lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC
Võ Trường Sơn 1989
IV- Mục tiêu của Hợp tác hóa Nông nghiệp:
...
Việc tiến hành kế hoạch Tổ đổi công không đồng loạt và đều khắp trên toàn cõi Bắc Việt, vì Việt cộng rất dè dặt và tiến hành làm nhiều đợt tại nhiều thí điểm khác nhau. Tại Khu tự trị Việt Bắc (xem bản đồ) gồm các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, kế hoạch Tổ đổi công mãi tới năm 1964 mới bắt đầu. Như vậy, cho tới tháng 12-1958 kế hoạch Tổ đổi công vẫn chưa thực hiện xong hết trên toàn miền Bắc, chỉ mới có 65% gia đình nông dân tham gia Tổ đổi công. Tuy nhiên, tại những nơi mà Tổ đổi công tiến triển điều hòa thì chế độ Hợp tác xã cấp thấp bắt đầu được thí nghiệm.
Các quân khu miền Bắc
Trong giai đoạn Tổ đổi công, đời sống nông thôn Bắc Việt tương đối còn tạm dễ thở. Mặc dầu có một số cá nhân đi làm thuê, nhưng những gia đình đông người nhờ nhiều nhân công đã sản xuất nhiều, trở nên sung túc, mua thêm trâu cày, mua thêm nông cụ. Những gia đình ít người, tuy sản xuất ít hơn, nhưng vì ít miệng ăn nên cũng dành dụm được ít tư sản. Đó là hiện tượng "tích lũy tư bản" mà Cộng sản không chấp nhận. Thực ra, giai đoạn công hữu hóa đã được hoạch định tiếp theo để giải quyết vấn đề tích lũy tư bản này. Một ích lợi hiển nhiên trong giai đoạn Tổ đổi công là Việt cộng đã có cơ hội ước lượng chính xác năng suất trung bình của nông dân, để đo lường trước xem tối thiểu có thể bóc lột được của nông dân là bao nhiêu khi bước lên giai đoạn Hợp tác xã cấp thấp (danh từ Việt cộng dùng để chỉ thủ đoạn bóc lột này là: "Giải phóng sức sản xuất").
Tổ đổi công |
|||
Thời điểm |
Số Tổ |
Tỷ số gia đình |
Tài liệu |
10-1957 |
72000 |
24,3% |
Báo Nhân Dân 3-10-57 |
11-1957 |
8569 |
29% |
Báo Nhân Dân 28-11-57 |
01-1958 |
102000 |
|
|
07-1958 |
137600 |
31,6% |
VNI 15-8-58 (+) |
10-1958 |
203582 |
51,1% |
VNI 23-1-59 (+) |
12-1958 |
300000 (++) |
65% |
Đài Hà Nội 29-12-58 |
Ghi chú:
(+) VNI: Tạp chí Viet Nam Information xuất bản ở Rangoon
(++) 300000 Tổ đổi công gồm khoảng 2 đến 3 triệu gia đình nông dân
II. Giai đoạn Hợp tác xã cấp thấp
Trong khi chế độ Tổ đổi công chưa hoàn tất đều khắp trên toàn cõi Bắc Việt, thì vào năm 1958, nghị quyết 14 của Trung ương Đảng Lao động Bắc Việt đề ra nhiệm vụ và mục đích của Kế hoạch 3 năm lần thứ hai là để "Xây dựng nền Kinh tế Dân chủ Nhân dân", khác với nền kinh tế trong giai đoạn Tổ đổi công mà Việt cộng gọi là Nền Kinh tế Dân tộc Tư sản.
Cán bộ Việt cộng tổ chức học tập khắp nơi về nhu cầu phải vượt qua giai đoạn Kinh tế Dân tộc: "Cảnh làm thuê cho chủ" vẫn còn, từ đó đưa đến tình trạng bất bình đẳng, và kềm chế sức sản xuất, vậy phải tiến lên giai đoạn Kinh tế Dân chủ Nhân dân để "giải phóng sức sản xuất và thành lập quan hệ kinh tế bình đẳng giữa con người”.
Hệ thống sản xuất mới trong ngành nông nghiệp được gọi là Hợp tác xã cấp thấp. Cùng lúc với Hợp tác xã cấp thấp ở nông thôn, có cuộc cải tạo Công thương nghiệp Tư bản Tư doanh ở thành thị mà ta sẽ nghiên cứu sau này. Mặc dầu từ cuối năm 1957 trong khi các Tổ đổi công chưa hoàn tất, một số Hợp tác xã cấp thấp đã được phát động làm thí điểm, nhưng chính thức vào năm 1958 phong trào Hợp tác xã cấp thấp mới ra đời, và được thực hiện sớm muộn tùy nơi. Nhất là tại Khu tự trị Thái Mèo và ở Việt Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên v.v..., phong trào Hợp tác xã được thực hiện rất muộn vì Đảng còn phải ve vuốt các nhóm thiểu số.
Khi chế độ Hợp tác xã mới ra đời, Việt cộng chưa bắt buộc toàn thể dân chúng phải gia nhập, và phần lớn chỉ có đảng viên, giai cấp bần nông gia nhập trước và được hưởng những ưu quyền như con em được đi học, xã viên được cấp phân bón, nông cụ v.v....
Những khẩu hiệu trong giai đoạn này là:
Đảng viên đi trước
Làng nước đi sau,
Đoàn viên đầu tàu
Vào Hợp tác xã.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49,50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử