lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

...

Cái ngày ấy rồi cũng sẽ phải tới

T. Vấn 02-03-2007

1. Năm 1954, tôi chỉ là một đứa bé 5 tuổi tay xách nách mang lẽo đẽo theo bố mẹ xuống tàu há mồm vào Nam để tránh nạn Cộng sản. Khi ấy, cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất làm chết oan hàng mấy trăm ngàn nông dân miền Bắc đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất. Sau đó, qua sách báo, phim ảnh (phim “Chúng tôi muốn sống” của đạo diễn Vĩnh Noãn), những tài liệu biên khảo, tôi được biết ít nhiều về cái "sự biến kinh người", "nỗi oan khuất ám ảnh cả một thế hệ", những cái tên nhằm ám chỉ một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam cận đại. Phần lớn những tài liệu về Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) mà tôi được đọc, đều do những người ở phía bên đối địch với chính quyền Cộng sản, hay những tác giả ngọai quốc biên soạn. Đọc thì có đọc, tin thì cũng có tin, nhưng tận thâm tâm, tôi vẫn không nghĩ rằng con người (dù là con người Cộng sản) lại có thể đối xử tàn ác với nhau đến như thế. Về phía những người có trách nhiệm, hay trong cuộc, hay liên quan đến CCRĐ, từ bao nhiêu năm nay vẫn giữ một sự im lặng đáng sợ về những sự thật (mà rất nhiều người khao khát muốn biết) của lịch sử, những sự thật mà sớm muộn gì, cũng sẽ phải được phơi bày.

Mới đây nhất, tôi đã được đọc tác phẩm Ba Người Khác, nói về CCRĐ, dưới dạng tiểu thuyết của Tô Hoài, một nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến với “Dế mèn phiêu lưu ký” (1941), “O Chuột” (1942), “Giăng thề” (1943), “Nhà Nghèo” (1944) mà không một học trò nào của miền Nam trước 1975 không biết tới. Sau Cách mạng tháng 8-1945, ông theo Việt Minh, rồi gia nhập Đảng Cộng sản, giữ nhiều chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam (Cộng sản). Ông cũng đã tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất với tư cách đội viên một đội cải cách. Tác phẩm Ba Người Khác, theo lời tác giả, ông viết từ 13 năm trước, nhưng không được phép in. Cuối năm 2006, một nhà xuất bản ở Đà Nẵng bằng lòng cho ra đời quyển này. Ngay sau khi được phát hành, quyển sách đã gây nên một tiếng vang đáng kể. Trong nước, sự ra đời của quyển sách này được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện văn hóa của năm 2006. Hội nhà văn Việt Nam đã phải cho tổ chức ngay một cuộc tọa đàm trong hội để thảo luận về nội dung quyển sách.

Với tôi, quyển Ba Người Khác của nhà văn Tô Hoài mang giá trị một bản cáo trạng đanh thép nhất về cuộc CCRĐ đẫm máu 50 năm trước ở nông thôn miền Bắc. Vì nó được viết bởi chính người trong cuộc, đã từng được hưởng bao ân sủng của chế độ, nay đến tuổi gần đất xa trời, bao ấm ức trong lòng cần được trút ra hết một lần, để khi ra đi được... nhẹ xác nhẹ lòng. Và vì nó là phút sự thật của một người đang ở vào những ngày tháng cuối đời, không có gì đáng sợ hơn cái chết trước mặt, nên những gì được viết ra hẳn phải là sự thật không bị che đậy.

2. Ba Người Khác của Tô Hoài kể lại câu chuyện một đội cải cách ruộng đất về một ngôi làng quê nghèo xơ xác để làm cải cách ruộng đất, có nghĩa là tịch thu ruộng của địa chủ, rồi đem chia đều cho những kẻ không có ruộng (bần cố nông). Nhiệm vụ chính yếu thứ hai là tìm ra và tiêu diệt những kẻ thù của cách mạng do địch còn gài lại để phá hoại. Do chỉ tiêu của chiến dịch đề ra là mỗi làng phải có một tỉ lệ địa chủ, phú nông, cường hào nào đó nên bắt buộc các đội cải cách phải "đẻ" ra những địa chủ, phú nông, cường hào, ác bá. Kết quả là vô số người bị đưa ra đấu tố, kết tội, giết oan vì những tội tưởng tượng mà chỉ tiêu kế hoạch của đảng đòi hỏi. Bên cạnh những câu chuyện đại loại như trên, có những hoạt cảnh đấu tố, thủ tiêu, những trò dâm ô hủ hóa của các anh đội với những cô dân quân được đảng cử làm bảo vệ cho cách mạng, với những cô gái quê con nhà bần cố nông mà các anh đội chọn để làm cơ sở tai mắt cho đội. Có cả những câu chuyện về những thủ đoạn mà các anh đội dùng để triệt hạ lẫn nhau, lợi dụng nhau, dẫm lên nhau để tiến thân.

