lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC
Võ Trường Sơn 1989
IV- Mục tiêu của Hợp tác hóa Nông nghiệp:
...
"Người dân quê đâu còn gì là của riêng nữa mà đóng thuế. Nhưng trên thực tế họ vẫn gián tiếp phải đóng thuế vì Hợp tác xã nhân danh tập thể đóng thuế cho nhà nước: Thuế Nông nghiệp, Thuế Đảm phụ nghĩa vụ, Thuế Đảm phụ nghĩa thương.
"Khi HTX đóng thuế cho nhà nước, dĩ nhiên số thóc còn lại để chia cho xã viên phải ít đi. Thí dụ cụ thể cho dễ hiểu: Tại làng Hàm Cách của tôi chẳng hạn, mỗi vụ lúa phải đóng 15 tấn thóc Thuế Nông nghiệp, 5 tấn thóc Thuế Đảm phụ nghĩa vụ và 3 tấn thóc Thuế Đảm phụ nghĩa thương. Tổng số thu hoạch mỗi mùa là 100 tấn, đóng thuế xong chỉ còn 77 tấn. Thuế Nông nghiệp ấn định là 15% sản lượng, Thuế Đảm phụ nghĩa vụ tùy theo tình hình chung, nhưng không quá 5% sản lượng".
Thuế Đảm phụ nghĩa vụ được cán bộ Đảng giải thích như là một thứ thuế đóng thế chân cho việc đi lính làm nghĩa vụ quân sự. Còn Thuế Đảm phụ nghĩa thương là để giúp cho các thương bệnh binh bị đau ốm hoặc bị thương vì đi làm nghĩa vụ quân sự.
Thuế Nông nghiệp là một thứ thuế nặng nề nhất đối với nông dân Bắc Việt, và cán bộ Đảng trong Hợp tác xã thi hành rất khắt khe, ví dụ một cán bộ làm thổ sản ở Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hóa tên là Hoàng Văn Kính, là cán bộ phụ trách của tỉnh, có người cha thiếu thuế hai năm liền, tức là phạm vào tội "dây dưa Thuế Nông nghiệp". Anh Hoàng văn Kính đã bị Đảng thi hành biện pháp kỷ luật bằng cách khai trừ khỏi Đảng. Sau đó, anh Kính đã "thắc mắc" với chính quyền địa phương nên bị đi cải tạo.
Chẳng những Thuế Nông nghiệp là một sự bóc lột khắt khe, nhưng nông dân oán hận nhất là nhà nước bắt trả các thứ thuế bằng thóc, chứ không phải bằng tiền. Nông dân Nguyễn văn Hùng đã giải thích tại sao trả thuế bằng thóc lại thiệt hại cho dân hơn là trả bằng tiền:
"Nhà nước mỗi mùa lấy 23 tấn thóc (gồm Thuế Nông nghiệp, Thuế Đảm phụ nghĩa vụ và Thuế Đảm phụ nghĩa thương, áp dụng cho làng Hàm Cách mỗi mùa sản xuất 100 tấn phải đóng thuế 23 tấn), như vậy nghĩa là dân mất đi 23 tấn thóc mỗi mùa. Tại miền Bắc mỗi hột thóc quý như hột vàng. Nếu nhà nước lấy tiền thay thóc thì Hợp tác xã thay mặt tập thể dân chúng chỉ phải đóng 6200 đồng (giá chính thức 270 đồng một tấn thóc). Như vậy đổ đồng mỗi người dân (làng tôi có 100 dân) đóng 62 đồng. Với 62 đồng đó, trên thị trường chợ đen chỉ tương đương với 70 kg thóc hay 50 kg gạo mỗi mùa. Trong khi đó nếu dân được giữ lại 23 tấn thóc (nếu đóng thuế bằng tiền) thì chia đều mỗi người được 230 kg thóc (tức là khoảng 164 kg gạo, và nếu chia cho 6 tháng thì trung bình mỗi ngày một nông dân được thêm gần 1 kg gạo tức là 4 bát cơm đầy). Giá trị một hột thóc ở chỗ đó".
Chú thích: giá thóc chính thức là 270 đồng một tấn, trong khi giá chợ đen là khoảng 800 đồng tới 900 đồng một tấn vào lúc đó.
Sau khi đã được đóng góp sức lao động, đóng các thứ thuế "nghĩa vụ cao cả" nghe khoái lỗ tai, nông dân còn được Đảng thương cho đóng nhiều loại quỹ khác nữa.
c. Đóng góp cho các thứ quỹ của Hợp tác xã.
HTX cũng "thay mặt xã viên" để đóng vào các loại quỹ dưới đây:
Quỹ Thủy lợi: "Ban quản trị nói là để mua dụng cụ máy móc làm công tác thủy lợi như dẫn nước vào ruộng khô, hút nước ra khỏi ruộng ngập nước, hoặc hệ thống đập nước v.v... nhân dân đóng khá nhiều cho quỹ này, nhưng trên thực tế, Quỹ Thủy lợi thực sự đi đâu mất tiêu và không ai thấy có bằng chứng cụ thể là Quỹ Thủy lợi được dùng vào mục tiêu thủy lợi. Quỹ Thủy lợi đã như nước ngấm vào sa mạc hết trơn, máy bơm nước, máy hút nước không thấy đâu, chỉ thấy nông dân tiếp tục dùng gầu để tát nước thấy ông bà nội".
Quỹ Tích lũy: "Cán bộ Việt cộng tuyên truyền rằng quỹ này được dùng để giúp đỡ xã viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Trên thực tế một phần nhỏ được dùng để mua dụng cụ làm việc, còn phần lớn để tổ chức những buổi liên hoan của ban quản trị Hợp tác xã, tức là các ông trời con ở nông thôn".
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử