lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Cải cách Ruộng đất

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng

GM Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội

Trích “Những câu chuyện về một thời”, xuất bản năm 2009, tập 3

...

Đạp xe đạp lên Phú Ốc, cứ đến bờ hồ trước nhà thờ, thì lần nào cũng có chị Đội cải cách đứng đón ở dưới gốc cây bàng. Chị mặc quần áo đen, đeo túi, và nói với tôi cách nhã nhặn: “Mời linh mục vào hội ý”. Tôi bước theo chị, sang xóm bên lương, vào một túp lều, chắc là ngôi nhà của vị bần cố nông Đội đã bắt rễ. Ngủ nghỉ, ăn làm, bếp núc là trong căn lều đó. Tôi ngồi trên nệm rơm với anh Đội bên cạnh bếp. Trong cuộc hội ý, anh ân cần nhắc nhở tôi, lần nào cũng một tư tưởng: “Linh mục cứ về làm lễ như thường, linh mục lưu ý là ở đây có nhiều phần tử xấu. Trong khi giảng đạo linh mục không được nói gì gây chia rẽ”. Nghe xong, tôi đứng dậy, ra dắt xe vào nhà thờ dâng lễ. Cả việc rước kiệu cũng phải giữ, không được bỏ.

Tình hình Cải cách ở đây xem ra không gay gắt như ở các nơi khác. Dân cư ở đây, nhất là người có đạo, hiền lành tử tế hơn. Bà thẩm phán là bà Thứ, gặp tôi vẫn chào hỏi như các con chiên tốt lành khác. Mấy anh du kích như Trường, Vu v.v… bà con sau này kêu là quá đáng, vì có những cách đối xử tàn bạo với những người bị quy là địa chủ. Người trong xứ đi Nam hầu hết, chỉ còn lại gần năm trăm, thế mà cũng có 3 người bị quy là địa chủ. Địa chủ thường, chỉ bị đấu tố thôi.

Trong ba ông, già nhất là ông Chánh Lục, làm thày lang, hiền lành đạo đức. Thế mà ông cũng bị tố là đã cho thuốc độc vào quả táo để đầu độc đội cán bộ. Ông thứ hai là ông Chuân, trước kia có đi lính thời Pháp; ông có râu nên bị trẻ con giật râu, bắt phải chào hỏi theo lối Đội cải cách (trẻ con mặc quần thủng đũng): “Con chào ông bà nông dân ạ!”. Ông có người anh tên Cao, làm hiệu trưởng Trường Lục quân, con trai làm cán bộ trung ương, song chẳng ai thèm ngó tới ông. Ông thứ ba là ông Kiều, công nhân nhà máy dệt Nam Định, như thế là thuộc giai cấp lãnh đạo, giai cấp công nông (búa liềm). Chỉ vì ông hay nói, và có nói không đúng chính sách, nên ông bị quy “tội phản động”, và bị tố là đã cho thuốc độc vào quả táo để sát hại nhân dân.

Tôi cũng trông thấy đám nhi đồng quàng khăn đỏ, chiều chiều đi đánh trống phát động phong trào, tối đến bà con đi họp đông đủ.

Ở Tường Loan (Ba Trại), phong trào Cải cách tương đối mạnh mẽ, gay gắt hơn. Đến làm lễ Chúa nhật ở đó, thường là phải xin phép trước, xin phép cơ quan thành phố Nam Định, chứ không phải xin phép Đội. Xin minh họa qua một cuộc cử hành lễ Chầu Lượt tại Ba Trại.

Đó là vào dịp Tết Nguyên Đán năm Bính Thân (1956). Chúa nhật Chầu Lượt rơi vào chính ngày Mồng Một Tết. Một tuần trước, tôi đến Ba Trại để giải tội (vì cho rằng ngày Mồng Một Tết không có thì giờ giải tội).

Theo lệ, đến đâu là phải tới chào Đội ngay để “hội ý”. Xong công việc, khi trở về, cũng phải ra chào Đội. Bởi vì chào lúc đi, rồi sắp trở lại ngày Tết. Đội nói với tôi:

- Lần sau ông đến, có gì xẩy ra ở đây, ông phải chịu trách nhiệm!

- Ông nói thế thì cũng như cấm tôi ra đây. Tôi ví dụ: nếu ông treo ở cổng làng tấm bảng đề: “Ai vào làng này sẽ phải chịu trách nhiệm về cái gì xẩy ra nơi đây”, thì nhìn bảng yết thị như thế, ai còn dám vào làng? Tôi cũng không dám!

- Ông nói thế thì được. Ông cứ việc đến, có thế nào thì sẽ xét -Anh Đội đấu dịu- chứ không đóng sống cho bất kể ai vào làng này đâu!

Có lẽ chỉ mình tôi dám ý kiến thẳng với Đội. Nhất Đội nhì Trời cơ mà. Ai dám nho nhe!

Ngày thứ Bẩy trước Chúa nhật lễ Chầu, tức hôm 30 Tết, tôi xin giấy ra Ba Trại làm lễ Chầu. Đến Khu phố, Khu phố bảo đến Công an. Đến Công an, Công an bảo đến Mặt trận. Nộp đưa các đơn có phải là dễ đâu. Biết thân phận mình thuộc thành phần rốt hết, nên nộp đơn phải cẩn thận, đặt dưới cùng đống đơn bà con đến trước đã dầy cộm. Cán bộ cứ lần lượt xét, giải quyết từ trên xuống dưới. Cuối cùng đến lượt mình, may mà còn thì giờ nên đơn được cầm lên. Nếu hết giờ, chưa đến lượt, thì về không; sáng đến chiều, chiều đến hôm sau, cứ mỗi buổi đơn thêm nhiều bao nhiêu, của mình vẫn ở cuối cùng. May mà lần này, vẫn còn giờ, nhưng lại được đẩy đến cơ quan khác. Trong một ngày 30 Tết đó, tôi được đẩy đi qua hết mọi cơ sở hữu quan, có nơi đến lần thứ hai. Tới chiều, khi mọi cơ quan đều đóng cửa về ăn tết, tôi vẫn không bị từ chối, nhưng bị đẩy đi các cửa. Đến khi các cơ quan đóng cửa hết, tôi đành cầm đơn về không. Thế là ngày mai Ba Trại không có lễ Chầu!

Đêm 30 Tết đó thật là tối. Tối như đêm 30 Tết mà! Kẻ trộm cũng rình mò tối hôm đó hơn các đêm khác. Trong dân gian lưu truyền vậy. Tất tả suốt ngày, đêm đến giấc ngủ đang ngon thì bỗng có tiếng gọi cổng nhà xứ. Công an gọi tôi cấp tốc ra đồn. Có việc gì mà khẩn cấp thế? Mắt còn đang cay xè, tôi bước theo anh công an. Đi thế này, trong đêm tối thường chỉ là bị bắt và điệu đi giam. Thế mà sao lúc này, tôi chẳng có ý nghĩ gì về chuyện đó, nên không thấy xao xuyến gì. Một số cán bộ ngồi đó cho biết Toà Giám mục Hà Nội vừa ra một Thư Chung phản động. Thư Chung Đức Cha Trịnh Như Khuê vừa viết là về đề tài Tình yêu. Họ giải thích đó là bức thư chống Cải cách Ruộng đất, đặc biệt qua sự tha thứ cho thù địch, và như thế là tha thứ cho địa chủ, bọn phản động, cường hào ác bá.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site