lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC
Võ Trường Sơn 1989
III. Đấu tranh giảm tô
...
Đoạn dưới đây thuật lại một cuộc đấu tố với những tội nhân điển hình tại Xóm Chuối, tỉnh Ninh Bình, khi Đội Cải cách về làng và anh Nguyễn Văn Thân được cử làm thư ký Đội:
".... Đoàn tôi về thi hành chính sách tại Ninh Bình. Đoàn trưởng là anh Thu, đã từng là Chính ủy Trung đoàn và lúc đó đang làm Tỉnh ủy viên. Tôi thuộc Đội 6. Đội trưởng là chị Văn, lúc đó mới 20 tuổi, mồ côi, đi ở đợ cho địa chủ từ nhỏ và đã tham gia Cải cách Ruộng đất các đợt 1, 2, 3 và 4 với tư cách "rễ". Đợt này là đợt thứ 5 chị được đề cử làm Đội trưởng. Về văn hoá, chị chỉ biết ký tên mà thôi, nhờ chúng tôi dạy cho chị. Đội chúng tôi được cử về Xóm Chuối, tỉnh Ninh Bình. Xóm này rất nghèo, số gia đình có khoảng trên 100, và thực tế thì chúng tôi chỉ thấy có 3 gia đình tạm gọi là khá giả, nghĩa là có từ 10 đến 15 mẫu ruộng, có ao, có vườn. Thứ nhất là gia đình ông Quản Năm, có con là Thiếu tá Trung đoàn phó 3/14, có 15 mẫu ruộng, con cháu đông nên chỉ mướn 3 anh tá điền làm công. Chúng tôi về "xây dựng" 3 anh này để đứng ra tố ông Quản Năm, nhưng 3 anh không chịu, nên sau phải vận động cô cháu họ của ông cụ tên là Min đứng ra đấu. Gia đình thứ hai có 10 mẫu ruộng, nhưng lại giao cho người cháu quản lý, còn chính gia chủ lại đi buôn bán ở thị xã Hà Nam, có con đi bộ đội chết (tử sĩ); sau, người cháu sợ bị ghép tội "Liên quan phản động" nên đứng ra đấu tố gia đình ông này. Gia đình thứ ba là gia đình bà Quản Hảo, một thành phần địa chủ mới giàu do công khó làm ăn vì ruộng đất toàn do con cái tự canh tác, không mượn người. Đội tôi đưa cháu gái đứng ra tố bà cô.
"Sau khi tìm được ba địa chủ, xây dựng được "chuỗi rễ", Đội tôi làm báo cáo điển hình về Đoàn xin duyệt y, nhưng Đoàn không chấp nhận vì chưa đạt tiêu chuẩn tỷ lệ là 5% và Đội tôi phải "cố" làm sao để nâng số gia đình địa chủ lên 5 người. Làm đi làm lại, Đội tôi đành chịu thua nên Đoàn phải cử một anh cố vấn tên Thanh về để giúp giải quyết. Anh Thanh này có thành tích chuyên môn phát hiện địa chủ; nên sau khi có sự giúp đỡ của anh ta, chúng tôi có thêm hai gia đình địa chủ nữa để đấu tố. Hai gia đình này chỉ có một hai mẫu ruộng, nhưng có xe đạp, có con đi học ở Hà Nội, và nhất là một trong hai gia đình địa chủ có lần đi lính cho Pháp trước rồi sau về làm Phó lý tên gọi là Phó Hội Kha.
"Khi đã xây dựng đủ số 5 gia đình cường hào địa chủ, chúng tôi lập báo cáo và khi đó Đoàn mới duyệt phương án và đòi phải có ít ra là 2 cường hào ác bá phải bị xử tử. Chúng tôi định đưa bà Phó Hội Kha ra làm vật hy sinh vì ông chồng bà trước kia đi lính cho Pháp và làm Phó lý, tuy nay đã chết, nhưng nợ máu vẫn còn và bà vợ phải trả. Nhưng, bà Phó Hội Kha nghe được tin này đã thắt cổ tự tử trước khi bị chúng tôi đưa ra đấu trường. Tuy vậy, khi lập Tòa án Nhân dân, bà Phó Hội Kha vẫn bị xử khuyết tịch và bị tịch biên gia sản để trả lại cho nông dân.
"Riêng tôi được phân công "bắt rễ" với một bà 55 tuổi, không con, có họ với ông Quản Năm. Bà này bị bệnh thần kinh nhẹ. Tôi đã phải áp dụng kỹ thuật "tam cùng" thật là khổ sở: ăn đói, ngủ thiếu, làm khổ, nên trong thời gian này, tôi bị sút năm, sáu kí-lô, và điều nản nữa là bà này lại là một "rễ thối", nghĩa là bà ta chẳng nói, chẳng hiểu và chẳng làm gì cả. Sau, tôi phải bỏ lờ bà ta để tìm một "rễ" khác để xây dựng, đó là anh Thà, một thanh niên tá điền, cờ bạc, rượu chè nên rất căm thù ông Quản Năm. Rồi cô cháu họ của ông Năm, tức chị Min, tố bị ông hiếp tất cả 17 lần.... Mặc dù các gia đình này có con là bộ đội cũng vẫn bị tố như thường, mà khi con về còn bị Đội Cải cách bắt vì nghi là về liên lạc với địa chủ...".
Tóm lại, "Đấu giảm tô" chính là một giai đoạn thực tập thí nghiệm cho chiến dịch "Đấu tranh Cải cách Ruộng đất". Phong trào Đấu giảm tô đã thực sự sử dụng đến bạo lực của nông dân, đã thực sự gây chém giết, đổ máu và tỏ ra thành công hơn giai đoạn "Đấu tranh chống phản động" nhờ đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm hơn. Trong giai đoạn đấu tranh chống phản động, qua kỹ thuật "mớm cung" theo dây chuyền, nhiều nạn nhân đã khai lung tung ra ngoài sự dự liệu của cán bộ Đảng khiến cho Đảng không nắm vững được phong trào. Trong giai đoạn đấu tranh giảm tô, những người đứng ra tố cáo đã được cán bộ huấn luyện, giáo dục, nhồi sọ và chuẩn bị rất kỹ lưỡng tới mức hoàn hảo.
Một điểm rất quan trọng đáng lưu ý ở đây là quy tắc kích tỷ lệ. Đảng đã nhắm đến trong giai đoạn đấu tranh giảm tô là không phải chỉ riêng địa chủ mới bị xử tử mà cả những người có một, hai mẫu ruộng cũng phải lãnh những phát đạn kết liễu cuộc đời, vì bị kết vào những tội phản động, phản quốc, thông đồng với giặc Pháp v.v.... Làm như vậy, Đảng đã gián tiếp cảnh cáo những phần tử phú nông và trung nông khác phải coi chừng, đừng có nho nhoe chống đối.
Cuộc Đấu tranh Giảm tô đã kéo dài tới đầu năm 1954 thì tạm thời được ngưng lại khi Chiến trường Điện Biên Phủ đi vào giai đoạn nghiêm trọng và quyết định.
Nói tóm lại, cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại miền Bắc bắt đầu vào năm 1951 với chính sách Thuế Nông nghiệp, trùng hợp với giai đoạn Tổng Phản công trên phương diện quân sự với các trận đánh lớn như trận Vĩnh Yên (khai diễn ngày 13-01-1951), trận Mao Khê (khai diễn đêm 23 rạng ngày 24-03) và trận Sông Đáy (khai diễn ngày 29-05). Sự trùng hợp này giải thích nhu cầu cấp bách trên ba phương diện:
- Động viên nhân lực và tài lực cho chiến tranh.
- Đánh gục các thành phần Quốc gia yêu nước nhưng không ủng hộ Việt cộng dưới danh hiệu Việt Minh.
- Chuẩn bị đánh gục các thành phần Quốc gia yêu nước đang tham gia cuộc Kháng chiến chống Pháp, nhưng có thể trở thành chống lại Việt cộng khi kháng chiến thành công.
Sự chuẩn bị này dành cho giai đoạn sắt máu sắp tới, mà ta sẽ nghiên cứu trong bài báo kế tiếp; trong đó, các câu hỏi sau đây sẽ được giải đáp:
- Việt cộng làm cách nào tiêu diệt các thành phần Quốc gia yêu nước tham gia Kháng Chiến?
- Nhân dân có thái độ như thế nào để chống lại các hành động gian ác của Việt cộng?
- Việt cộng dùng thủ đoạn gì để đối phó với phản ứng của nhân dân?
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49,50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử