lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks
(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC
Cải cách Ruộng đất qua lời kể của nhà thơ Hữu Loan
Nhạc sĩ Trịnh Hưng 14-03-2006
...
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội phải sống rất vất vả trong nghèo nàn đói khát. Gạo không có mà ăn cho đủ no. Thường thường mỗi bữa mỗi người chỉ được hai miệng bát cơm gạo mục mốc đầy thóc và sạn. Cho nên, nhiều khi bộ đội hành quân qua đồn điền của bà Năm, quân số lên cả tiểu đoàn. Bà mời họ ở lại, sai người nhà mổ bò heo, làm gà vịt để bộ đội ăn no cho có sức ra trận đánh Tây. Vì thế bộ đội ở Việt Bắc lúc đó ai cũng thương bà, gọi bà là Mẹ chiến sĩ. Thêm vào đó, bà có hai con trai đều đi bộ đội. Người con lớn làm đến sư đoàn trưởng, người con thứ làm đến trung đoàn trưởng. Cả hai đánh giặc rất hăng.
Ấy thế mà sau này tụi cố vấn Tầu lại bắt Trường Chinh phải đem bà Năm ra đấu tố làm điển hình. Tên Trường Chinh quá sợ nên y theo lệnh. Hoàng Quốc Việt còn chút lương tâm, viết thư về trình cho HCM hay vì hắn tin rằng chỉ có già Hồ mới đủ sức can thiệp cứu mạng cho bà Năm mà thôi. Nhưng không ngờ già Hồ làm ngơ khi đọc thư tường trình của hắn, để mặc Trường Chinh mang bà ra đấu tố cho đến chết. Hai con trai bà cũng sợ, không dám về hoặc kiếm cách can thiệp gì cả.
Sau khi hoàn thành việc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, bọn họ phát động phong trào đấu tố toàn tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố đến huyện xuống tới xã thôn, nơi nào cũng có cán bộ đến giải thích kích động hô hào. Biểu ngữ căng đầy đường. Ngày đêm, họ tụ họp các thanh niên nam nữ, thiếu niên, nhi đồng, đi thành từng đoàn, hô to những khẩu hiệu được học thuộc “Hãy giết sạch lũ địa chủ cường hào ác bá!” “Đào tận gốc, trốc tận rễ!” “Cường hào ác bá ra tro!”... Khắp chốn, các đội cán bộ đến lôi dân chúng ra tuyên truyền nhồi sọ những lời vu oan giá họa dùng để áp đặt lên những người bị đem ra đấu tố. Dân chúng kinh hoảng khi thấy đội cán bộ vào làng để học tập việc đấu tố. Quyền hành sinh sát trong tay họ. Dân chúng sợ quá nói với nhau “Nhất Đội, nhì Trời”! Đội gieo tang tóc, máu đổ thịt rơi, gây kinh hoàng, làm cho từng người dân đêm nằm ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo có người trong đội hoặc du kích rình rập bên ngoài nghe trộm.
Nhà thơ ngừng nói, nhấp vài hớp trà, rồi nhìn tôi đăm đăm kể tiếp :
- Lúc đó, anh còn là chính trị viên tiểu đoàn. Anh thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Hơn nữa, mình là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại có tâm hồn nghệ sĩ, nên anh cảm thấy chán nản quá và không còn kính trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa Cộng sản nữa. Tuy nhiên, anh đã trót làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật với chú, lúc đó anh thất vọng vô cùng!
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa anh ở độ mười lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu, nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền. Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của anh thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ bộ đội. Anh là Trưởng phòng Tuyên huấn và Chính trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng anh rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông.
Thế rồi một hôm anh nghe tin gia đình ông địa chủ ấy bị đội đấu tố mang cả hai vợ chồng ra cho dân đấu tố, sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái mười bảy tuổi được tha chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các con cái của địa chủ làm vợ làm chồng.
Anh Hữu Loan chớp chớp đôi mắt nhăn nheo có hai vành mi ướt đỏ đượm mầu thương cảm. Anh mím miệng, nuốt nước bọt cho bớt nghẹn cổ, rồi kể tiếp :
- Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà anh hằng nhớ ơn, anh trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì trước kia anh cũng biết mặt cô ta. Lúc gần tới nơi, may sao anh gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem luốc, đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Anh quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra. Anh lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn sống hay sẽ chết vì đói khát!
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...