lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Cải cách Ruộng đất

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng

GM Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội

Trích “Những câu chuyện về một thời”, xuất bản năm 2009, tập 3

...

Sự tráo trở được dựng thành lý thuyết: những nhà giàu mà người ta gọi bằng các nhà hằng tâm hằng sản khi cần đến sự giúp đỡ của họ chỉ là đồng minh giai đoạn, gọi theo đúng chữ dùng trong các tài liệu học tập cho cán bộ. Giờ đây, khi cách mạng đã qua cái giai đoạn cần họ thì họ bị coi như kẻ thù.

Lại một lần nữa, cha tôi bỏ công việc về Hà Nội gặp ông Hồ Chí Minh. Ðang trong cơn đau gan nặng, ông chống gậy lên Chủ tịch phủ. Ông nói lớn với ông Hồ: “Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào, đồng chí!” (4)

Sau sai lầm Cải cách ruộng đất, ông Hồ và những người phụ tá luôn bị ám ảnh rằng mọi người đều lên án họ. Do đó ai nói đụng tới Cải cách ruộng đất cũng đều làm cho họ khó chịu. Trường Chinh ngay trong Cải cách ruộng đất đã phàn nàn rằng cha tôi giờ bất mãn với Ðảng, trở thành cái loa cho bọn tư sản, địa chủ.      Mà cha tôi bất mãn thật. Ông bất mãn về nhiều việc làm của Ðảng mà ông cho là không quân tử, không đạo đức. Ông bất mãn vì nhìn thấy cuộc cách mạng mà ông tham gia cuối cùng đã dựng nên một xã hội không tử tế.

Chú thích

(1) Một nhân vật cách mạng nổi tiếng của VN. Sinh năm 1905, ông đến Thái Lan năm 1928, cùng với ông Hồ Chí Minh lập ra Ðảng cộng sản Thái Lan, đảng viên chủ yếu là người Tàu và người Việt. Sau đó ông Hoàng Văn Hoan đi Trung Quốc, hoạt động ở nước này trong nhiều năm. Ông bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị và Trung ương Ðảng ở Ðại hội IV, sau đó bị xử tử hình vắng mặt khi ông trốn sang Trung Quốc xin cư trú chính trị. (Tóm)

(2) Bà Nguyễn Thị Năm là địa chủ tích cực ủng hộ kháng chiến. Nhà bà ở huyện Ðồng Hỷ, Thái Nguyên, là nơi các cán bộ cao cấp thường qua lại, trong đó có cả các ông Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Giản…

(3) Những cơn cuồng giết chóc không kiềm chế nổi bất thần xâm chiếm cả một bộ lạc, một vùng ở châu Á, khi những con người như bị mụ mẫm đi khi lao vào cuộc chiến hỗn độn, giết nhau không vì cái gì.

(4) Ông Nguyễn Văn Hoan, phó chánh án Tòa Tối cao, kể cho tôi nghe chuyện này. Ông đang báo cáo với Chủ tịch nước về tình hình công tác tư pháp thì cha tôi chống ba-toong bước vào (ông đang lên cơn đau gan). Thấy cha tôi quá bực mà to tiếng, ông Hồ bảo: “Ngồi xuống đã, từ từ nói tôi nghe, chi mà nóng như lửa vậy”. (Tóm)

Hỏi chuyện nhà văn Vũ Thư Hiên về Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam

Phóng viên báo CE, 2006

CE: Vừa qua, một số tổ chức chính trị tại hải ngoại có tổ chức kỷ niệm 50 năm Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam. Thưa nhà văn Vũ Thư Hiên, ông có nghĩ rằng đây cũng lại là một sự ôn nghèo kể khổ theo truyền thống lâu nay của dân tộc ta không ạ?

Nhà văn Vũ Thư Hiên: Bạn nghĩ rằng "ôn nghèo kể khổ" là truyền thống của dân tộc ta ư? Thế thì khổ thật đấy. "Ôn nghèo kể khổ" chỉ là một cách khêu gợi lòng căm thù của quần chúng đối với các giai cấp bóc lột, nói theo cách của cán bộ Cải cách Ruộng đất vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Tôi không thấy có "một số" tổ chức chính trị hải ngoại kỷ niệm 50 năm Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam. Tôi biết có một tổ chức làm chuyện đó là Mạng Lưới Dân Chủ, dưới đầu đề "Không quên những nạn nhân Cải cách Ruộng đất", tại Berlin. Nhưng không nên nghĩ đó là một sự "ôn nghèo kể khổ" tương đương với cái "ôn nghèo kể khổ" từng diễn ra ở nông thôn Việt Nam.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site