lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851) tự Hóan Phú, hiệu Lỗ Am, chẳng những là một vị danh sư, với ngôi trường Hồ Ðình “nổi tiếng nhất miền Bắc bây giờ”, (Từ điển văn hóa Việt Nam – 1993), mà còn là một thi sĩ lớn sáng tác hàng trăm bài thơ và văn về cảnh và người đất cố đô văn hiến. Văn bia của Hóa n Phủ hiện vẫn còn được lưu giữ trên lưng rùa đá giữa sân đền Hai Bà Trưng tại Ðồng nhân, trong hậu cung đền Ngọc Sơn, trên tường miếu Hỏa Thần ở 30 Hàng Ðiếu. Là một trong những sĩ phu chủ xướng công cuộc chấn hưng văn hóa Thăng Long, nên thơ văn ông ngâm vịnh lịch sử và thắng tích văn hóa hàm súc tư tưởng tình cảm, khi hào hùng nhắc đến võ công oanh liệt cùng nhân vật kiệt liệt trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, khi man mác trước cảnh bể dâu biến đổi, hoang phế điêu tàn của di tích văn hiến.
Ðầu thế kỷ XIX, hồ Hoàn Kiếm qua văn thơ Vũ Tông Phan. Năm 1831, quan đốc học Vũ tiên sinh đã treo ấn từ quan (1833), trở về “làm bậc quân tử trong làng, làm thầy trong xã” (Nguyễn Văn Lý – Có bài ký trên bia đền thờ Tiên Hiền, huyện Thọ Xương) chủ xướng công cuộc chấn hưng văn hóa Thăng Long: Lập ra hội Thọ Xương (1832) và hội Hướng Thiện (1836), xây dựng Văn Chỉ Thọ Xương cùng năm ấy. Và sáng lập đền Ngọc Sơn (1842), nhất loạt mở các trường tư thục ở phường thôn nội ngoại thành Hà Nội. Vì triều đình Huế đã định cho khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám quy chế một miếu thờ thuần túy và bỏ hoang phế nơi đã từng là trung tâm văn hiến 700 năm (cửa hiền mới dựng lại Kinh Kỳ.) Giám cũ lầu, tượng bỏ phế đi. Ðây là tội của nhà Nguyễn đối với Văn Hiến Thăng Long. Vũ Tông Phan thăm Quốc Tử Giám cũ, nhóm sĩ phu Hà Thành trong hội hướng thiện chủ trương xây dựng khu vực Hồ Hoàn Kiếm thành trung tâm văn hóa mới của Hà Nội, biến Văn Chỉ Thọ Xương và đền Ngọc Sơn thành những cơ sở hoạt động văn hóa, xã hội. Chính bởi vậy thi sĩ họ Vũ mới khẳng định Kiếm Hồ là Lý-Trần thiên tải phồn hoa địa và chủ tâm tìm hiểu và ngâm vịnh khu thắng tích này.
Trong mảng thơ văn của thi sĩ họ Vũ về Thăng Long, những bài liên quan đến khu vực hồ Hoàn Kiếm chiếm một tỷ lệ lớn, trên ba chục bài. Kiến hồ thập vịnh là chùm thơ 10 bài. Các bài thơ trong Kiến Hồ Thập Vịnh, cùng những lời hướng dẫn sinh động của tác giả. Phác họa lại cho hậu thế những bức tranh phong cách quí hiếm về khu vực Hồ Gươm vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIX.
