lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

...

Cái ngày ấy rồi cũng sẽ phải tới

T. Vấn 02-03-2007

...

Với tôi, Tô Hoài của Ba Người Khác, tác phẩm mới nhất được xuất bản, đã phục hồi được vị trí của ông trong tâm tưởng tôi, như năm xưa, tôi đọc "Dế mèn phiêu lưu ký", "O chuột".

3. Cải cách Ruộng đất là một biến cố rất lớn, vì nó liên quan đến nông dân, tức là đại đa số nhân dân Việt Nam. Hậu quả của nó khôn lường. Ngòai con số hàng trăm ngàn người chết oan uổng do sự xét xử của những tòa án nhân dân không một kiến thức về luật pháp, mà chỉ có lòng căm thù giai cấp gieo rắc bởi chủ thuyết Cộng sản, nó còn phá vỡ cả nền tảng văn hóa làng xã Việt Nam, đảo lộn mọi gía trị truyền thống kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, ác quả ác báo mà người nông dân Việt Nam tuy ít học nhưng vẫn thấm nhuần những tư tưởng ấy bằng cách hiểu thô sơ nhưng chân chất của mình. Về mặt xã hội, nó đã tiêu diệt những tình cảm nhân bản giữa con người. Về mặt gia đình, nó phá hủy sợi dây gắn bó thiêng liêng bằng những thủ đoạn thúc ép con tố cha, vợ tố chồng.

Vì thế, câu chuyện CCRĐ 50 năm trước không thể được xem như là câu chuyện cũ cần được khép lại để nó ngủ yên trong quá khứ. Bao nhiêu năm nay, nó vẫn là những mối ám ảnh cho những gia đình có người là nạn nhân trong CCRĐ. Ở trong nước, nhất là miền Bắc, tuy chưa một ai, trong số những người hiểu biết về CCRĐ, lên tiếng về vấn đề gai góc này, nhưng không có nghĩa là mọi người đã muốn quên nó đi. Dấu ấn của nó nặng nề quá, như một vết thương quá khứ vẫn còn mưng mủ, vẫn còn đau nhức vì bấy lâu nó chưa được chẩn bệnh, cho thuốc. Cho nên, không có gì ngạc nhiên trước sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng với tác phẩm Ba Người Khác của nhà văn Tô Hoài. Tất nhiên, những cán bộ văn hóa trung kiên cũng cố gắng lên tiếng. Họ cho rằng tác phẩm xóay quá sâu vào những khía cạnh tiêu cực (dâm ô, hủ hóa, giết người vô tội vạ, xét xử oan uổng v.v…), điều đó phản ánh "một tâm thức chối bỏ trách nhiệm, tâm thế đánh đồng, đổ đồng, cào bằng, thiếu công bằng với hiện thực lịch sử Cải cách Ruộng đất. Trong một ý nghĩa nào đó, dường như tác giả chủ ý gián cách lui vào góc xa để nhìn lại toàn cảnh Cải cách Ruộng đất song lại lùi quá xa, đến mức khuất lấp trong bóng tối, chìm trong bóng tối và tâm thế biếm họa, phản ánh hiện thực nghiêng hẳn về gam màu tối thẫm. Tác phẩm thiếu đi nguồn sáng nhân văn, thiếu đi niềm tin vào con người, thiếu đi tính bi kịch và niềm ân hận cao cả thì thật không dễ cảnh tỉnh, thức tỉnh được con người trước bài học quá khứ”. (Nguyễn Xuân Sơn - Bài tham dự Tọa đàm về tiểu thuyết Ba người khác của nhà văn Tô Hoài do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 22-12-2006). Có lẽ, giữa không khí nồng nhiệt, sôi sục trước sự ra đời của một tác phẩm lớn như Ba Người Khác về một vấn đề nghiêm trọng như CCRĐ, giới cầm quyền cũng không thể làm gì khác hơn ngòai những lời lẽ kết tội mơ hồ, nhất là với một nhà văn tầm cỡ như Tô Hoài, từng được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

4. Nhắc đến Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc, lại không thể quên cuộc Cải tạo Tư sản ở miền Nam sau ngày 30-4-1975. Chiến dịch đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp miền Nam và hai lần đổi tiền cùng với chính sách đưa dân thành thị đi kinh tế mới tuy không trực tiếp gây nên những cái chết thảm cho dân chúng miền Nam như trong CCRĐ ở miền Bắc, nhưng thực chất là một vụ cướp bóc tài sản dân miền Nam có kế họach, khiến nhiều người uất ức mà chết, hàng triệu người phút chốc trở thành tay trắng, sống vất vưởng ở những nơi rừng thiêng nước độc, gia đình tan nát và hàng triệu người khác liều mình bỏ nước ra đi (như 50 năm trước tôi cùng hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư để không phải là nạn nhân của các chính sách hà khắc trong đó có CCRĐ). Con số những thuyền nhân, bộ nhân bỏ mạng trên đường tìm tự do không phải là nhỏ. Tuy không bao giờ thống kê được một con số chính xác, nhưng chắc chắn là lớn hơn con số người chết vì CCRĐ 50 năm trước ở miền Bắc rất nhiều lần. Và tất nhiên, như những nạn nhân của CCRĐ, thân nhân còn sống sót của những thuyền nhân, bộ nhân bỏ mình năm xưa, hay những nạn nhân trực tiếp còn sống sót sau nhiều lần bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, hẳn vẫn không thể nguôi ngoai được nỗi đau còn cứ âm ỉ, một vết thương vẫn còn mưng mủ, thậm chí còn đau đớn hơn cả vết thương CCRĐ trên thân thể đất nước.

Vậy thì phải làm sao để "thức tỉnh con người trước bài học quá khứ"? Nên khép lại tất cả những vết thương còn mở miệng, quên đi mọi nỗi buồn đau, hướng về một ngày mai tươi sáng, không có những bóng đen ghê khiếp một thời ám ảnh chăng?

Nhưng lấy gì để bảo đảm rằng những thảm cảnh quá khứ sẽ không bao giờ có cơ hội lập lại, nếu người ta không dám nhìn thẳng vào những lỗi lầm, không dám đối diện thực sự với hậu quả của những lỗi lầm đó bằng cách soi rọi chúng dưới nhiều góc cạnh khác nhau, để tìm ra nguồn gốc chính, thủ phạm chính của những bi kịch ấy?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site