lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Có những chuyện khác ông đội Bối chưa kể

Nguyễn Trọng Tân 6-1-2007

...

Nói cho cùng thì làng tôi bé teo heo, chỉ biết sống bằng nghề trồng lúa, chẳng có ai đáng mặt để gọi là địa chủ giàu có. Đội cải cách về thấy bảo tìm mãi mới được vài nhà dư dật hơn, ngày xưa ông cha có dính dấp tí hàm sắc, đôn lên làm thành phần bóc lột. Không có địa chủ nào đáng bị bắn. Chỉ có hai địa chủ bị đem ra đấu tố giữa chợ, tôi nhớ rất lâu chuyện bà địa chủ Oanh, chính thằng cháu khốn nạn lên xỉa xói, nhổ nước bọt vào mặt bà, giật dứt cái mấm vàng trên tai bà và vu những chuyện không đâu. Còn lại vài nhà bị gọi là cường hào, phú nông như mẹ tôi hình như cho đủ tiêu chuẩn quy định. Các cụ trong làng tôi bây giờ vẫn kể cái cảnh quy địa chủ mà cứ như trò đùa. Đội cải cách tập hợp người lại bảo đấu tố, kể khổ truy bức. Có bà Tý toét ở thôn Cao bị quy địa chủ. Nghe thấy tên mình bà ta còn đứng dậy cám ơn rồi từ chối: "Nhà cháu một chữ cắn đôi không biết, lại neo lắm, cháu không làm địa chủ được đâu, cháu xin nhường anh thẽm Cửu..." Đại loại cách hiểu về địa chủ cường hào vùng tôi là thế. Đội Cải cách Ruộng đất về làng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo mấy chục nóc nhà giống như mấy chục cái đụn rạ của thôn tôi lên. Mãi sau này khi trưởng thành, tôi mới thấy sự tác hại ghê gớm của nó còn di họa đến tận ngày nay, đó là sự phá vỡ cái kết cấu chặt chẽ của nông thôn Việt Nam, những mối quan hệ tốt đẹp, tương thân tương ái, hợp lý hợp tình của mỗi quần thể sống, như người xưa vẫn dạy: xóm giềng "sớm lửa tối đèn" có nhau. Nguy hại hơn nó còn phá vỡ nếp sống tốt đẹp tôn ti trật tự có trên có dưới, cái hạt nhân làm nên tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, đó là gia đình, cũng như triệt hạ không ít những con người tinh hoa nhất, giỏi giang nhất trong mỗi làng xóm. Và cũng chỉ từ Cải cách Ruộng đất các cụ bảo mới có chuyện con cháu hỗn hào với ông bà cha mẹ, mới có chuyện con chửi cha, vợ lộn chồng như thế.

Rồi cũng sửa sai. Mẹ tôi xuống hàng bần nông. Cái hôm được "giáng chức" ấy, bà lại khóc một trận tơi bời. Khóc như rũ đi cái gánh đời ô nhục vơ với quàng vào cổ bà. Chẳng bóc lột ai, chẳng ân oán với ai nên mối quan hệ cũ cũng bình tâm trở lại. Chỉ có tôi là vẫn ngang bướng. Tôi nhìn đám con cái nông dân với ánh mắt khinh bạc. Tôi tìm đủ cớ để gây sự với chúng. Bố tôi nhận ra sự tổn thương trong tình cảm của tôi, sự méo mó trong tuổi thơ tôi nên ông đưa tôi về sống ở Hà Nội để cắt đứt với những ám ảnh cũ. Lúc ấy ông đang được giao phụ trách các rạp chiếu bóng Hà Nội của chi nhánh điện ảnh I, chỗ ở chính là 59 phố Cửa Nam, ngay trong rạp chiếu bóng Kinh Đô. Tôi bắt đầu đi học lớp 1 ở trường Lý Thường Kiệt, phố Sinh Từ. Hôm nhập học, bố mẹ tôi cùng đưa đi, tôi chưa quen đi dép, cứ chân đất tôi chen lấn làm dạt đám cậu ấm cô chiêu thơm tho Hà Nội để leo lên ban công tầng hai, ngang với ngọn cây xoan ở quê. Tôi thò đầu ra vẫy tay, rối rít gọi toáng lên: “Bầm ơi. Em ở đây mà!”

Cái khăn mỏ quạ của bầm tôi ngúc ngoắc lo tôi ngã. Còn ánh mắt ngạc nhiên và khinh bỉ của đám học trò Hà Nội cũng không làm tôi bớt vui vì một mảng cuộc đời khác đã đến sau những ngày Cải cách Ruộng đất đầy tối tăm.

Cho đến tận bây giờ tôi chỉ hiểu Cải cách Ruộng đất một cách lõm bõm, thật hư, đậm nhạt như thế. Ba người khác giống như một bộ phim có đầu có cuối giúp tôi giải nghĩa, lắp ghép, xâu chuỗi những mảng còn thiếu, những chỗ đứt đoạn, mờ ảo trong cái ký ức còn quá non dại thời ấy. Háo hức tìm đọc Ba người khác như tìm lại hình bóng của chính mình, những câu chuyện, hoàn cảnh giống gia đình mình. Thì ra ở đâu cũng vậy, cũng có chuyện nhốn nháo, hàm oan, cũng đĩ bợm, khốn nạn.

Còn cánh cán bộ đội, những chuỗi, rễ cơ hội lưu manh ở thôn tôi sau này cũng không thấy ai thành người tử tế. Riêng tay đội Xuấn gian ác nhất, người già làng tôi vẫn kể rằng vào một đêm tối trời hắn bị ai đó giết chết treo lên cành gạo cạnh ủy ban xã. Hạ bộ bị cắt, cái của quý nhét vào miệng. Chẳng biết đúng sai đến đâu nhưng rất nhiều thôn khác trong xã cũng nhận hắn là ông Đội của thôn mình – tôi đã lấy những chi tiết này đưa vào truyện ngắn "Trang gia phả viết bằng vôi" – còn bao nhiêu điều nữa người làng đồn thổi về các ông đội Cải cách Ruộng đất, tất cả đều kèm theo tiếng thở dài, ai oán.

Nguồn: Phát biểu tại Tọa đàm về tiểu thuyết Ba Người Khác của nhà văn Tô Hoài do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 22-12-2006

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site