lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

...

Trong lịch sử Việt nam đã có 2 nạn đói.

Nạn đói thứ nhất xẩy ra năm 1945, còn gọi là nạn đói Ất dậu, do quân phiệt Nhật  bắt ép dân dẹp bỏ Lúa để trồng Đay nạp cho chúng, gây ra tình trạng thiếu hụt đất trồng lúa.  Không những thế, chúng còn bắt dân phải nạp thóc –thời ấy gọi là thóc tạ- để nuôi quân Nhật, làm chết hơn 1 triệu người từ  Nghệ an, Thanh hoá ra tới các tỉnh thuộc vựa lúa đồng bằng sông Hồng.

Người viết bài này mỗi ngày đi bộ quãng đường 5 kilometres từ nhà tới trường tiểu học huyện,  đã chứng kiến cảnh người chết đói nằm bên lề tỉnh lộ. Mỗi ngày ít nhất 1 người mà nhiều nhất lên đến trên 10 người. Dân làng lân cận vì vừa sợ dịch bệnh, vừa không chịu nổi mùi hối thối của xác người chết, nên đã phải dùng chiếu để bó, vì nhiều xác quá không đủ quan tài và đào lỗ nông, sát vệ đường rồi lấp đất sơ sài. Nạn chết đói kéo dài từ cuối tháng 2 âm lịch đến vụ gặt đầu tháng 5 .

Nạn đói thứ hai chết mấy ngàn người như đã trình bày ở trên, là do Việt cộng cai trị theo đường lối xã hội chủ nghĩa của Marx : kinh tế tập trung. Nhất là sau khi chiếm được miền Nam, Lê Duẩn, một tên ngu muội huênh hoang “nước Việt Nam tiến thẳng lên xã hôi chủ nghĩa. (!)

Sự thất bại tất yếu xẩy ra vì “cha chung không ai khóc”, là câu cửa miệng của người Việt từ thời xa xưa. Nhưng cũng còn phải nói rõ hơn là vì sự tàn bạo ở những cán bộ cộng sản. (bạn đọc muốn rõ hơn, tìm đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì”  và ‘Sự thật về Thanh Hóa”  trên một vài trang web)

Dân kinh tế mới không đuợc cấp gạo tiền như  thời Đệ nhất Cộng hoà, nên chỉ vài tháng hoặc nhiều lắm là  hơn 1 năm sau, họ lại lếch thếch kéo về thành phố. Khi trở về,  nhà của họ đã bị bọn cán bộ chiếm ngụ, nên họ phải nằm ở viả hè.

Bạn đọc hiện đang sống ở  các nước tự do, trước kia sống ở Saigon, hay các thành phố lân cận, từ  năm 1981 chắc đã nhìn thấy cảnh dân kinh tế mới chăng bạt bằng chiếu, bằng vải nhựa, chung quanh Trường đua Phú thọ và dài theo đường Trần quốc Toản, Lý thái Tổ, Nguyễn văn Thoại-sau naỳ đổi là Lý thường Kiệt- Cuộc sống của họ thật thê thảm.

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lợi tức bình quân một đầu người của Nam Hàn chỉ là dưới 70 usd, mà ngày nay ngang hàng Singapore, bình quân đầu nguời một năm là 23,636 usd. Trong khi Bắc Hàn còn cai trị theo đường lối Marx sắt máu thì bình quân một đầu người một năm dưới mức 400usd. Hàng năm vẫn thiếu lương thực nên phải nhận viện trợ gạo từ Nam Hàn và Nhật Bản.

Nước cai trị theo kiểu nửa vời, siù siù ển ển, tả pí lù như Việt Nam “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì khá hơn Bắc Hàn một chút, được 600usd một đầu người một năm.

Nhưng đó là chia đều, còn thực tế những  nông dân ở miền Bắc Việt nam, đại đa số chỉ trông vào phần ruộng được chia. Dân đông, đất  ít, mỗi người dân miền  Bắc Việt Nam chỉ được chia khoảng gần 400m vuông,  tùy theo thôn xã, có xã dân đông, đất  ít thì mỗi người chỉ được dưới 1 sào miền Bắc. Một sào là 360m 2.  (Miền Nam 1. 000m 2 là  một Công hay 1/ 10 của mẫu tây)  Do đó một nguời một năm không hơn bình quân một đầu người của Nam Hàn sau nội chiến kết thúc.

Nếu bỏ khúc đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà thay vào cái đuôi “theo chủ nghĩa tư bản” thì chỉ vài ba năm là khấm khá, dù không bằng Singapore , Nam Hàn, nhưng chắc chắn là hơn Trung cộng.

Xã hội chủ nghĩa là thuyết của Marx :  Kinh tế tập trung. Mọi phương tịện sản xuất nằm trong tay nhà nước. Nhưng nhà nước là của đảng, vậy thì ruộng đất là nằm trong tay đảng .Cai trị theo chủ nghĩa của Marx kinh tế tập trung cho nên miền Bắc Việt nam từ năm 1945, dân chúng ăn không đủ no, đồ tiêu dùng quá thiếu. Nhưng bọn cầm quyền cộng sản giải thích rằng, dân thiếu thốn vì kháng chiến chống Pháp gần 10 năm.  Từ năm 1954, đến 1975, dân Bắc thiếu thốn thì chúng phịa ra là phải cứu đói miền Nam, vì dân miền Nam bị “Mỹ bóc nột” (!).

Khi  chiếm được miền Nam rồi, bọn chúng lại hăm hở áp dụng sách vở Marx: đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp(!), phá bỏ tư doanh. Kèm theo chính sách sắt máu này là lùa dân đi Kinh- tế-mới và ngăn sông, cấm chợ. Chính sách tàn bạo này người dân  uất ức mà không chống lại được nên đặt vè:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng đó, mày đâm thằng nào?

Tiến lên chiến sĩ, đồng bào ( người đặt vè mượn câu của  lão Hồ bịp)

Trong ba thằng đó, thằng nào cũng đâm.

Kết quả là, đồng bằng sông Cửu long, vựa lúa miền Nam không đủ gạo để nuôi dân cho nên dân phải ăn bo bo, là thứ thực phẩm dùng cho ngựa ở các nước tư bản.

Sau nạn đói 1987, Việt cộng không tuyên bố, nhưng đã nới lỏng cho dân làm ăn. Vì không nới lỏng thì dân còn chết. Ở thành thị, chúng cho tư doanh ở những hộ làm ăn nhỏ và nông thôn chúng cho “khoán sản”, bỏ tiếng kẻng của hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, nếu so sánh với các nước láng giềng thì còn thua xa, nhưng dân đã khá hơn.

Dân trong nước từ thành thị đến thôn quê, đã  nhìn rõ được điểm tốt đẹp của kinh tế thị trường.

Việt cộng ngày  nay không dám quay về con đường kinh tế tập trung kiểu Hợp tác xã, vì chúng biết là áp dụng kinh tế  tập trung là không những loạn ở nông thôn, mà loạn ngay trong đảng. Bằng chứng là nông dân Thái bình và một vài huyện ở Hà nam đã nổi loạn năm 1997. Huyện Quỳnh Phụ nổi dậy mạnh nhất. Dân chúng tập trung tới trên 5.000 người kéo lên huyện lỵ truy bắt bí thư huyện, chủ tịch huyện và Trưởng Công an huyện. Dân bắt trói trưởng công an huyện 3 ngày.

Thành phần nổi dậy có rất nhiều đảng viên và bộ đội xuất ngũ.  Thế nên chúng áp dụng kinh tế tư bản, nhưng phịa ra câu Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đỡ bẽ mặt, vì đã theo Marx (kinh tết tập trung) lại áp dụng kinh tế tư bản : rất là kỳ quái.

Phịa kiểu này thành ra “ Kinh tế thị trường theo định hướng “ xã hội chủ nghĩa” = Kinh tế tập trung.” Một câu này đã chõi nhau. Tối nghĩa. Bọn chóp bu Việt cộng đánh lừa dân chúng, đánh lừa cả đảng viên cấp dưới. Vì vậy có thể gọi là lý thuyết Cám Heo.

Trong thời Đệ nhất Cộng hòa, mặc dầu bọn Việt cộng phá hoại nông thôn, nhưng lúa gạo dư  thừa và đã xuất cảng. Nhận xét về ông Diệm, ta không thể nào không nhắc đến tinh thần chống cộng mạnh mẽ của ông. Tổng thống Kennedy gọi ông là vị thánh chống cộng, dù sau này nhóm cố vấn của ông Kennedy điện cho ông Lodge ướm lời, phà hơi cho nhóm tướng tá đảo chánh chụp mủ ông Diệm là liên lạc, mặc cả với Việt cộng để có lý do kết tội ông.

Về phương diện liêm chính, ông Diệm lại càng nổi bật. Trong thời gian ông tại chức, phía đối lập cũng như bọn Việt cộng không tìm được một chứng cứ gì về tham nhũng, kể cả người em là ông Nhu. Ông chết đi không để lại một di sản nào cho em cháu xa gần. Ký giả Richard Reeves  gọi ông Diệm là The Catholic Ascetic (tu sĩ khổ hạnh Công gíao), đã nói lên rất rõ ràng về đức liêm khiết của ông Diệm.

So sánh với  bọn lãnh đạo cộng sản như Hồ chí Minh thì lem nhem từ Nguyễn thị Minh Khai, Tăng tuyết Minh, Nông thị Ngát, Nông thị Xuân, Đỗ thị Lạc và những người tình từ   Pháp (Marie Biere),  Tàu (Li Sam) , Thái... Lê Duẩn thì 5 vợ, 5 biệt thự từ bắc vào nam. Khi Duẩn chết, đám tang lòi rõ những người vợ của Duẩn đội khăn trắng bỏ vòi, được chiếu trên TV. Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Cai đồn điền, Hoạn lợn và những đám chóp bu cộng sản khác đều có trương mục ở các ngân hàng ngoại quốc. Khải khi về hưu đã xây một dinh thự tại Củ Chi ước tính 2 triệu usd.

Con trai Khải là Hoàn Ty, ăn chơi nổi tiếng và đã bắn chết con trai Phạm thế Ruyệt tại một sòng bài ở Hanoi. Giết người công khai giữa thủ đô Hanoi mà không bị đưa ra tòa án xét xử. Người ta ví con trai Khải chơi ngông như Hắc Bạch công tử thời xưa ở miền Nam. Câu ví này chỉ đúng phần nào, vì Hắc Bạch công tử xưa kia không giết người.

Và, trong thời gian đang viết bài này, tin tức trong và ngoài nước rền vang vì một tên tư bản đỏ Bùi tiến Dũng tổng giám đốc PMU 18 đã thua cá độ bóng đá trong 2 tháng 1 triệu 8 đô la. Như vậy số tiền hắn có phải gấp vài chục lần. Hắn đã khoét tiền viện trợ của nước ngoài  cho vay để làm cầu đường.(beton cốt tre )(!).  Rồi đây ai trả nợ? Là dân Việt nam ở trong nước. Nợ phải trả bằng thuế của dân và tài nguyên quốc gia .

Đời sống nhân dân miền Nam vào thời Đệ nhất Cộng hòa ổn định. Người dân trong nước có mức sống cao hơn thời Đệ nhị. Nguyên nhân vì thời Đệ nhị Cộng hòa lạm phát tăng nhanh. Lương quân nhân, công chức tăng nhưng không kịp đà lạm phát. Tuy thời Đệ nhị đời sống người dân không bằng thời Đệ nhất cộng hoà, nhưng so ra cũng hơn gấp hàng chục lần đời sống dân miền bắc. Vì vậy cán bộ cộng sản vào Saigon đã choáng ngợp trước sự phồn thịnh của miền Nam, và nhận ra được là họ đã bị bác Hồ (!) lừa bịp: “dân mìền Nam bị bóc lột nên bị đói.”

Ông Diệm có đức tính cương trực, bất khuất. Ông muốn cho nước được độc lập, dân được ấm no, hạnh phúc. Dù Mỹ đưa về lãnh đạo đất nước, ông vẫn coi Mỹ là đồng minh, nhưng vì bản tính bất khuất, ông không chịu uốn mình quị lụy.

Thời ông Diệm tại vị, năm 1961 chỉ có 700 cố vấn Mỹ.

Tổng thống Kennedy khi đắc cử, muốn đưa thêm cố vấn và các đơn vị chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt nam, nhưng ông Diệm cũng như  ý kiến  một số tướng lãnh- (dẫn chứng  ở  bài viết của ông Tôn thất Đính và bài  của ông Phan đức Minh)- không đồng ý với phía Mỹ, cho là đưa quân Mỹ vào để chặn làn sóng đỏ hữu hiệu hơn. (phần trích đoạn lịch sử Hoa Kỳ ở phần cuối loạt bài này )

Một vị Tổng thống đạo đức, trong sạch, luôn luôn vì dân, vì nước, đã sớm nhận ra chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man, nhận lãnh trách nhiệm đứng ra lèo lái quốc gia, không những đem lại ấm no cho dân, mà còn quyết tâm ngăn chặn làn sóng đỏ âm mưu chiếm miền Nam, vậy mà, đám tay chân rất ngu muội, ham quyền, ham tiền, đầu sỏ là Minh bị thịt, đã làm đảo chính và giết chết ông một cách hết sức dã man.

Trong Kỳ 2, tôi đã trích đăng bài của ông Mai tiến Tiệm viết về cuốn VNMLQHT.

Ông Tiệm viết : “Truớc đây 7 năm, tôi cũng đã đọc cuốn VNMLQHT đứng tên anh, nhưng do người khác viết….”

Nay đọc lá thư của một người trước đây nằm trong nhóm Giao điểm, ông Nguyễn văn Hoá, càng phời bày rõ Đỗ Mậu đã bị bọn tình báo cộng sản lợi dụng:

‘…Nhưng, tiện đây tôi cũng muốn dùng cái “tâm địa” của tôi nói thêm vài điều cho minh bạch với dư luận đầy phiền não của cộng đồng trong vài chục năm qua:

Thứ nhất, trước khi về VN, tôi sợ ông Hoàng văn Giàu bên Úc thù vặt, thù dai, vì trong quãng thời gian làm website giaodiem.com, tôi từng chống lại ông ấy, nên phải tốn kém tiền bạc để đến Úc “đảnh lễ” hai vợ chồng ông. Tôi nói tôi muốn đem mẹ tôi về để được sống trên quê hương một thời gian trước khi mẹ tôi chết, và tôi chỉ muốn được sống yên, làm một công dân thầm lặng. Ông ấy nói: Chú muốn về chú phải xóa hết các trang web trong tháng 7 (năm 2006).

Thế rồi tôi đề cập và hỏi đến cuốn “Hồi ký VN Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đổ Mậu, thì ông ấy trả lời: “Nếu tui không dùng Đổ Mậu thì dùng ai, ai đây?”. Như vậy, ông HVG xác nhận ông là kẻ đầu tiêu, mà Đổ Mậu chỉ là “bị dùng”, “kẻ thừa hưởng”, nhưng bởi dòng họ ĐM say men chiến thắng quá đáng lại bị kẻ khác “lèo lái”, nên bây giờ Phật Giáo mới bị Cộng sản khuynh đảo bi đát như vậy đó, chứ không vì “nội trùng, nội gián” gì cả. Quý vị (ACE và...) đã tự nguyện đồng hành và bám sau đít cộng sản và Mặt trận Tổ quốc của cộng sản, giờ có muốn chữa cháy cũng muộn rồi. Giả như trong lúc này, quý vị có ‘giã vờ’ bênh vực cho đoàn Tăng Ni chùa Bát Nhã bị đàn áp cũng ngượng lắm, phải không? 

 (Trong tháng 5 vừa qua, Mai thanh Truyết đến thăm tôi ở khu Mobilehome ở Santa Ana, tôi cũng kể lại tương tự. Thật lòng, tôi sợ tên Hoàng văn Giàu và đàn em hắn trả thù tôi sau lưng, khi tôi về VN. Ông Mai thanh Truyết làm chứng nhé!)….

Trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI, ông Trương phú Thứ viết:

... “Một độc giả của VNTP, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên mộ TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại.

Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ “…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm  sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần  là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói:  kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa, bạo dạn ra chào Vua đi. Khi Tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói:  “con kính chào Tổng Thống.”  Người hỏi:  “cháy có sợ không?”   Thưa Tổng thống con sợ lắm ạ.”  Người lại hỏi:  “may có khá không?”  Em trình:  “thưa Tổng thống, khá lắm.” 

Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì quá xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói:  “ngoan hỷ.”  Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi!  Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site