lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Lời giới thiệu
Chúng tôi xin trình bày tiếp về các khía cạnh của cuộc Cải cách Ruộng đất (CCRĐ), một trong những biến cố đau thương và rợn rùng của lịch sử Dân tộc hiện đại, mà di chứng còn tồn tại rất lâu dài.
Trước hết là qua công trình nghiên cứu của các học giả. Nhà biên khảo Minh Võ cho chúng ta thấy CCRĐ không chỉ nhắm riêng về kinh tế mà còn đặc biệt chú trọng về chính trị với mục tiêu củng cố quyền lực cho Đảng CS. Đây là một bước đi bắt buộc trong Cách mạng Vô sản mà Hồ Chí Minh là một tín đồ phục vụ thuần thành. Ông ta đã chọn con đường chủ nghĩa CS với cuộc đấu tranh diễn tiến trường kỳ cho tới khi tận diệt giai cấp Tư bản. Thành ra, CCRĐ chỉ là một giai đoạn trên lộ trình thăm thẳm đó và HCM cùng đồng đảng đã điều hành nó một cách ý thức và phải gánh chịu tất cả mọi trách nhiệm, dù sau lưng và bên cạnh có sự khống chế thúc đẩy của đảng CS Trung Quốc như tác giả Tường Thắng tiếp đó cho thấy.
Thứ đến là qua hồi ức của nhiều nhân vật đương thời. Nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn "Đêm giữa ban ngày" lừng danh cũng cho thấy HCM là kẻ chịu trách nhiệm chính về cuộc CCRĐ chứ chẳng phải ai khác. Cố Giám mục Lê Đắc Trọng (khi ấy còn là linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội), qua Hồi ký của mình, thì chứng minh CCRĐ không chỉ đánh vào các địa chủ bóc lột, cường hào ác bá mà còn đánh vào tất cả những ai có uy tín, thế lực lúc bấy giờ mà có thể gây nguy hại trong tương lai cho quyền lực của CS. Đây là kiểu tiêu diệt tiềm năng mà bất cứ tập đoàn CS nào trên thế giới cũng đều áp dụng, để trong xã hội cuối cùng chỉ còn sự thống trị tuyệt đối của đảng. Nhà thơ Hữu Loan, qua kinh nghiệm riêng tư của bản thân và gia đình, lại cho thấy tính cách phi nhân và tàn độc của cuộc CCRĐ.
Cuối cùng là qua chính lời nói chữ viết của những kẻ chủ xướng và thực hiện cái gọi là "Cách mạng long trời lở đất" như Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Trần Huy Liệu.... Các bài nhận định của họ về CCRĐ đã phơi bày cả một học thuyết phi nhân, một chủ trương tàn bạo, một đường lối sắt máu, một quan niệm rùng rợn, coi lịch sử là cuộc đấu tranh sống mái giữa loài người và coi VN là sân khấu cho cuộc tranh hùng xâu xé giữa các giai tầng xã hội.
Cái não trạng "đấu tranh giai cấp" ấy vẫn tiếp tục trong các đồ đệ của HCM hiện thời, giữa một bên là các đảng viên thống trị và bên kia là toàn thể nhân dân bị trị. Cán bộ CS nay trở nên những địa chủ ngàn lần giàu có, bóc lột và tàn ác hơn các địa chủ ngày xưa. Thành ra bài học CCRĐ vẫn luôn còn đó, để luôn nhắc nhở chúng ta về hiểm họa CS.
Khối Tự do Dân chủ cho Việt Nam 8406
I- QUA CÁC NGHIÊN CỨU
Hồ Chí Minh từ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 tới Cải cách Ruộng đất 1953
Minh Võ
Trích "Hồ Chí Minh, Nhận định và tổng hợp", Xuất bản năm 2003 - Chương 46
Hai dấu ấn đậm đà mà chủ nghĩa Cộng sản ghi lại trên đời sống Việt Nam, đặc biệt tại nông thôn, là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và cuộc Cải cách Ruộng đất.
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào nổi dậy đầu thập niên 1930 chống chính quyền đương thời lúc đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành lập và phát động đấu tranh với danh nghĩa Cộng sản. Cuộc Cải cách Ruộng đất được thực hiện vào hai thập kỷ sau, đầu thập niên 1950, khi Cộng sản thực sự nắm quyền trên một phần đất nước.
Cả hai biến cố đều do đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhưng đều có dư luận biện giải là Hồ Chí Minh không chịu trách nhiệm. Từ giữa thập niên 1930 tới cuối thập niên 1940, gần như các tài liệu Cộng sản Việt Nam thường coi Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào tự phát nằm ngoài ý định của Hồ Chí Minh và cách biện giải này đã ảnh hưởng tới nhiều tác giả nghiên cứu về Việt Nam và con người Hồ Chí Minh.
Từ thập niên 1950 trở về sau, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh được nhìn theo chiều hướng khác hơn không còn được coi là một cuộc nổi dậy mang tính tự phát nữa.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...