lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

II- Những giai đoạn "Đấu tranh" trước 1954

Đại cương

Trong kế hoạch nắm vững toàn bộ nông thôn miền Bắc, Cộng sản phải tiến qua nhiều giai đoạn, theo một kỹ thuật tinh vi bắt đầu bằng cuộc Cải cách Ruộng đất được Đảng mệnh danh là "một cuộc cách mạng long trời lở đất" mà hậu quả là khiến cho người dân trở thành một đoàn người khiếp sợ Đảng, đến độ bảo sao cắm đầu nghe vậy, không dám oán than ngay cả với người thân trong gia đình.

Nhưng, bắt đầu một cách rất nhẹ tay, năm 1951, CSVN lập ra một thứ thuế nông nghiệp đánh vào tất cả những ai có ruộng, vườn trồng trọt được hoa màu. Đến năm 1952-1953 là giai đoạn áp dụng chính sách giảm tô mà thí điểm là khu Tư như Hoàng Hoá, Phú Thiện và vùng Trung du Bắc Việt như Bắc Giang, Phú Thọ, v.v... Chính sách giảm tô đã làm cho hàng ngũ địa chủ kinh sợ, xuống tinh thần. Các tầng lớp phú nông, trung nông lo lắng, và sốt sắng tham gia cách mạng để cầu an vì sợ bị xếp hạng vào thành phần địa chủ. Trái lại, các tầng lớp bần nông, cố nông thì sung sướng, thỏa mãn. Đến năm 1954, chính sách được áp dụng ở Nghệ An và Trung du Bắc Việt, mặc dầu ở mức tương đối tàn bạo, nhưng so với năm 1956 hãy còn được coi là... ôn hòa.

Từ 1954 đến 1955, chính sách Cải cách Ruộng đất tạm ngưng tiến hành vì Việt cộng đặt nặng vấn đề chống phong trào di cư, tranh thủ quần chúng để giữ dân ở lại.

Tới giữa năm 1955, cuộc di cư hoàn tất, việc phân chia lãnh thổ đã rõ ràng, chính quyền Cộng sản bắt đầu áp dụng chính sách Cải cách Ruộng đất trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Việc áp dụng được thi hành theo từng đợt, mỗi đợt từ 1 tới 3 tháng với khẩu hiệu: "dựa vào bần cố nông, đoàn kết trung nông, liên hiệp phú nông, đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ".

Trong phạm vi bài này, ta sẽ nghiên cứu thời kỳ đấu tranh Cải cách Ruộng đất trước năm 1954, và bài kế tiếp sẽ nghiên cứu chi tiết thời kỳ sau 1954....

Dựa theo kinh nghiệm đấu tranh tại Hoa Lục, cuộc Cải cách Ruộng đất tại Bắc Việt lần lượt trải qua các giai đoạn căn bản sau đây:

- Giai đoạn thi hành chính sách thuế nông nghiệp.

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu tranh chống phản động (đấu tranh chính trị).

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô giảm tức.

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CC Ruộng đất.

Nếu hiểu như trên thì, trong Kế hoạch Cải cách Ruộng đất, hai giai đoạn đầu là phần chìm hay là phần chuẩn bị, giai đoạn đấu tranh giảm tô là phần làm thử để rút tỉa kinh nghiệm, và giai đoạn sau chót là phần nổi hay là phần thực hiện. Để nắm vững toàn bộ Kế hoạch Cải cách Ruộng đất của Cộng sản Việt Nam, ta hãy quay trở lại giai đoạn 1951, khi chính sách thuế nông nghiệp mới được ban hành.

I. Chính sách thuế Nông nghiệp

Như đã nói trong bài trước, chính sách thuế nông nghiệp của Chính quyền Kháng chiến nằm trong toàn bộ chính sách thuế khoá gồm cả thuế Công nghiệp, Thương nghiệp, Sát sinh, Lâm sản, Thổ sản, Xuất nhập cảng v.v... ra đời từ ngày 1-7-1951 do sắc lệnh số 40/SL. Nhưng, trong tất cả mọi thứ thuế thì thuế Nông nghiệp là nguồn lợi căn bản thay thế các loại thuế có từ trước như thuế ruộng đất, đảm phụ quốc phòng, công phiếu kháng chiến, ủng hộ chiến sĩ mùa đông v.v.... Thuế Nông nghiệp nhằm cung ứng một số lượng lương thực và tài chánh lớn lao cho Việt cộng trong nỗ lực chiến tranh ngày càng cấp bách và nặng nề.

Hai nữa là, một phần của chính sách Cải cách Ruộng đất, thuế Nông nghiệp là một đòn phủ đầu để đánh quỵ những thành phần có nhiều ruộng đất, mà chưa cần dùng tới bạo lực. Một số địa chủ không chịu nổi thuế cao quá, phải tự động hiến ruộng đất cho Đảng và Nhà nước (lúc đó còn mệnh danh là "Chính quyền Kháng chiến"). Một số khác, nếu không hiến đất cho Đảng và Nhà nước, dĩ nhiên sẽ không đủ sức nộp thuế theo đúng sự đòi hỏi của Nhà nước. Như thế là chính họ đã gián tiếp kết bản án cho mình trong giai đoạn sắp tới.

Sau hết, trong việc thi hành chính sách thuế Nông nghiệp, Cộng sản để cho dân bình nghị lẫn nhau, nghĩa là người nọ ấn định mức lợi tức của người kia để cán bộ dựa vào đó bổ thuế theo tỷ lệ thuế của chính quyền. Khi để cho dân chúng bình nghị lẫn nhau, Cộng sản đã tự đề cao là chúng theo chính sách dân chủ, nhưng thực ra, dụng ý của Đảng là mượn tay người để đánh người, gây mầm đấu tranh căn bản theo chiến thuật của Cộng sản là "lấy mâu thuẫn diệt mâu thuẫn".

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site