lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
I- QUA CÁC NGHIÊN CỨU
Hồ Chí Minh từ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 tới Cải cách Ruộng đất 1953
Minh Võ
...
Sở dĩ có tên Xô viết Nghệ Tĩnh vì “... khi được tin nông dân nổi dậy ở Nghệ Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc đã vội vã báo cáo hồi tháng 11 năm đó (1930) cho Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân là: “Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô viết Nông dân đã được thành lập”. Từ đó cái tên Xô viết Nghệ Tĩnh được tung ra và trở thành lịch sử.” (1)
Phong trào đã được xác định không khuôn hạn trong hai tỉnh Nghệ – Tĩnh mà phát động trên toàn quốc. Trần Văn Giàu so sánh với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng như sau: “Nếu Yên Bái nổi lên ở một vài địa phương lẻ tẻ trên chỉ một xứ Bắc Kỳ, thì cao trào 1930-1931 phát triển trên toàn quốc, khắp Trung, Nam, Bắc.” (2)
Hồng Hà phổ biến nội dung báo cáo ngày 29-9-1930 của Hồ Chí Minh gửi Đệ tam Quốc tế ghi rõ “nông dân Gia Định, Chợ Lớn và Tân An ở Nam Kỳ cũng biểu tình ngày 12-9 (và) ngày 17 nông dân Gia Định lại biểu tình”. (3)
Dương Trung Quốc viết: “Phối hợp với Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào Cách mạng Việt Nam ở các tỉnh Nam Trung Kỳ cũng phát triển mạnh… Các cuộc đấu tranh này đều có vũ trang và uy hiếp các cơ quan chính quyền của địch. Tiêu biểu trong cao trào này là cuộc biểu tình vũ trang thị uy của 3000 nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) ngày 7-10-1930…” (4)
Sử gia Pháp Daniel Hémery ghi là trong ít tháng từ tháng 5-1930 đến mùa hè 1931, CS đã tổ chức 124 cuộc biểu tình bạo động khắp nơi.
Tài liệu Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam được giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam hiện nay đưa ra con số gấp mười lần con số của sử gia Hémery – “Từ tháng 2 năm 1930 đến tháng 4 năm 1931 trong cả nước đã có 1236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân… Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh, 29 cuộc ở miền Bắc, 316 cuộc ở miền Trung, 17 cuộc ở miền Nam... Đấu tranh của quần chúng đã bùng nổ khắp nơi, tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, vùng mỏ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh – Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn vân vân...; ở các vùng nông thôn như Gia Định, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nam, Kiến An...” (5)
Phong trào được phát động với khẩu hiệu “Trí-Phú-Địa-Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, biểu hiện tính triệt để của giai cấp đấu tranh đã dẫn đến thảm cảnh đẫm máu tại nhiều địa phương. Để đào tận gốc, trốc tận rễ bốn thành phần thù địch là trí thức, phú nông, địa chủ, kỳ hào, đấu tranh bạo động trở thành phương tiện chủ yếu. Nông dân được tuyên truyền kích động nổi dậy trừng trị kẻ thù của giai cấp bằng mọi biện pháp kể cả tàn sát và tàn sát bất phân già trẻ lớn bé. Vì, dù là trí, phú, địa, hào thì kẻ nào cũng có gia đình, con cháu trong khi khẩu hiệu nêu rõ phải đào tận gốc, trốc tận rễ nên không thể nương tay.
Nhưng không chỉ riêng máu của những thành phần trên phải đổ mà máu của nông dân cũng chan hòa vì sự đàn áp dữ dội của chính quyền Thực dân Pháp. Để đối phó với cuộc bạo động ngày 12-9-1930 của nông dân phủ Hưng Nguyên, Nghệ An, người Pháp đã đưa máy bay tới thả bom vào giữa các đám đông sát hại 217 người. (6) Bạo động kéo dài cho tới mùa hè 1931 và trải rộng trên nhiều địa phương nên thảm cảnh chém giết đã tạo một ấn tượng kinh hoàng đối với quần chúng khắp nước. Hai tiếng Cộng sản trở thành mối đe dọa khủng khiếp vì là ám ảnh chết chóc từ cả hai phía, Pháp và những người đấu tranh cách mạng.
Trong Lời kêu gọi được thông qua vào dịp thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 2-1930 tại Hong Kong, Hồ Chí Minh đã viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp Vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo Cách mạng” (7)
Đi vào bước ngoặt lịch sử này, Đảng đưa ra công việc đầu tiên cho giai cấp Vô sản được đánh giá đã trưởng thành là nổi dậy triệt hạ 4 kẻ thù trí-phú-địa-hào. Đảng đã theo đúng quan điểm chiến lược Lênin chọn giai cấp bần nông làm nòng cốt với mục tiêu cụ thể là tịch thu tài sản ruộng đất của các thành phần thù địch chia lại cho dân – tức giai cấp Vô sản. Cảnh sống khó khăn và trình độ dân trí thấp kém đã giúp các cán bộ tuyên truyền nhanh chóng lôi cuốn được những đám đông.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...