lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

IV- Mục tiêu của Hợp tác hóa Nông nghiệp:

...

VC đã phát động phong trào Hợp tác xã một cách rầm rộ như một đại hội, với bích chương, biểu ngữ, chiêng trống, chương trình phát thanh, báo chí, phim ảnh cổ động cho quan niệm Hợp tác xã làm ăn,

"Buôn có bạn, bán có phường
Làm ăn có xóm có làng mới vui"

hoặc:

"Làm ăn riêng lẻ như nghé không đàn
Có tổ có đoàn, mạnh lắm ai ơi"

Để diễn tả sức mạnh của lối làm ăn hợp tác, các văn nô nghĩ ra những lời thơ nghe rất phấn khởi và khoái lỗ tai:

"Nghiêng đồng đổ nước ra sông"

hay là:

"Vắt đất ra nước thay trời làm mưa"

Câu trên ngợi ca cảnh tát nước từ những cánh đồng bị úng nước để cứu cho lúa khỏi chết. Câu dưới tả cảnh tát nước từ sông vào cánh đồng khô cạn để cứu hạn hán. Ngoài ra, hai câu trên còn đề cao khả năng "cải tạo thiên nhiên" của lối làm ăn tập thể.

1. Nguyên tắc căn bản của Hợp tác xã cấp thấp

Hợp tác xã cấp thấp có một số khác biệt căn bản so với Tổ đổi công.

Thứ nhất: Trong Hợp tác xã cấp thấp, những xã viên không còn làm chủ đất đai và dụng cụ làm ruộng của mình (Việt cộng gọi là "phá vỡ quyền tư hữu tư liệu sản xuất của tư nhân"). Những nông dân, sau khi được chia ruộng đất qua cuộc cải cách, được cán bộ tuyên truyền gia nhập Hợp tác xã bằng cách nộp hết ruộng đất cho Hợp tác xã, nông cụ được tập trung vào một nơi gọi là kho vật liệu.

Thứ hai: Ban quản trị Hợp tác xã gồm những thành phần đảng viên ưu tú mà thôi. Ban quản trị này lãnh đạo việc "phân phối sức kéo" (tức là người và trâu bò), phân phối nông cụ thành các đội hoặc tổ sản xuất. Một xã viên sẽ không còn làm việc trên mảnh đất cũ của mình, mà sẽ làm trên mảnh ruộng của Hợp tác xã.

Thứ ba: Người nông dân sau khi vào Hợp tác xã không còn làm chủ hoa màu do mình sản xuất, không còn gánh thóc về nhà sau mỗi mùa gặt, mà gánh thóc vào kho lẫm của Hợp tác xã. Thay vì hoa màu thu được, người nông dân xã viên được trả lương như một công nhân viên Nhà nước. Tiêu chuẩn trả lương ra sao là điều ta sẽ nói tới sau.

Mặc dầu những nguyên tắc trên đi ngược lại tinh thần tư sản cố hữu của người nông dân, nhưng cán bộ Đảng đã vẽ ra trước mắt người dân quê Việt Nam một hình ảnh huy hoàng của tương lai: Nhờ hợp tác làm ăn, năng suất sẽ cao hơn trước, và người hưởng lợi trực tiếp là xã viên. Những khẩu hiệu như: "Hợp tác, cánh đồng năm bảy tấn" trở thành những chỉ tiêu về gia tăng năng suất trong những Kế hoạch 3 năm và 5 năm. Ngoài ra cán bộ Đảng còn hứa hẹn những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao đời sống xã viên như máy cày, máy bơm nước, điện khí hóa nông thôn....

Nông dân miền Bắc nói chung vốn cầu an và có tinh thần làm ăn theo xóm theo phường, nên ban đầu cũng có nhiều người nghe lời tuyên truyền của Đảng gia nhập Hợp tác xã. Có một số ít không gia nhập Hợp tác xã vì lúc này chưa có sự bó buộc. Theo nông dân Lê văn Hùng, thì tại làng Hàm Cách của anh, thuộc huyện Thành Hà, tỉnh Hải Dương, ban đầu chỉ có 20% nông dân tham gia Hợp tác xã cấp thấp. Những nông dân không gia nhập Hợp tác xã nghĩ rằng họ có thể làm ăn riêng lẻ được, và Việt cộng cũng tạm để cho họ yên trong giai đoạn đầu.

Đối với những nông dân gia nhập Hợp tác xã, chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã vỡ mộng vì những thu hoạch mà họ mang về cho gia đình không tương xứng với một phần nhỏ của mồ hôi nước mắt mà họ nhỏ xuống gốc rạ. Họ đã phải đóng góp rất nhiều cho Hợp tác xã, nhưng đến cuối mùa họ tổng kết lại thì thấy phần lớn những đóng góp của họ rơi vào một cái thùng không đáy. Sở dĩ như vậy là vì sự cách biệt quá xa giữa một bên là chế độ đóng góp (gồm có lao động, thuế, và các quỹ xã hội...), và một bên là chế độ hưởng thụ theo công điểm (ghi công làm việc của mỗi người).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49,50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site