lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Cải cách Ruộng đất

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng

GM Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội

Trích “Những câu chuyện về một thời”, xuất bản năm 2009, tập 3

...

Trong thời gian bị giam, thường họ bị cưỡng ép làm giấy thú nhận đã có những hành vi phá hoại: như bỏ trứng sâu vào lúa, phá hoại đê điều, đầu độc người nọ người kia, và ai cũng phải làm giấy nhận tội hết. Thời gian bị giam thường là năm, bảy tháng. Có nhiều người bị ngược đãi quá, hoặc bị bệnh nặng thì được tha về, và chỉ ít lâu sau thì chết.

Các địa chủ không có tội gì, ngoài việc có máu mặt hơn trong làng xóm, hoặc được người ta kính trọng hơn, có uy tín hơn một chút, thì chỉ bị phân biệt đối xử. Không còn quyền công dân như là bầu cử, hội họp, không được làm chức vụ gì trong xã hội, cả trong tôn giáo. Nếu là người Công giáo, có đến nhà thờ cũng phải ngồi dưới, không được ngồi lên ghế trên. Con cái không được đi học, trừ đứa nào tiến bộ, cố gắng thoát ly ra khỏi giai cấp, bằng cách đứng với bần cố nông, hăng hái đấu tố giai cấp của bố mẹ, đi đến cả đấu tố cha mẹ, mới được hưởng quyền lợi đôi chút của xã hội. Nhưng không bao giờ tẩy xoá được cái danh hiệu “con địa chủ”, danh hiệu cha truyền con nối. Không được cả đến cái “vinh dự” đi bộ đội, vì còn bị nghi là không trung thành, bởi đã mang dòng máu đối nghịch truyền đời của giai cấp.

Có những cán bộ xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, từ đầu Cách mạng đã hoàn toàn thoát ly và đã có thể giữ chức nọ kia, có thể lên chức. Nhưng khi Cách mạng thành công, họ không được trọng dụng lắm, chẳng lên chức nào, mà còn bị thất sủng là khác. Những cán bộ như thế, trong thời gian hoạt động, nhất là trong thời gian Cải cách, không được, nói đúng ra, không dám có một liên hệ gì đến gia đình. Có thể nói cả đến tư tưởng cũng phải dứt khoát! Nếu không sẽ bị liệt vào hạng liên quan và bị đem ra xử lý.

Không bị kết tội thì cũng bị hạ tầng công tác.

Tất cả những lãnh tụ, kể cả lãnh tụ vĩ đại nhất cũng đều xuất thân từ giai cấp địa chủ hoặc tư sản. Ông Hồ Chí Minh, ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), ba anh em ông Lê Đức Thọ lý thuyết gia của Đảng, ông Võ Nguyên Giáp, ông Phạm Văn Đồng... đều là con cái địa chủ, hoặc là tư sản. Các ông ấy là những người sáng lập, cha đẻ ra chủ nghĩa vô sản Việt Nam, nhưng các ông ấy đứng trên tất cả, thì ai làm gì được các ông! Các ông đặt ra cái thòng lọng, lại để cho cái thòng lọng thắt cổ mình làm sao?
Giả sử các ông ấy là nông dân thường, con nhà bần cố nông, thì làm gì có cơ hội mà ăn học. Đàng này, hầu hết các ông là học trò của trường Thành Trung (Carreau) Nam Định, trường Bưởi Hà Nội… Phải là địa chủ giầu có mới đủ tiền gửi con cái lên các trường đó, có ông còn được Thực dân Pháp cho đi ăn học.

Xét cho cùng, thì giới bần cố nông phải biết ơn giới địa chủ, tư sản, đã phát động phong trào cải cách để họ nâng lên vai trò lãnh đạo. Còn các nhà cải cách phát động phong trào, tô điểm mỹ miều cho cái danh từ “thoát ly” mà họ mắc vào, chứ thực ra họ là những người “phản giai cấp”. Và công luận không bao giờ cho phép xoá đi cái danh hiệu con nhà “địa chủ”, mà họ đã dầy công bắt người ta bôi nhọ bằng đủ cái xấu. Gậy ông lại đập lưng ông là thế.

Một số kinh nghiệm riêng tư về Cải cách

Ngoài xứ Nam Định là chính, tôi còn phụ trách hai xứ Phú Ốc và Tường Loan, hai xứ thuộc nông thôn nên có Cải cách Ruộng đất.

Tôi vẫn đi lại xứ Phú Ốc một cách dễ dàng, vì chỉ cách chỗ tôi ở thường xuyên có 3 km. Chúa nhật nào tôi cũng lên đó dâng lễ, cả thứ Sáu thứ Bẩy đầu tháng. Còn như là bắt buộc phải đến đó vào các ngày lễ. Theo Đội cải cách, đang làm việc gì, ở đâu ngày nào thì cứ việc làm, nếu bỏ thì y như là phá Cải cách, làm cho Cải cách mang tiếng phá đạo.

Đạp xe đạp lên Phú Ốc, cứ đến bờ hồ trước nhà thờ, thì lần nào cũng có chị Đội cải cách đứng đón ở dưới gốc cây bàng. Chị mặc quần áo đen, đeo túi, và nói với tôi cách nhã nhặn: “Mời linh mục vào hội ý”. Tôi bước theo chị, sang xóm bên lương, vào một túp lều, chắc là ngôi nhà của vị bần cố nông Đội đã bắt rễ. Ngủ nghỉ, ăn làm, bếp núc là trong căn lều đó. Tôi ngồi trên nệm rơm với anh Đội bên cạnh bếp. Trong cuộc hội ý, anh ân cần nhắc nhở tôi, lần nào cũng một tư tưởng: “Linh mục cứ về làm lễ như thường, linh mục lưu ý là ở đây có nhiều phần tử xấu. Trong khi giảng đạo linh mục không được nói gì gây chia rẽ”. Nghe xong, tôi đứng dậy, ra dắt xe vào nhà thờ dâng lễ. Cả việc rước kiệu cũng phải giữ, không được bỏ.

Tình hình Cải cách ở đây xem ra không gay gắt như ở các nơi khác. Dân cư ở đây, nhất là người có đạo, hiền lành tử tế hơn. Bà thẩm phán là bà Thứ, gặp tôi vẫn chào hỏi như các con chiên tốt lành khác. Mấy anh du kích như Trường, Vu v.v… bà con sau này kêu là quá đáng, vì có những cách đối xử tàn bạo với những người bị quy là địa chủ. Người trong xứ đi Nam hầu hết, chỉ còn lại gần năm trăm, thế mà cũng có 3 người bị quy là địa chủ. Địa chủ thường, chỉ bị đấu tố thôi.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site