lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC
Võ Trường Sơn 1989
IV- Mục tiêu của Hợp tác hóa Nông nghiệp:
...
Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thủy lợi nói về phi trường Đa Phúc tại Vĩnh Yên: "...Tôi biết rõ nhất là sân bay Đa Phúc vì sân bay này ở ngay cạnh đập Đại Lãi. Khi bộ Giao thông Vận tải thiết kế sân bay này cũng có tham khảo ý kiến của tôi. Theo như họ nói thì sân bay Đa Phúc là sân bay chiến lược lớn nhất Đông Nam Á, có thể chứa được từ 500 tới 700 phi cơ phản lực Mig, tuyệt đối không có máy bay vận tải tại đây. Phi trường này rộng một chiều 12 km và một chiều 9km. Nằm theo trục quốc lộ số 2 và số 3. Đường bay được làm rất kỹ với các lớp đệm cát rất dày và mặt đường bay được lát bằng tấm bê tông dày từ 50 phân tới 70 phân. Bởi vì làm bằng các tấm bê tông như vậy nên khi bị đánh phá hư hỏng trong các vụ oanh tạc của Mỹ ở miền Bắc, phi trường được sửa chữa và sử dụng lại mau chóng bởi vì đã có sẵn các tấm bê tông. Hơn nữa phi trường Đa Phúc ở cạnh núi Sóc Sơn nên có nhiều hầm hố kiên cố do Nhật để lại, nay Việt cộng dùng để chứa nhiên liệu hoặc cất dấu máy bay rất kín đáo..." (Nguyễn Văn Thân).
Về đường bộ có việc xây cất hai con đường chiến lược quan trọng do Trung Quốc thiết kế và thi công:
"...Đường thứ nhất là đường từ biên giới Trung Quốc qua các tỉnh Bắc Kạn, Bắc-Thái (Bắc Giang và Thái Nguyên) đường rộng từ 18 thước tới 24 thước, không tráng nhựa mà trải đá lớn dầy 50 phân rồi đổ đá dăm và đất Biên Hòa cán bằng. Nói tóm lại các tỉnh ven biên giới Việt Nam-Trung Quốc đều do Trung Quốc đài thọ. Các đường này đều được mở cấp tốc từ khoảng năm 1961-1962, và có thể chịu đựng được các chiến xa nặng khoảng 70 tấn".
Con đường chiến lược lớn thứ hai là đường lộ từ Trung Quốc qua biên giới Việt Nam đến Điện Biên Phủ rồi sang Lào tới Cánh đồng Chum, Savanakhet. Đường này đã có từ trước, nay chỉ làm công tác mở rộng và đảm bảo lại cho chắc chắn, kỹ càng hơn..." (Nguyễn Văn Thân).
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Thân thì con đường chiến lược Điện Biên Phủ tới cánh đồng Chum và Savanakhet đã có từ trước, nhưng đương sự không cho biết có từ bao giờ. Hệ thống này không thể là hệ thống quốc lộ số 13 vì quốc lộ này nằm trong khu vực quân đội Hoàng gia Lào, khiến cho Việt cộng không thể sử dụng thường xuyên cho những đoàn xe vận tải như thực tế đã chứng tỏ. Ở một đoạn khác, Nguyễn Văn Thân nói rõ con đường chiến lược này song song với đường mòn thượng đạo (sách báo Tây phương quen gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh) vì trong khi đi đường vẫn nghe thấy tiếng xe ôtô di chuyển gần đó. Nhưng đương sự lại gọi lầm đường đó là đường số 9 đưa đến Khe Sanh bởi vì đường số 9 băng ngang từ Việt Nam qua Lào tới Savanakhet, chứ không chạy song song với đường mòn thượng đạo dọc biên giới Việt Lào.
Ngoài ra Nguyễn Văn Thân không nói đến con đường chiến lược từ Bắc Việt băng qua khu Bắc Lào sang Thái Lan.
III. Xây dựng Lực lượng chính quy Bắc Việt
Năm 1956, sau khi việc chia đôi hai miền Nam Bắc đã dứt khoát, vấn đề an ninh lãnh thổ tạm ổn định, Hà Nội bằt đầu bỏ ra nhiều năm xây dựng quân đội chính quy. Lực lượng võ trang của Việt cộng nói chung có ba ngành: lực lượng chính quy, lực lượng địa phương và dân quân du kích. Tại mỗi xã ngoài Bắc, lực lượng địa phương có một xã đội với ban chỉ huy và lực lượng du kích có từ một trung đội đến một đại đội tùy theo xã lớn hay nhỏ và tùy theo tầm quan trọng. Tại mỗi huyện có một huyện đội và ít nhất một đại đội, còn tại mỗi tỉnh có tỉnh đội và một tiểu đoàn. Ngoài ra tại các đô thị, thị xã, xí nghiệp còn có các đơn vị tự vệ giữ an ninh, và có một cán bộ cấp Đảng ủy viên tại mỗi nơi này phụ trách việc tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện các lực lượng tự vệ.
Ở một phần khác ta sẽ nói kỹ về lực lượng địa phương quân và dân du quân kích trong vai trò giữ nhà. Ở đây ta chỉ nói về công trình xây dựng quân đội chính quy Việt cộng trong kế hoạch thôn tính Đông Dương, kể từ năm 1956 khi Phạm Văn Đồng đệ trình lên quốc hội Việt cộng dự luật "Giảm trừ Quân bị".
Đạo luật "Giảm trừ Quân bị" được thông qua nằm trong chính sách Tổng biên chế quân đội Miền Bắc, và 80.000 quân chính quy giải ngũ gồm một số lớn thương phế binh, số còn lại quy tụ các thành phần bị coi là địa chủ, cường hào, ác bá, tư sản v.v... và được đem vào khai thác các nông trường "quê hương mới" cùng với một số lớn các bộ đội tập kết miền Nam (ở những nông trường riêng).
Những đơn vị Nam Bộ tập kết năm 1954 ra Bắc được tổ chức thành những sư đoàn mang phiên hiệu Việt cộng 305, 324, 325, 330, 338 và một số trung đoàn biệt lập. Như ta đã thấy trong bài trước, một phần của các sư đoàn này được chia ra xây dựng và quản trị các nông trường, phần còn lại có nhiệm vụ giữ an ninh, hoặc được huấn luyện tại các quân trường như sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử