lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cuộc chíến giữa Pháp và Việt cộng chấm dứt bằng hiệp định Geneve ngày 20-7-1954.

Sau khi báo chí phổ biến tin hiệp định Geneve ký kết, dân chúng miền Bắc từ thành thị đến thôn quê đều xôn xao. Lúc này bộ mặt thật gian ác của cộng sản đã hiện nguyên hình. Chúng bắt đầu chính sách cướp của, giết người bằng ‘cải cách ruộng đất’, đấu tố. Đây  là bài vở mà Hồ chí Minh và bè lũ học từ  Lenin, Stalin và Mao trach Đông. Khi dân chúng biết rõ nội dung hiệp định cho dân được tự do lựa chọn nơi sinh sống thì làn sóng di cư tìm tự do dấy lên, nhất là người dân biết tin ông Ngô đình Diệm  được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng.  Ông Diệm đã  nổi tiếng là người đạo đức từ ngày từ chức Thượng thư  Bộ Lại của Triều đình Huế vì vua Bảo Đại và Pháp không chấp thuận chương trình cải tổ guồng máy cai trị của ông.

Từng đoàn người lũ lượt bỏ cửa nhà cơ nghiệp ra đi với hai bàn tay trắng, miễn sao trốn được ách cai trị dã man của Việt cộng. Các tàu của Pháp nhỏ, thường đậu ở cảng  Sáu kho, Haiphong và một số tàu lớn của Hoakỳ đậu ở ngoài vịnh Hạ Long. Những tàu đổ bộ, ngày đó dân thường gọi nôm na là “Tàu Há Mồm”, chuyên chở dân di cư khỏang 300 người một chuyến, từ  cảng Sáu Kho lên tàu lớn, hoặc Marine Serpent hay Adler. Sức chứa của Marine Serpent trên 10 ngàn người và Adler chứa mỗi chuyến 6,000 người. Tàu 6 tầng, mỗi tầng có giường vải 4 cấp, dùng để chở Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Tin của dân truyền đi rất nhanh, dù là không có truyền thông như ngày nay.

Việt cộng đã tung tin  nhảm, đăng trên tờ báo Nhân dân ở Hanoi, nhằm lừa bịp, hù dọa những người nhát gan. Chúng nói rằng “tàu há mồm chở người ra khơi rồi đổ xuống biển cho chết hết, chứ đông người đi như vậy thì gạo đâu mà nuôi”. Nhưng bất chấp những lời tuyên truyền hù dọa,  hàng hàng lớp lớp người vẫn lũ lượt  tuôn về đường số 5, là con đường chính nối liền Hà nội Hảiphòng.

Việt cộng thấy hàng trăm ngàn người đã di cư, trốn lánh bọn chúng, nên bắt đầu từ cuối năm 1954, ngoài việc đăng báo hù doạ, bọn chóp bu Việt cộng còn lệnh cho các địa phương  lùa dân ở các thôn làng, cạnh  trục lộ chính, ra chặn người tị nạn đi bộ, hay bằng xe đò. Những người tị nạn, có những làng tổ chức từng đoàn người với vũ khí thô sơ như gậy, dao phay dùng làm thức ăn, để chống cự lại bọn cán cộng và dân địa phương, khi bị chặn. Nếu không bị cản trở, con số người từ bỏ chế độ dã man cộng sản có thể tới 1 triệu rưỡi hoặc hơn.

Thời gian này, Liên hiệp quốc có cử một Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến tới Việt nam, gồm Ấn độ là nước trung lập làm trưởng đoàn, và Ba lan (thời đó còn là cộng sản) cùng Gia nã đại.

Rất nhiều đơn tố cáo việc Việt cộng đã chặn, hoặc bắt giữ những người di cư được đưa trình Ủy hội kiểm soát đình chiến. Phái đoàn Kiểm soát đình chiến đi tới kiểm tra thì tiền hô hậu ủng, thông báo trước, nên Việt cộng cho cán bộ, bộ đội giả dạng thường dân, có khi đóng vai người  đang làm ruộng, hoặc có khi trà trộn vào các nhà trong làng, đóng vai người dân để trả lời, đánh lừa Phái đoàn. Khi Phái đoàn kiểm soát đình chiến hỏi “ông (hay bà) có muốn di cư không” thì người này trả lời theo đúng sách vở là “chúng tôi không muốn di cư, chúng tôi không muốn bỏ nhà cửa ruộng vườn của chúng tôi”. Ủy Hội Kiểm soát đình chiến đã bị lừa bịp trắng trợn.

Nhưng dù Việt cộng gian ngoan cách nào cũng không chặn nổi làn sóng di cư  lớn lao này. Kết quả là hơn một triệu người đã đến được miền Nam tự do sinh cơ lập nghiệp.

Nhìn lại cuộc di cư vĩ đại tránh nạn cộng sản kể trên, dân miền Bắc đã bỏ hết sản nghiệp, mồ mả tổ tiên, để tìm tự  do, đã chứng tỏ lòng cam đảm, bất khuất trong dòng máu dân tộc Việt Nam. Giòng máu bất khuất này đã tạo nên những chiến tích oai hùng của tiền nhân chống ngoại xâm được đời đời ghi nhớ  :

- Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (40- 43 sau Tây lịch) đánh đuổi Tô Định nhà Hán để giành độc lập.

- Nhà Lý (1010- 1225) Từ vua Lý công Uẩn đánh Tống, bình Chiêm. Tài dụng binh của Lý thường Kiệt và con trai út của Lý công Uẩn là Lý long Cơ, đem quân sang chiếm Khâm châu, Liêm châu và Ung châu của nhà Tống, lần thứ nhất trong chiến sử oai hùng.

- Đời nhà Trần, Trần hưng Đạo đánh tan một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ là quân Mông cổ. Quân Mông nhà Nguyên đã chiếm cả thủ đô nước Nga, Mạc Tư  Khoa, và gần hết châu Á, trừ Việt nam và Nhật bản. Sự tàn ác của quân Nguyên đã thể hiện trong tin loan truyền của dân chúng “vó ngựa quân Nguyên đi đến đâu là không còn tiếng trẻ khóc.”

- Trận chiến Bạch đằng lần thứ 2 (1288) đã chôn vùi 100.000 quân Nguyên. Số chiến thuyền thu được lên đến 400. Thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về Tàu.

- Vua Lê Lợi trong cuộc chiến trường kỳ 10 năm, với trận Chi Lăng nổi danh (1427), đã giết chết đại tướng Liễu Thăng, đuổi quân Minh khỏi đất nước, giành lại độc lập.

- Cuối thế kỷ thứ 18 (1789), vua Quang Trung đại phá quân Thanh, làm cho tướng Sầm nghi Đống phải thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa, cách trung tâm Hanoi 12 km, và Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn sĩ Nghị  phải bỏ ấn tín để trốn chạy về Tàu.

Ngôi mộ lớn như một hòn núi nhỏ có tên Gò Đống Đa, chôn vùi xác quân Thanh, ở ngoại ô tỉnh lỵ Hà đông là vết tích lịch sử, ghi lại cuộc thảm bại của nhà Thanh xâm lược.

Vua Quang Trung không những có tài dụng binh mà còn là một nhà cai trị tài ba. Ông cũng đã có công trong việc đưa chữ nôm vào việc học, để bớt lệ thuộc văo chữ  Hán. Nhưng tuổi thọ chẳng chiều người, vua Quang Trung mất sớm. Nhà Nguyễn  giành lại quyền hành. Rồi nước Việt nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp gần một trăm năm.

Tiếp đó là chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đảo chính Pháp để cai trị Việt nam. Nhưng Nhật  chỉ cai trị được vài tháng. Từ  ngày Nhật nắm quyền cai trị 9-3-1945, cho đến ngày Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện tháng 8-1945, quân Nhật ở Việt nam phải rút về nước. Việt cộng lợi dụng cơ hội này đã nhẩy lên cướp chính quyền.  Pháp đươc thay thế Anh đưa quân vào tiếp thu khí giới quân Nhật ở miền Nam Việt nam. Miền Bắc do quân của Tổng thống Tưởng giới Thạch đảm trách việc thu khí giới quân Nhật.  Tiếp đó, cuộc chiến kéo dài 9 năm giữa Pháp và Việt cộng để cuối cùng đi đến Hiệp định Geneve chia đôi đất nước ở sông Bến Haỉ ngày 20-7-1954.

Để đối phó với tình trạng đất nước phân ranh dưới hai chế độ khác biệt, dân Việt miền Nam ưa chuộng tự do dân chủ, cần phải chọn người lãnh đạo tài đức để đối phó với miền Bắc cộng sản, vì vậy ông Ngô đình Diệm được  Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng và được chính quyền của Tổng thống Eisenhower Hoa kỳ ủng hộ.

Trong thời gian đầu khó khăn chồng chất vì nhận một miền Nam Việt nam chia cắt như tình tạng sứ quân, ông đã chỉnh đốn và xây dựng nền  Đệ nhất Cộng hoà, với một chính quyền có hành pháp, lập pháp và tư pháp, một miền Nam Việt nam dân chủ pháp trị. Nhưng ông chỉ nắm quyền được  9 năm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site