lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC
Võ Trường Sơn 1989
...
Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Tòa phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước tòa, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo rõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên tòa trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước tòa thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ.
Theo một nguyên tắc căn bản, không phải vì một người tác hại cho một người khác mà người ấy phải chịu trách nhiệm trước hình luật. Tác hại cho ai thì chỉ nêu trách nhiệm về phương diện dân sự - nghĩa là bồi thường thôi - của người đã tác hại. Muốn truy tố người ấy để thi hành hình luật đối với hắn thì phải chứng minh rằng hắn phạm một tội, nghĩa là phạm vào một điều khoản nào qui định trong hình luật, và hình luật không bao giờ có tác dụng đối với quá khứ cả: nếu hành động của một người diễn ra trong thời kỳ mà hình luật chưa quan niệm là một tội thì người ấy không thể mang ra truy tố được. Không những bị can phải phạm một tội đã qui định rồi trong pháp luật, mà ta lại còn phải xét xem rằng lúc phạm tội ấy bị can có ý thức, có ý chí phạm pháp hay không, hay là vô tình mà phạm pháp. Sự đối xử trong hai trường hợp ấy khác nhau.
Lúc tôi nhắc lại các nguyên tắc này thì có vị cho rằng như thế là phiền phức, phức tạp. Dĩ nhiên rồi, nhưng tất cả vấn đề là: ta có muốn giết người vô tội không? Nếu không thì không thể nào làm khác được. Hơn nữa, muốn nhận định vấn đề cho đúng, ta không nên đứng vào vị trí một người hiện thời không dây dưa với pháp luật, một người ở một cương vị chính quyền. Ta phải đứng vào cương vị của bị tố nhân; lúc ấy vấn đề rất sáng tỏ, không những ta đòi thi hành các nguyên tắc pháp luật, ta còn cố gắng tìm hiểu thêm các nguyên tắc mới để đảm bảo người oan khỏi bị chết.
Nếu mang ra áp dụng các nguyên tắc ấy vào cuộc Cải cách Ruộng đất của ta, ta sẽ làm thế nào? Thủ tục cải cách cứ diễn bày nhưng sự trừng trị bọn cường hào gian ác hay phản động, ta sẽ không giao cho một tòa án nhân dân, đặc biệt như ta đã làm với tất cả sự thiếu sót về phương diện pháp lý mà ta đã biết. Trái lại, sau khi phát động tư tưởng của nông dân, ta sẽ nghe lời họ tố cáo kẻ thù của họ. Ta sẽ ủy nhiệm toà án nhân dân thường lập các hồ sơ, để tòa án, với bộ máy và kinh nghiệm của nó, tiếp tục điều tra, kiểm tra, lấy cung chứng, truy tố, luận tội, xét xử. Ta đảm bảo triệt để cho bị tố nhân quyền bào chữa của họ, ta yêu cầu các luật sư làm tròn nhiệm vụ của họ, ta tôn trọng triệt để con người của bị tố nhân. Ta chỉ thù ghét và kết án, trừng phạt tội của nó đã phạm thôi. Ta tin tưởng ở tòa án, ta đảm bảo cho các vị thẩm phán làm việc ngoài sự điều khiển của chính quyền, một cách biệt lập, tôi nói biệt lập chứ không phải độc lập, theo lương tâm của các vị và căn cứ vào hồ sơ và kết quả của cuộc thẩm vấn.
I. Các nguyên nhân sai lầm
Theo như tôi nhận định, với chủ quan của tôi, các nguyên nhân sai lầm thuộc hai loại, có loại trực tiếp, nhưng nếu ta phân tích loại này thì ta sẽ đi tới một loại thứ hai mà theo tôi là những nguyên nhân chính, ta cần chú ý.
Các nguyên nhân trực tiếp ta trông thấy ngay. Sở dĩ khi nghiên cứu chính sách cải cách, ta không nghĩ đến giải pháp pháp lý đưa ra để điều hòa với giải pháp chính trị, phải chăng là vì ta không biết giải pháp pháp lý? Nếu không thì là sự thiếu sót nghiêm trọng của cấp lãnh đạo. Nhưng tôi tin rằng không phải như thế đâu. Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì ba lý do:
Quan điểm ta-địch, thù-bạn của ta rất mơ hồ.
Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý.
Ta bất chấp chuyên môn.
Quan điểm bạn-thù, ta-địch mơ hồ: Các hiện tượng trên trường quốc tế và trong nước rất nhiều và rõ rệt.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử