lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC 1953–1956

Diễn đàn Dân chủ

...

2.5 Đấu tố giai đoạn hai 1955

Cách thức đấu tố thì vẫn như đợt trước nhưng lần này có thêm một số đảng viên cũ cũng trở thành nạn nhân. Vì Chi bộ đảng tại xã đã bị giải tán vào lúc đợt CCRĐ đầu tiên bắt đầu nên sau khi đợt CCRĐ đầu tiên chấm dứt, việc kết nạp đảng viên được thực hiện để tái lập Chi bộ. Trong đợt này, nhiều bần cố nông đã được kết nạp vào đảng, một số đảng viên cũ bị xét là có “liên quan đến địa chủ”, mặc dù trước đó đã góp công kháng chiến, cũng bị gạt ra ngoài. Trong đợt CCRĐ thứ hai, nhiều đảng viên cũ cũng bị qui là địa chủ đem ra đấu tố, tài sản bị tịch thu. Ngoài ra vì chỉ tiêu là mỗi xã phải có 5% địa chủ cho nên một số người trước đây là phú nông hoặc trung nông cũng bị đôn lên thành địa chủ cho đủ số, hoặc bất cứ ai mà Đội CCRĐ không ưa cũng bị ghép vào làm địa chủ. Ước lượng có từ 40.000 đến 60.000 đảng viên bị qui tội địa chủ và bị đem ra đấu tố.

Một số điểm trong nội dung sắc lệnh của đợt này ban hành ngày 14-6-1955 như sau:  

Tịch thu toàn bộ tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ...) của những người bị liệt vào hạng Thực dân, địa chủ gian, cường hào ác bá, Việt gian.

- Những người hợp tác với Cộng sản thì hoặc bị trưng thu không bồi thường hoặc được thu mua.

- Các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ bị lấy hết đất đai.

- Đất sẽ được chia theo thứ tự ưu tiên: nông dân không có đất hay thiếu đất, các thành phần nghèo khổ làm thợ, buôn bán nhỏ, gia đình liệt sĩ, bộ đội, thương phế binh...

Tuy sắc lệnh là như vậy nhưng khi thực hiện thì việc tịch thu rất là bừa bãi, còn những kẻ mà tài sản bị thu mua thì về sau chính phủ cũng không nhắc đến việc bồi thường mà nạn nhân cũng không dám đòi bồi thường vì sợ bị gán cho là còn “đầu óc địa chủ” hoặc không “tiến bộ”.

Trong đợt CCRĐ lần hai, số người bị cô lập chết đói nhiều hơn đợt đầu vì gia đình những “địa chủ” từ phú nông hoặc trung nông bị đôn lên quá nghèo không có nhiều vườn tược hoặc của cải thu giấu, không được bạn bè lén giúp như các địa chủ đợt trước để sống sót cầm hơi.

2.6 Sửa sai 1956

Các cuộc đấu tố làm cho mọi nơi tại nông thôn miền Bắc người dân phẫn nộ. Một trong những phản ứng của nông dân ghi lại được là vụ nổi dậy ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vào tháng 11-1956. Hàng ngàn người dân đã nổi lên đánh đuổi các cán bộ, chiếm chính quyền địa phương. Sư đoàn 325 được đưa đến để bao vây và đàn áp. Trong vòng 10 ngày từ 10-11-1956 đến 20-11-1956, dân làng đã chống nhau với quân đội và cuộc nổi dậy bị dập tắt. Khoảng 1000 người đã bị giết và nhiều người khác bị bắt.

Tuy vậy theo ông Hoàng Văn Chí, chiến dịch Sửa sai không phải là do sự phẫn nộ của người dân mà là một giai đoạn đã được dự trù từ trước cùng với các giai đoạn trước đó trong một chương trình toàn bộ. Sửa sai là để xoa dịu lòng công phẫn của quần chúng sau khi làm cho họ phải chịu sự kinh hoàng tột độ.

Các vụ qui chụp bừa bãi, dùng các biện pháp tàn ác trong các đợt trước là có dụng tâm do sự thực hiện nguyên tắc của Mao Trạch Đông: “Muốn chữa một tình trạng bất công thì phải vượt quá mức của sự công bằng” hoặc như ông Hồ Chí Minh nói: “Nếu muốn uốn thẳng một cái que cong thì phải bẻ nó quá về phía bên kia và giữ như vậy một lúc lâu. Khi buông tay, cái que sẽ từ từ thẳng trở lại”. Sửa sai là để cho cái que trở về vị trí “thẳng”.

Ngày 1-7-1956, Hồ Chí Minh gửi văn thư cho đoàn CCRĐ nói rằng trong CCRĐ đã có sai lầm.

Ngày 18-8-1956, Hồ Chí Minh gửi thư ngỏ cho toàn dân công nhận có sai lầm: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc, kiểm điểm những sai lầm khuyết điểm... và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”.

Tháng 9-1956, Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 10 họp thảo luận và cho rằng về đường lối Cải cách Ruộng đất vẫn đúng, chỉ có cấp dưới làm sai. Hội nghị cũng bàn về các biện pháp sửa sai. Ngày 29-10-1956, buổi mít-ting ở Nhà Hát lớn Hà Nội, ông Võ Nguyên Giáp đã đọc lời công nhận có sai lầm. Nhưng về sau, guồng máy thông tin của đảng CSVN cũng vẫn nói CCRĐ là thắng lợi lớn.

Một số nhân vật bị cách chức để xoa dịu sự phẫn nộ của người dân, trong đó có Trường Chinh.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site