnh thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, rồi Sài Gòn ... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến sự lạ.
Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người tìm về Đức Mẹ Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, rất nhiều người lương cũng như giáo đã tường thuật lại muôn vàn ơn lạ Mẹ ban xung quanh Thánh tượng Đức Mẹ Tà Pao.
Hiện nay Tòa Giám mục Phan Thiết đã trùng tu xây dựng lễ đài và xây dựng bậc thang để lên núi. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m², còn bậc thang được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc, để thuận tiện khi lên núi kính viếng Đức Mẹ. Ngày 13 hàng tháng có thánh lễ do giám mục giáo phận cử hành , và chính thức có tên gọi Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao.
Năm 2009, Giáo phận Phan Thiết tổ chức "Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao" để kỉ niệm 50 năm khánh thành Thánh tượng. Càng ngày con cái Mẹ tìm về hành hương kính viếng Đúc Mẹ càng đông.
TS.
Kính mời qúy độc giả đón đọc những bài về Đức Mẹ Việt Nam sắp tới:
ĐỨC MẸ LA VANG
ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU
ĐỨC MẸ TÀPAO
ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE
ĐỨC MẸ BÃI DÂU
ĐỨC MẸ GIANG SƠN
ĐỨC MẸ THÁC MƠ
ĐỨC MẸ PHƯỢNG HOÀNG
ĐỨC MẸ TRINH PHONG v.v...
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...