Một vài nét về sự hình thành khu phố Tây ở Hà Nội
Trước khi hình thành những khu phố Tây ở Hà Nội, trung tâm chính trị từ thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn, cho đến khi Pháp xâm lược nước ta qua bao nhiêu biến đổi… đa số những ngôi nhà được xây dựng qua nhiều biến cố lịch sử mà đặc điểm chung là không mấy ổn định ít nhất là người ta thấy giai đoạn thuộc địa để lại dấu ấn rõ nhất khi về căn bản nó đã phá vỡ quy hoạch cổ điển liên tục… Ở đây nếu nói về việc bảo tồn những giá trị văn hóa trong kiến trúc Hà Nội Xưa, tôi không trích dẫn lại những đoạn viết trong lịch sử, trong các du ký của người phương Tây hay trong mô tả của các nhà thực dân đặt chân sớm nhất tới Hà Nội cũng bị quy hoạch mang yếu tố thuộc địa, trong khi ở nhiều quốc gia Tây Âu, do các hoàn cảnh khác nhau vì lịch sử kinh tế nên họ bảo tồn được nhiều khu phố cổ có niên đại xây dựng hàng nhiều thế kỷ với những giải pháp thích hợp để bảo đảm phẩm chất đời sống của người hiện ở bên trong. Nhiều nơi bảo tồn được những khu phố cổ có niên đại muộn hơn như Hoa Kỳ, Anh, các dãy phố thời Tô Giới ở Thượng Hải, thời thuộc địa ở Singapore, những nét độc đáo về kiến trúc…
Tôi tạm thời thu hẹp nơi đây để nói sơ về lịch trình phát triển khu phố Tây ở Hà Nội. Có một giai đoạn tuy rất ngắn ngủi nhưng mang tính bản lề: Chuyển từ một thành thị cổ kiểu phương Ðông phong kiến sang đô thị kiểu Châu Âu tư bản chủ nghĩa. Ðó là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hà Nội bắt đầu có những hạt nhân của khu phố Tây.
Theo tinh thần Hiệp ước 1874 ký kết giữa Pháp và triều đình Huế, các tòa nhà của lãnh sự Pháp trong khu nhượng địa (concession) là cái nôi của khu phố kiểu Châu Âu vì hiệp ước tiên liệu, các cửa hiệu và chỗ ở của thương nhân sẽ kề gần với các khu lãnh sự. Mặt khác, thỏa ước 11-1-1875 cũng quy định các cơ sở của Pháp sau này sẽ phát triển dọc theo sông Hồng ở phía hạ lưu pháo đài Nam (Fort du Sud).
Nếu theo đúng thỏa ước thì năm 1876 khu phố Pháp phát triển về phía Nam, tức trên khu đất của bệnh viện Lanessan (nay là khu bệnh viện quân đội Cộng Sản 108) và Lò Mổ (nay là Lương Yến). Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ đặt lãnh sự, do các quan chức Việt Nam không cộng tác, ngăn cấm việc lưu thông trên sông Hồng, nên các thương nhân Châu Âu không đến Hà Nội buôn bán, sự mở rộng thành phố Tây cũng như thương cảng buôn bán với nước ngoài vẫn chỉ trên lý thuyết.
Ðầu năm 1883, đội quân viễn chinh của Henri Rivière ở Hà Nội chỉ đóng ở hai điểm: ở phía Ðông là khu nhượng địa và ở phía Tây là Quốc Tự (Pagode Royale) trong thành Hà Nội Quốc Tự được biến thành một pháo đài thu nhỏ. Mọi liên lạc thường xuyên giữa hai điểm bị cắt đứt từ ngày 19-5-1883, ngày Rivière tử trận, tới ngày 3-6-1883, ngày lực lượng Pháp trong thành Hà Nội được tăng viện lên tới 500 lính. Ngày 4-6-1883 chỉ huy trưởng Morel Beaulieu gửi thư cho thống đốc Nam kỳ cho biết: “Khu nhượng địa ngổn ngang đủ thứ, hiện nay rất khó xây dựng… Toàn bộ phần phía Tây ngập bùn sau mỗi trận mưa, những chỗ giữa các công trình khu thành Hà Nội sẽ là tâm điểm của chúng ta, trong khu nhượng địa sẽ chỉ là lối ra sông để nhận tiếp tế.” Mãi đến năm 1883. Sau khi quân pháp chiếm cả Bắc Kỳ thì khu phố kiểu Châu Âu mới bắt đầu phát triển… Sự biến đổi nhanh chóng của nó bắt đầu từ năm 1884 đến 1888 trở đi. Chúng ta nên biết qua mấy nét về một khu phố đầu tiên là Hàng Khay và các khu phụ cận chạy từ pháo đài Nam tới góc Ðông Nam thành Hà Nội (Citadelle) nay là khu vực (Thành đô do Bộ Quốc Phòng Cộng Sản quản lý) có chiều dài bằng phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) và Borgnis – Desbordes (nay là Hàng Khay). Công nghệ Khảm được đưa vào Bắc Kỳ khoảng năm 1820, ít lâu sau thì vào Hà Nội và có tiến bộ rất nhanh, các thợ thủ công Hà Nội, đặc biệt khéo tay, cạnh tranh với thợ Nam Ðịnh có ưu thế nghệ thuật Khảm Xà Cừ. Cho tới năm 1873, việc sản xuất mặt hàng này còn rất nhỏ bé, nhưng phẩm chất rất tinh tế, tập trung ở phố bên cạnh Hồ Gươm. Về sau mang tên Hàng Khay (có lẽ lúc đầu việc khảm trai chủ yếu trên Khay nên mới có tên gọi đó). Phố Francis Garnier (nay là Ðinh Tiên Hoàng) cũng được xây vào năm đó, cổng và lối vào đền Ngọc Sơn làm lại theo một phong cách khác. Trên bức ảnh chụp năm 1884 người ta nhận thấy cầu bằng ván sàn chắp, mỏng manh không có tay vịn.
Từ Hồ Gươm chạy về phía sông Hồng là vô số đầm lầy rải rác dọc theo phố Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền) vùng đầm lầy bị chặn bởi phố Fellonneau (gần với Lò Sũ ngày nay) ở phía Bắc, bởi phố Paul Bert ở phía Nam. Ở một bên phố Hàng Khay, có hai khu đất nổi tiếng quan trọng là Trường Thi (Camp de Lettres) và Trường Tiền (Sapèquerie). Trường Tiền là một khu đất nổi, hình chữ nhật bị giới hạn bởi Rilian (nay là Hàng Bài) và Paul Bert, thông với Hàng Khay qua một cái cầu. Ðó là xưởng đúc tiền kẽm của triều Nguyễn do một Viên Lang Trung điều hành dưới quyền của Bố Chánh Hà Nội. Vào thời kỳ đó, việc đúc tiền kẽm đã bị bãi bỏ do giá kim loại quá cao. Trên đây là một vài nét về khu phố Tây đầu tiên ở Hà Nội.
Các đơn vị hành chính thời Pháp thuộc.
Hà Nội, thời Pháp thuộc được chia làm bốn quận (sau này Cộng Sản đổi là khu phố). Ðó là quận Ba Ðình, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Ðống Ða.
1) Quận Ba Ðình là phần Bắc của nội thành, Bắc giáp Hồ Tây, gồm cả phía Ðông Hồ, làng Yên Phụ và phía Tây Hồ. Các làng Trích Sài, Võng Thị và Bưởi. Ðông giáp sông Hồng, phố Hàng Ðậu, phố Lý Nam Ðế (phố này thuộc Hoàn Kiếm), Tây giáp sông Tô Lịch, chạy dài cho đến cầu Giấy. Nam là đường Giảng Võ, tiếp đến phố Nguyễn Thái Học: quận Ba Ðình rộng 10.75 km2 (dân số không biết rõ).
2) Quận Hoàn Kiếm là khu phố trung tâm của Hà Nội. Ở xung quanh Hồ Gươm. Ðó là khu vực đông vui nhất thủ đô, và cũng là quận tập trung nhiều nghề nhất. Quận này bao gồm gần hết 36 phố phường của kinh thành xưa. Phía Bắc quận Hoàn Kiếm là phố hàng Ðậu. Tây là phố Lý Nam Ðế, nhà ga Hà Nội phía Nam giáp các phố Vạn Kiếp, Hàn Thuyên, Lê Văn Hựu, Nguyễn Du thuộc khu Hai Bà Trưng. Phía Ðông là sông Hồng. Tất cả quận Hoàn Kiếm trước đây đều thuộc đất huyện Thọ Xương. Bẩy thập niên trước, nhánh sông Hồng bên Hà Nội rất rộng và sâu. Phía Gia Lâm chỉ có một dòng hẹp, vì thế các bến tầu, thuyền, bè đều ở trong khu vực quận Hoàn Kiếm. Bến Nứa ở phía trên cầu Long Biên. Bến thuyền các nơi chở thổ sản ra khoảng chợ Gạo. Từ phố mới đến Cầu Ðất là bến tầu thủy. Các tầu thuyền từ miền Trung và miền Nam ra thả neo từ Cầu Ðất xuống. Ðến nay nhánh bên Hà Nội cạn, các bến tầu bè phải lùi xuống dưới Phà Ðen từ đầu phố Trần Hưng Ðạo về xuôi. Giữa quận là Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Lục Thủy, Tả Vọng, hồ Hàng Hương). Tên hồ đã dùng làm tên cho quận.
Quận Hoàn Kiếm rộng 4,25 km2. Không bằng nửa quận Ba Ðình (dân số không rõ), chính quyền Cộng Sản chia làm 18 tiểu khu để quản lý.
3) Quận Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng ở phía Nam quận Hoàn Kiếm. Trung tâm tinh thần của khu phố là đền Hai Bà ở phố Ðồng Nhân.
Phía Bắc là ở các phố Nguyễn Du, Lê Văn Hựu, Hàn Huyên, phía Ðông là sông Hồng, đường Bạch Ðằng: Tây là đường quốc lộ số 1, nên quận này thấp có nhiều hồ ao. Hai con đường dọc chính của quận là đường số 1, đường phố Huế, Bạch Mai và Trương Ðịnh, hai đường ngang là tường thành cũ, gồm các đường Ðại Cồ Việt, Trần Khái Châu, Lãng Yên, đường vòng quanh Hà Nội, gồm phố Ðại Na các đường ấy chia đất quận hai bà ra làm 5 khu vực. Khu vực Tây Bắc là khu vườn hoa Thống Nhất. Sau khi Cộng Sản về tiếp quản thủ đô đặt tên là vườn hoa Lenin. Năm 1960 Cộng Sản huy động tất cả dân Hà Nội ngày chủ nhật đến đây vét hồ Bẩy Mẫu. Trồng thêm hoa và làm vườn hoa Lenin rộng đẹp. Hồ có giống sen thơm ngát nhất Hà Nội. Vườn hoa gồm cả vùng Bờ Tây Hồ và vùng giáp chùa Thiền Quan. Khi còn sống, hàng năm Hồ Chí Minh và các Ủy Viên Bộ Chính trị đến đây trồng cây kỷ niệm để tỏ lòng nhớ ơn Lenin!
Quận Bà Trưng rộng 11,62 km2 (dân số không rõ) Cộng Sản chia làm 22 tiểu khu để quản lý.
4) Quận Ðống Ða ở phía Tây Nam nội thành. Khu phố rộng nhất và vẫn còn nhiều nông dân nhất. Bắc giáp quận Ba Ðình, đường thành Giảng Võ, đường Ðại Na. Và các phố phía Nam là Nguyễn Thái Học. Phía Ðông gặp đường số 1. Tây là sông Tô Lịch, Nam là xã Khương Thượng, đường chính của quận là đường tính từ Văn Miếu, qua ấp Thái Hà, Thượng Ðình. Vào Hà Ðông; đó là phố Hàng Bột, phố Nam Ðồng; đường Tây Sơn. Sông Tô Lịch đi suốt mặt Tây quận, sông Kim Ngưu đi từ Tây Bắc, tách từ Tô Lịch sang, xuống Ðông Nam qua Ðầm Sét, rồi sau lại vào sông Tô Lịch. Từ ô chợ Dừa trở lên, nhiều khúc đã bị lấp. Trung tâm quận là gò Ðống Ða. Ở đầu đường Tây Sơn trên là ấp Thái Hà. Kiến trúc quan trọng nhất là Văn Miếu. Sự kiện lịch sử nổi tiếng nhất là gò Ðống Ða. Nơi chôn vùi 20 vạn xác quân Tầu.
Về địa lý, quận Ðống Ða rộng 14,95 km2 (dân số không rõ).
[1] Tờ trình của ông Trương Vĩnh Ký cho Thủy Quân Ðô Ðốc Deperré ngày 28-Avril 1876.
[2] Doumer, L’Indochine Française, 1905 P. 123.
[3] 2 Thư viện trường Viễn Ðông Bác Cổ. A 81. Folio 3 – Thư viện trường Bác Cổ A.81 Folio 2
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử