lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 8

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

...

Cũng trong thời gian này TT đã triệu tập một hội nghị gồm 7 Cụ học giả với sự có mặt của Tổng Thống Diệm suốt một ngày Chúa nhật tại dinh Độc lập để bàn và kiếm chữ đặt tên cho mấy tỉnh mới thành lập và thay đổi các tên tỉnh lỵ có ý nghĩa hay liên hoàn.  Phục hồi ngũ Quảng tại miền Nam: Quảng Trị, Quảng Đức (là tên cũ của Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Nghĩa (kiêng tên Ngãi nên đọc nhái là Nghĩa). Bây giờ dùng tên Quảng Đức cho tỉnh mới thành lập giữa Lâm Đồng và Ban Mê Thuột, Quảng Tín chia bớt đất của Quảng Nam, 

      Sau này mới biết tại sao Trung úy Lộc được gọi trình diện vì theo chỉ thị của Tổng thống, công việc cần một sĩ quan có sức khỏe, biết ngoại ngữ, và giỏi địa hình. 

      Cuối năm 1959, nhân dịp có hai sĩ quan tùy viên được phép trở về đơn vị theo đơn xin, chính Tổng thống ra lệnh chọn “Anh sĩ quan đen đen ấy”, là Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc, làm Sĩ quan Tùy Viên cho Tổng Thống. 

      Mời bạn nghe thêm vài mẩu chuyện sau đây: 

Về thói quen.

-Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.

Về tiền bạc.

-Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì Ô. Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo. 

-Về ăn uống

Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho, … Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn. Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.

Trang phục.  

- Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài.  Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống. 

Công việc.

Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày, Bác sĩ Bùi Kiến Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống. Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.  

Vi hành.

Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng. Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, đơn giản, và thân mật”.  Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống. Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống. Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào. Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện.  Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu. Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn. Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống:”Chúng tôi buồn Tổng Thống!.  Tổng Thống quay lại hỏi :”Chuyện chi mà buồn”. Hòa thượng nói :Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm quà tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tổng Thống chậm rãi giải thích :”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma xử dụng vào việc cần”. Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy. 

Thế có bao giờ Tổng Thống tỏ ra không bằng lòng không?. 

Có chứ giận dữ là đàng khác. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường.  Khi đáp xuống phi trường thì đã có dân chúng đứng chờ đón Tổng Thống,  nhưng vì thấy chung quanh toàn lá cờ Công Giáo La Mả, Tổng Thống lệnh không xuống quay trở về Sài Gòn.  Tổng thống giận cầm cây cane dộng xuống sàn máy bay rầm rầm và nói :”Đây đâu có phải Vatican?”.  Tuy nhiên chỉ ít phút sau, Ông Tỉnh Trưởng nhận lỗi vì không kiểm sóat nên sự việc đã xẩy ra, 15 phút sau các lá cờ Công giáo La Mã được thay thế bằng lá cờ quốc gia, cũng như biết dân chúng đã đứng chờ đón Tổng Thống từ sáng sớm nên Tổng Thống đã hết giận và xuống máy bay. Lần thứ hai cũng lá cờ, Tổng Thống đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, có một cơ sở treo một lá cờ quốc gia quá cũ và rách, Tổng Thống lệnh mời Thiếu tá Xích Tỉnh trưởng Gia Định gặp Tổng Thống. Khi trình diện Tổng Thống chỉ thị phải huấn luyện để người dân biết tôn trọng lá quôc kỳ, không thể treo quốc kỳ cũ và rách. Lần thứ ba Tổng Thống nhìn thấy một bức hình chụp ngoài Vũng Tầu bức hình tượng Phật ngồi rất đẹp mắt trong một tờ báo ngoại quốc, chung quanh toàn là cờ Phật giáo, không có một lá cờ quốc gia nào.  Tổng Thống biên một cái note cho Ông Quách Tòng Đức nói đại ý, trong bất cứ chổ nào đều phải có cờ quốc gia kể cả Chùa, Nhà thờ tôn giáo, nhưng không chưng cờ tôn giáo ngoài khu vực chùa chiền, nhà thờ. Việc treo cờ phải theo qui luật quốc gia.  Việc này Ông Quách Tòng Đức chưa chỉ thị thi hành thì biến cố Miện Trung bùng nổ.  

