lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

III- Giai đoạn đấu tranh sắt máu sau 1954

...

Trong khi thế giới biết rất ít về những chi tiết của cuộc nổi loạn của nông dân Quỳnh Lưu, thì trái lại những tài liệu của cuộc nổi dậy của văn nghệ sĩ miền Bắc đã được bí mật gởi ra ngoài, bằng giấy trắng mực đen, khiến cho lịch sử văn học đã ghi được đầy đủ chi tiết về nội dung cuộc nổi dậy, những văn nghệ sĩ tham gia và đường lối đấu tranh của giới văn nghệ sĩ miền Bắc, v.v.... Nhờ đó, những văn thi họa phẩm của giai đoạn "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất Bắc đã không bị mai một, dù Cộng sản tìm cách thủ tiêu, và những tài liệu trên đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho một trong những giai đoạn văn học phản ảnh trung thực sức đấu tranh dũng mãnh của dân tộc.

Nội dung cuộc nổi dậy của Văn nghệ sĩ và Trí thức miền Bắc

Diễn đàn của giới trí thức văn nghệ sĩ đấu tranh khởi đầu là cuốn sách Giai phẩm 1956 còn gọi là Giai phẩm Mùa xuân được xuất bản vào khoảng tháng 3-1956, trước khi có chiến dịch sửa sai. Sau khi Mikoyan sang Hà Nội giải thích chính sách của Liên Xô, đưa đến vụ sửa sai, thì phong trào nổi dậy đã bùng lên với Giai phẩm Mùa thu (29-8-1956) Giai phẩm Mùa đông (1956), tờ báo Nhân Văn (liên tiếp trong nhiều số), tờ Đất Mới, tuần báo Trăm Hoa, tờ nhật báo Thời Mới, và ngay cả báo Văn của Đảng. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất trong những tài liệu trên là báo Nhân Văn và các quyển Giai Phẩm, cho nên người ta quen gọi phong trào nổi dậy của văn nghệ sĩ là Phong trào Nhân văn - Giai phẩm

Nội dung của Phong trào Nhân văn-Giai phẩm là đấu tranh chống chế độ Việt cộng trên hai lãnh vực chính:

- Đường lối chính sách của Đảng

- Hệ thống lãnh đạo của Đảng

Phong trào Nhân văn - Giai phẩm đánh vào đường lối chính sách tức là đánh tận gốc chủ nghĩa Cộng sản, chĩa mũi dùi vào chủ trương giai cấp đấu tranh người bóc lột người, chính sách Cải cách Ruộng đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành thị, đồng thời tấn công vào liên minh giai cấp đấu tranh giữa Việt cộng và Trung cộng. Một trong những tài liệu quan trọng nhất thuộc loại này là cuốn "Nắng Chiều" của cụ Phan Khôi, gồm nhiều bài bút ký, tạp văn, bị Việt cộng cấm xuất bản, may nhờ có Đoàn Giỏi, một cán bộ Đảng đem ra mổ xẻ phê bình trên báo Văn Nghệ của Đảng số 15, xuất bản tháng 8-1958, người ta mới biết về nó. Sau đó, Đoàn Giỏi đã bị phê bình kiểm thảo là cố tình mổ xẻ chửi bới cụ Phan Khôi nhằm mục đích phổ biến tài liệu chống Đảng. Tội nặng nhất của cụ Phan khôi được phát hiện trong cuốn Nắng Chiều nằm trong các chuyện “Nuôi vịt ở miền Nam”, "Tiếng Chim", "Thái Văn Thu" và chuyện “Ba Ông Vua” Càn Long, Quang Trung và Chiêu Thống.

Trong chuyện "Tiếng Chim", cụ Phan Khôi đã thuật chuyện hai con quạ không giành nhau miếng ăn để ngụ ý mỉa mai vấn đề đấu tranh giai cấp là vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong chuyện “Nuôi vịt ở miền Nam”, cụ Phan Khôi thuật lại cách làm việc và cách sống của chủ và người làm thuê đều cực khổ như nhau, đồng thời chủ chẳng những trả công cho thợ mà còn chia hoa hồng cho thợ mỗi khi được mùa, vừa có ý ám chỉ rằng cảnh người bóc lột người theo quan niệm đấu tranh giai cấp là không hoàn toàn có thực mà còn có ý ám chỉ Đảng bóc lột người hơn những người chủ nuôi vịt. Trong chuyện "Ba Ông Vua", Đoàn Giỏi giải thích rằng cụ Phan có ý ám chỉ "quan hệ ngoại giao giữa Quang Trung và Càn Long ngày xưa không khác gì quan hệ hữu nghị giữa ta và Trung Quốc ngày nay, một con cáo và một con sói đồng tình vật chết một con dê". (Xem Trăm Hoa Đua Nở…, trang 94)

Ngoài việc đả kích tư tưởng đấu tranh giai cấp, căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Phong trào Nhân văn - Giai phẩm còn kêu gọi mọi người đứng lên chống lại chủ nghĩa đó. Trong bài "Tiếng Hát", một vở kịch thơ ngắn, Hoàng Cầm đã cất tiếng kêu gọi qua tiếng hát của Trương Chi:

Nào người quả phụ trắng khăn tang

Nào đứa em mồ côi khát sữa

Nào ai sống nhục chết oan

Nào ai tan lìa đôi lứa

Nghe tiếng hát này...

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49,50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site