lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

Chương IV: Thăng Long – rồi Đông Đô, Đông Quan đến Đông Kinh, Hà Nội

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại Tây đô
Nghìn năm, văn vật bây giờ vẫn đây. (Ca Dao)

Cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy vong. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi lập Triều Hồ. Nhà Hồ xây dựng đô thành mới ở An Tôn – Thanh hóa (1397) đặt tên là Tây Đô. Năm Quân Minh sang xâm lược nước ta. Thăng Long lại chìm đắm trong sự đô hộ của người Tầu suốt 20 năm. Đông Đô được đổi tên thành Đông Quan. Hai mươi năm sống trong sự đô hộ man rợ của quân Minh, người dân Thăng Long không ngừng nổi dậy. Các cuộc khởi nghĩa nổi tiếng là: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân vùng ngoại vi Thăng Long phối hợp với nghĩa quân Trần Giản Định, Trần Trùng Quang diễn ra vào năm 1408-1409. Trùng Quang sau bị giặc Minh bắt đem về Tầu, nhưng Ngài giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhẩy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước. Sử ký ghi “Thực đúng là quốc quân chết vì xã tắc” mà các bề tôi của Ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết mình. Nguyễn Biểu kể tội giặc rồi chết (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư tr 366). Đến cuộc khởi nghĩa của Lê Khang Từ Liêm vào năm 1410.

Đầu năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Đây là cuộc khởi nghĩa tụ hội nhiều anh hùng hào kiệt cùng góp sức chống giặc ngoại xâm. Nổi lên là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Đinh Lê, Nguyễn Xí v.v… Đến ngày 3-12-1428 Đông Quan (Thăng Long) không còn một bóng quân Minh. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế.

Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua định đô Thăng Long khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Đến năm 1430 Lê Lợi cho đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh.

Nhà Lê coi trọng Nho giáo, dưới triều Lê Thánh Tông, khu Văn Miếu được xây dựng lại và mở rộng thêm. Chế độ thi cử được đề cao và được coi như quốc sách đồng thời cũng là phương thức chủ yếu để đào tạo nhân tài. Từ năm 1442 đến năm 1526, triều Lê đã mở 26 kỳ thi. Chọn được 984 Tiến Sĩ. Nhiều người trong số họ là những nhà văn hóa lớn của thời Lê như Phan Phu Tiên (người Ðông Ngạc tự Liêm), Ngô Sĩ Liêm, Lương Thế Vinh, Vũ Quỳnh, v.v…

Năm 1466 vùng kinh đô đặt thành Phủ Trung Ðô, sau đổi thành Phụng Tiên vào năm 1469 gồm hai huyện Quảng Ðức và Vĩnh Xương, mỗi huyện gồm 18 phường. Thăng Long 36 phố phường bắt đầu từ đó. Ðại Nam Nhất Thống Chí Sđd tr 189 ghi:

“Hà Nội là kinh đô xưa, nguyên trước có 36 phố phường nay ở quanh phía Ðông Nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói như bát úp: tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phồn thịnh. 21 phố là Hà Khẩu, Việt Ðông, Hàng Mã, Hàng Mắm, Báo Thiên, Nam Hoa, Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Giấy, Hàng Mã, Ðồng Lạc, Thái Cực, Thanh Hà, Hàng Gai, Hàng Ðẫy, Hàng Chè.

Thăng Long dưới thời Nguyễn đổi thành tỉnh Hà Nội

Khi Nguyễn Ánh thắng được nhà Tây Sơn, thu phục được cả Nam Bắc. Xưng Ðế hiệu Thái Tổ, đặt quốc hiệu là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân, tức là thành Huế bây giờ. “Rồi Gia Long đổi Bắc Hà thành Bắc Thành, đặt quan tổng trấn, triệu Nguyễn Văn Thành ở Qui Nhơn ra sung chức ấy để coi mọi việc. Lại đặt ra Tam Tào là Tào Hộ, Tào Binh, Tào Hình. Sai Nguyễn Văn Khiêm, Ðặng Trần Thường và Phạm Văn Ðang ra coi các tào ấy, để giúp Nguyễn Văn Thành. (tào gần như là bộ, dẫn Việt Nam Sử Lược tr. 402 của Trần Trọng Kim.)

Vì có sáu Tào, để làm việc miền Bắc của 6 bộ. Vẫn để Thăng Long, nhưng bỏ chữ “Long” là rồng, mà viết chữ “Long” là thịnh vượng. Ngụ ý nói là không phải kinh đô nữa. Vua không định đô ở đây nữa. Dân thì cứ vẫn gọi thành của họ Long Thành là Rồng.

Sau trấn thành bị bỏ. Bắc thành đổi ra thành Hà Nội, như một tỉnh từ năm 1831. Rồi lấy cớ là thành một tỉnh, không được cao hơn thành của vua, năm 1835 vua sai bạt bớt đi. Năm 1848 Tự Ðức sai quân lính tháo, gỡ bẩy tất cả các bức chạm gỗ và đá của Thăng Long, đem về Huế, việc làm của Tự Ðức làm cho dân Thăng Long nổi giận.

Thăng Long, từ khi nhà Nguyễn lập tỉnh Hà Nội, có thay đổi lại chỗ ở. Cấm thành vẫn như cũ: phía Ðông cấm thành trong là dinh Tổng Ðốc, ngoài là dinh Tuần Phủ, phía Ðông dinh Tổng Ðốc là trường bắn, năm trường bắn và hai nhà của lãnh binh và phó lãnh binh. Góc Ðông Bắc cạnh nhà ngục là dinh Án Sát, Sát phía Tây cấm thành có kho thuốc súng, rồi đến kho gạo lớn, giữa kho gạo và Khám Sơn là dinh Bố Chánh, gần đây là dinh Ðề Ðốc, trước cửa dinh Tuần Phủ có đền Xã Tắc để tế trời. Phía tây, chừng ở chỗ đồn Công An Ba Ðình, bấy giờ là tịch điền, chỗ các quan hàng năm ra cấy ruộng làm phép, độ xuân, để khuyến khích nông dân, cạnh khu tịch điền là Võ Miếu. Trước cột cờ là Hồ Voi, chỗ voi ra tắm (ngày nay Cộng Sản đặt là đường Ðiện Biên Phủ)

*

Bây giờ chúng ta biết khá rõ về Hà Nội thế kỷ thứ 19, là nhờ bản đồ Hà Nội năm 1831, của ông Lê Ðức Lập và Nguyễn Công Tiến, tấm bản đồ Hà Nội đầu tiên dùng phép đo đạc mới, là bản đồ Hà Nội năm 1837 của ông Phạm Ðình Bách và bản đồ nội thành Hà Nội năm 1875 cũng của ông Bách.

Nói về thành Thăng Long, thì nhà Nguyễn mới chỉ phá vào năm 1896. Vết tích để lại còn rõ ràng. Theo học giả Trương Vĩnh Ký, người đã được Paul Bert bổ nhiệm vào Viện cơ mật của triều đình Huế, rồi toàn quyền Paul Bert cử nhà học giả này ra Bắc Kỳ để điều tra về tình hình trong nước.[1] Vì thế, năm Ất Hợi (1876) ông Trương Vĩnh Ký đã ghi lại cuộc hành trình trên đất Thăng Long này vào tập kỷ những cuộc đi thăm thắng cảnh Hà Nội (…)

Về khu cấm thành Thăng Long. Trương Vĩnh Ký viết: “Còn một hai cung điện cũ chỗ vua Lê ở thuở xưa, bây giờ tàn tệ còn tích lại đó mà thôi, nên cần phải phá đi cho sạch sẽ quang đãng”. Tuy thế cũng có nhà hiếu cổ tỏ lòng mến tiếc. Chính quan cố toàn quyền Doumer đã viết: “Tôi sang khí chậm, không giữ kịp những chỗ cần thiết, nhất là những cổng thành đáng nên giữ lại. Những cổng ấy có một ý nghĩa lớn có quan hệ mật thiết đến lịch sử, đáng cho ta phải kính nể. Ðể những cửa ấy sẽ làm cho các phố sau này đẹp thêm mà cũng không sợ ngăn trở xe cộ đi lại và sự mở mang đường xá, cũng tỉ như cổng khải hoàn môn Etoile ở Paris.”[2]

Nhưng cổng thì không còn mấy, mà cột cờ cao “chót vót” vẫn còn nguyên, chỉ khác khi xưa thì treo cờ vàng[3]  mà nay làm đài vô tuyến điện”.

Thế ra những tên thực dân tham tàn như Doumer vẫn phải kính nể, và tôn trọng những di tích lịch sử xứ họ cai trị, còn người mình thì lại xem thường! (Cũng xin đồng bào lưu ý, trước mặt cột cờ là núi Cung, chân đài có miếu Thái Tổ, mới bị Hồ Chí Minh cho đồng đảng phá trụi để xây tượng đài Lenin!)

Cũng theo Trương Vĩnh Ký kể lược về cột cờ ấy như sau: “Cột cờ này xây từ niên hiệu Gia Long thứ 11 (1812) Có ba tầng: Tầng dưới lớn nhất đo được 42 thước một góc, tầng thứ ba bé nhất 15 thước. Ở tầng thứ hai trừ một nửa trên biểu ngạch còn ghi chữ tên ba cửa kia:

Cửa phía Ðông là Nghênh Húc (đón vầng mặt trời buổi sớm)

Cửa phía Nam là Hướng Minh (hướng về sáng sủa)

Cửa phía Tây là Hồi Quang (quay về ánh sáng)

Trên tầng thứ ba có một cái cột cao xây lục lăng, có hai thang xoáy ốc đi riêng lên tầng thượng, nhưng nay chỉ còn dùng được một thang, trên biển ngạch có đề hai chữ “kỳ đài” (cột cờ).

Nhà kính thiên có “cột lớn trót ôm”, dỡ đi năm 1886 nay cũng không còn gì. Trên nền nhà ấy hiện giờ là sở pháo thủ (Direction de L’artillerie) nhưng còn lại các bực đá xanh có bao lơn rồng đá chạy mà theo nhà khảo cổ thì đó là từ thời nhà Lý2 và nghe đâu trường Viễn Ðông Bác Cổ có ghi vào sổ bảo tồn.

Khách đi thăm Hà Nội ngày nay, cái ngày cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt Nam thì Hà Nội mang một mạch dòng văn hóa sinh hoạt khác hẳn, một diện mạo với một quan niệm vô sản hóa, bỏ tất cả! Và nếu lại đóng vai như nhà học giả họ Trương ra Bắc, rồi chiếu bản đồ Hà Nội cũ mà thăm lại các nơi ấy. Sẽ phải ngạc nhiên vì thấy mọi quang cảnh đẹp hùng vĩ thuở xưa không còn nữa! Chắc cũng phải ngậm ngùi như cụ Nguyễn Du mà hoài cổ bằng câu:

Thiên niên cựu quách thành quan đạo.

Nhất phiến tân thành một cố cung.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site