Thế còn sở thích.?

Tổng Thống thích đọc sách.  Ngày nào Tổng Thống cũng đọc sách báo trước bữa ăn sáng, nhất là các sách photography và Reader’s digest.

Tổng Thống thích chụp hình. Tổng Thống có một bộ collection máy chụp hình. Sau này Tổng Thống thích xử dụng máy chụp hình Polaroid, có thể lấy hình sau mấy phút.  Mỗi khi đi kinh lý, Tổng Thống đều dặn nhớ mang theo máy chụp hình. Có những lần chính Tổng Thống đã chụp hình cho các quân nhân, và cho họ những tấm hình đó để làm kỷ niệm. Tổng Thống nhìn anh em quân nhân vui thì Tổng Thống thích lắm. 

Tổng Thống cũng mê kiến trúc, Tổng Thống hay đàm đạo với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhất là thời gian sửa dinh Độc Lập. Có khi nói chuyện qua đêm về kiến trúc.

Tổng Thống thích đi thăm mấy con ngựa. Thỉnh thoảng sau bữa cơm tối, Tổng Thống đi ủng rồi rủ sĩ quan tùy viên đi thăm mấy con ngựa ở phía sau dinh độc lập. Tổng thống vuốt ve mấy con thú vật, đưa tay về phía sau, sĩ quan tùy viên biết là Tổng Thống đang cần đồ ăn cho ngưa, sĩ quan tùy viên bỏ vào tay Tổng Thống vài cục đường, xong Tổng thổng cho ngựa ăn, những lúc như vậy thấy vẻ mặt vui hiện rõ.  

- Đừng nghĩ rằng Tổng Thống không biết sự thật, thường bị các nhân viên chung quan lường gạt để thủ lợi. Tổng thống đã dùng những chuyến đi thị sát để tìm hiểu sự tình, thăm dò tin tức giá cả qua bà bếp, nhân viên của nhà may Chya v.v.   Có một lần đi thăm Ấp chiến lược miền Tây, Tổng thống đã đổi lộ trình và đến thăm một nơi công tác đang còn dang dở. Tổng Thống nhìn thấy nỗi lo âu của Anh Quận trưởng, đã an ủi rằng ”chưa xong hả, cần thêm thời giờ ?. Trình cho Ông Tỉnh Trưởng hỉ.”.  Lần nữa chính Tổng Thống đã chữa lại cho đúng lời Ông Đô trưởng định giá vật dụng 4 đồng trong khi người bán hàng nói với Tổng Thống 8 đồng.  

Về chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là điều Tổng Thống tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ. Chính Tổng Thống đã biểu lộ ý chí đó bằng lời nói với Ông Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge khi Ông Lodge ngỏ ý đề nghị Tổng Thống thay đổi nhân sự trong guống máy của chính quyền: “Xin Ông Đại sứ biết rằng Ông Đại sứ đang đứng trước mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa”. Tổng Thống cũng biết nếu cần nhờ vả và làm theo lời của Ông Đại sứ thì chắc chắn Tổng Thống đã có được sự đảm bảo an ninh cho Tổng Thống và người thân. Nhưng Tổng Thống đã dứt khoát từ chối xử dụng lối giải quyết như vậy. Tổng Thống không sợ. 

Tổng Thống Diệm không muốn quân đội nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ của mình.  Chấp nhận như vậy thì chúng ta đâu còn chính nghĩa, làm sao đối đầu được với đối phương đã luôn tìm cách nói xấu mà lại thêm gian manh, nên Việt Nam đã có cuộc đảo chính và lật đổ Tổng Thống Diệm. Tổng thống đã cảm thấy trước ý đồ của chính phủ Hoa Kỳ ngay lúc Hoa Kỳ bằng lòng trung lập vùng Đông Nam Á theo đòi hỏi của Trung Cộng, nên nhất quyết không ủng hộ thể chế trung lập tại Lào, điều này đã làm xáo trộn chương trình và kế hoạch của Chính phủ Hoa kỳ tại Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mất mặt và người trách nhiệm cố tình trả thù Tổng Thống Diệm bằng cách gởi về Hoa Thịnh Đốn những tờ trình ngụy tạo tình hình Việt Nam đặt chính phủ Hoa Kỳ vào cái thế phải quyết định thay thế Tổng Thống Diệm. Vụ đảo chính tháng 11- 1963 được Mỹ bật đèn xanh. Và những kẻ nhận tiền làm đảo chánh đã giết hai Ông Diệm, Nhu vì sợ hậu họa.  

Về Quân Đội.

Với Quân đội, Tổng Thống Diệm đã hết lòng lo lắng.  Việc gửi Trung tá Nguyễn Văn Thiệu đi tham quan các trường Võ Bị Westpoint của Hoa Kỳ, Saint Cyr của Pháp và Trường Võ Bị của Anh quốc, là bước đầu trong ý định của Tổng Thống muốn  xây dựng một Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (tại Dalat) mà khi tốt nghiệp, các tân Sĩ quan có trình độ và bằng cấp tương đương 4 năm đại học với kiến thức quân sự hiện đại, vững vàng. Tổng Thổng đã từng vào trường Võ Bị Quốc Gia ăn sáng với các Sinh Viên Sĩ quan khi có dịp ghé qua Đà Lạt. Tổng Thống cũng làm những cải tổ như vậy cho các trường Quốc Gia Hành Chánh và Học Viện Cảnh Sát.  

Tổng Thống không chấp nhận việc Quân đội đánh lộn nhau như trong biến cố 1960 hay cuộc đảo chính 1963. Tổng Thống đã bị thảm sát trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu với ý định trao quyền hành cho Quân Đội, sau khi từ chối đi lên Cao nguyên lánh nạn đế phục hồi quyền lực dẹp đảo chính, và từ chối đề nghị xử dụng Lữ Đoàn Phòng Vệ phản công bắt các Sĩ quan trong lực lượng đảo chánh tại Bộ Tổng Tham Mưu gần Tân Sơn Nhất.  

Tổng Thống Diệm không chủ trương thăng cấp bừa bãi. Ông muốn duy trì một Quân Đội có khả năng, thực lực, đáng tự hào. Quân nhân phải có trình độ tri thức, kinh nghiệm chỉ huy, tham mưu và chiến công trận mạc xứng đáng với cấp bậc mình nhận lãnh. Điều này đã làm cho một số sĩ quan bất mãn manh tâm tạo phản. Với Tổng Thống Diệm không có việc “ở lâu thành lão làng”. Sĩ quan chỉ có trình độ tiểu học mà đeo sao làm tướng chắc chắn làm giảm uy tín và năng lực của Quân Đội. 

Nói thế có nghĩa là Tổng Thống Diệm không sai sót, lỗi lầm gì sao ? 

Là người ai chẳng có lỗi lầm, sai sót. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Diệm quá hiền từ, nên đã có những người lợi dụng điều đó để mưu tư lợi. Nếu có trách thì trách những “nịnh thần” lợi dụng vị thế một thời được Tổng Thống tin cẩn, đã bày đặt ra chung quanh Tổng Thống những hình thức tiếp xúc phong kiến lỗi thời, ví dụ vào gặp Tổng Thống phải xưng hô Cụ - con, khi cáo từ phải đi dật lùi ra cửa. Cũng có người đã trông thấy có kẻ quỳ, lạy Tổng Thống trong dịp lễ Tết trong khi Tổng Thống thẹn đỏ mặt, ngượng nghịu, lúng túng nói không ra lời.  

*** 

Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng. 

Anh Lộc

Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh.

Chúng tôi hãnh diện vì Anh. 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site