Bằng một giọng văn tỉnh táo, săm soi, chi tiết đến rợn người, Tô Hoài dắt người đọc (tôi) theo bước chân ông vào chuyện. Những con người nông thôn chất phác, cục cằn, như cục đất khô bên lũy tre làng mà hồi ức của tôi còn ghi lại được đôi chút, đã hiện ra thật sắc nét. Cứ thế, người và vật, người và người và những mối quan hệ của họ, đan quyện vào nhau khi ẩn khi hiện làm cho tôi ngộp thở, như người nằm ngủ mơ thấy mình bị đè. Đến lúc thóat ra được, tức là khi tôi đọc xong quyển sách, cảm tưởng sợ hãi vẫn như còn đọng lại đâu đó. Nếu tác giả không phải là người bao nhiêu năm hưởng ơn mưa móc của chế độ, không phải là người được tiếng là hiểu nông thôn miền Bắc hơn bất cứ nhà văn nào của thế kỷ, chắc tôi vẫn khó tin câu chuyện đó là sự thật. Nhân vật xưng tôi trong Ba Người Khác, anh đội phó cải cách kiêm phụ trách tòa án (nhờ có biết chút ít chữ nghĩa), hủ hóa hết dân quân cho tới gái làng, thèm ăn như thèm gái (và cũng thèm gái như thèm ăn), theo lời nhiều người phê bình ở trong nước, chính là Tô Hoài, ông nhà văn 87 tuổi, cán bộ văn hóa đã về hưu, để lại một sự nghiệp viết lách đồ sộ khó có ai bì được. Trong buổi tọa đàm về tác phẩm Ba Người Khác, do Hội Nhà văn Việt Nam (Cộng sản) tổ chức tại Hà Nội ngày 22-12-2006, chính tác gỉa đã thú nhận rằng: "Tôi làm tòa án nhưng không giết ai, nên sau tôi vẫn về lại Nông Cống, Hải Dương bình thường. Câu chuyện tôi làm tòa án cũng lạ lắm, nó như thế này: Khi ta cải cách, đài Sài Gòn rêu rao nói ta vi phạm nhân quyền, CCRĐ giết người không có tòa án xét xử gì cả. Lúc đó tôi ở Thanh Hoá, không biết tại sao ông Hồ Viết Thắng (Bí thư Trung ương Đảng, đặc trách CCRĐ - ghi chú của T. Vấn) (đi Volga, mặc quần áo nâu) biết trong đội cải cách ở Thanh Hoá có anh nhà báo nhà văn, thế là tôi được gọi làm chánh án. Tôi sáng tác hàng nghìn khẩu cung (cứ nửa trang một) đem vào nhà tù cho phạm nhân điểm chỉ, ký tên. Tôi sợ họ kiểm tra nhưng rồi cũng không ai kiểm tra việc ấy. Cũng là việc "sáng tác" đó”. Và ông cũng rất "can đảm, không xấu hổ" khi trả lời một câu hỏi về sự hủ hóa của ông với các rễ, chuỗi (Những bần nông, cố nông đội cải cách lấy lên làm cán bộ đội được gọi là rễ, chuỗi): "Có khi có có khi không. Có khi ôm ấp rễ chuỗi nhưng nó bảo nó "có tháng". Các cậu ở Hải Dương sau này vẫn giao thiệp với tôi, chính họ kể chuyện cho tôi nghe rằng đặc công giết Huỳnh Cự (tức nguyên Trung tá Việt cộng, cùng với Thượng tá Tám Hà về đầu thú chính phủ VNCH - ghi chú của T. Vấn) là người làng ấy. Tóm lại là tôi viết chuyện rất thật, nhưng cũng có đôi chút mơ màng."

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site