lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
XIN ĐỪNG QUÊN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC...
Nguyễn Minh Cần 15-12-2002
...
Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xã đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, vì ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TW ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là “cải cách dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các phìa tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào... Còn ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, vì nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng hoà, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải “để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam”.
- tháng 09-1956, hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN kiểm điểm tình hình CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất mãn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TW Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TW đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm ủy viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, còn Lê Duẩn làm bí thư TW, thường trực BCT.
- 29-10-1956, mít-tinh lớn tại Nhà hát Nhân dân Hà Nội, ủy viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít-tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít-tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.
TỘI ÁC CỦA CCRĐ : Ở hải ngoại, cho đến nay cũng đã có một số tài liệu nói đến những bạo hành, những tội ác trong CCRĐ, cuốn sách nói về đề tài này khá kỹ ra mắt sớm nhất (1964, bằng tiếng Anh) là cuốn “Từ Thực dân đến Cộng sản” của ông Hoàng Văn Chí. Còn ở trong nước thì đến nay, chưa có một công trình nghiêm túc nào nghiên cứu, chưa ra một tiểu thuyết nào viết riêng về đề tài CCRĐ. Tại sao? Dễ hiểu là sau khi bị bắt buộc phải thừa nhận những sai lầm trong CCRĐ, BCT TW Đảng ra lệnh miệng tuyệt đối cấm không được nói đến đề tài này. Người đầu tiên “vi phạm” tabou thiêng liêng đó là nhà văn Hà Minh Tuân – anh đã viết lướt qua rất nhẹ nhàng đến đề tài cấm kỵ đó trong tác phẩm “Vào Đời”. Tức thì Nguyễn Chí Thanh hô hoán lên là “tư tưởng địa chủ ngóc đầu dậy”, và anh bị hành hạ hết nước. Từ đó mọi người ai cũng im re, “lo giữ cái đội nón của mình” (nhóm từ thông dụng hồi đó có nghĩa là giữ đầu mình)... Mãi sau này, chỉ có vài nhà văn rụt rè mon men đến đề tài đó mà thôi. Hy vọng rồi đây sẽ có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước vượt qua nỗi sợ “truyền kiếp”, dám đề cập đến đề tài đau thương này một cách nghiêm túc và toàn diện.
Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây.
Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội – tội ác chống nhân loại. Người nông dân Việt Nam hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đòn chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng” – nhưng thực tế thì không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đòn chí mạng! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn thì bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, còn một loạt cán bộ ở nông thôn đã từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến, sản xuất thì bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v... bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều trung nông, thậm chí một số bần nông cũng “bị kích lên” làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xã!) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những “kết luận” quái đản khác: đã có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá! Thế là người dân chịu chết! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm “thà sai hơn là bỏ sót”, cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến” đã gây ra tình trạng “kích thành phần”, “nống thành tích” cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá... để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn... càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử