lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

thăng long thành

Mặt Tiền Thành Thăng Long

Phía tây có phủ Ứng Thiên, Quảng Oai. Phía Bắc có phủ Thuận an, Từ sơn.

Phía đông có hai phủ Hồng (Thượng Hồng và Hạ Hồng) và Sách (Nam Sách) đồng ruộng mầu mỡ.

Phía Nam có những phủ Tiên Hưng, Khoái Châu, Lý Nhân, Thiên Trường, Kiên Xương, Thái Bình, Nghĩa Hưng, rất thích nghi với lúa chiêm, đất đai mầu mỡ hàng ngàn dặm, ruộng bằng muôn khoảnh, một năm hai mùa, mỗi mẫu thu lợi được hơn hai trăm quan. Nhân dân ở bờ biển no đủ về cá, gạo, muối, đời sống tốt đẹp, lại có mối lợi về cói lác, trai sò tốt và ngon, đó là chưa kể vào món thuế ao đầm, sông rạch. Ở phía đông Kinh Môn Phủ và lộ An Quảng lại nhiều cá muối, cây gỗ, châu ngọc đồi mồi, là nơi thuyền biển tụ tập, hàng hóa ngoại quốc lưu thông ở các cửa quan và chợ búa được tiện lợi đủ thay thế cho thuế má.

Ở phía tây bắc có phủ Lạng Giang và xứ Lạng Sơn có nhiều lò nung đất, ruộng đất cũng phong phú.

Phía tây nam có hai trấn to là Thanh Hóa, Nghệ An sản xuất những loại cây to như gỗ lim, gỗ sến, gỗ táu, quế, trầm hương, đàn hương, cau, sừng tây, da tây, sừng voi, da voi, vàng bạc, đồng sắt v.v…

Phía tây Nghệ An ăn thông với các nước Bồn Man, Lão Qua, Cao Miên, trâu bò được chuyển đến bán cho ta.

Kinh đô Thăng Long “Lại quay mặt ra biển và qua những trấn Hải Dương, An Quảng ở phía Đông Nam, có trấn Nghệ An, lại ở phía tây nam, phía tả biển cả ở trấn An Quảng là Khâm Châu. Ở phía Khâm Châu, một khu đất chênh vênh ở giữa biển là Quảng Nhai. Phía tả núi Hoàng Sơn ở trấn Nghệ An là Thuận Hóa. Ở phía hữu Thuận Hóa, Quảng Nam là nước Chiêm Thành.

Căn cứ vào đây thì Thuận Hóa, Quảng Nam và Chiêm Thành là quá cung làm con hổ viễn án. Còn Hải Nam là một minh đường, nghĩa là: chỗ nước chung tụ ở trước huyệt lộ theo phong thủy lớn ở phía ngoài quốc độ, mạch lạc, hùng vĩ, xa rộng, hình thể bao la đáng là vương kinh thiên phủ.

Ở vào thế “rồng cuốn, hổ ngồi” chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, Thăng Long đã hội đủ mọi tinh hoa của đất nước đương thời.

Chính vì vậy Thăng Long đã trở thành trung tâm của Châu Thổ Sông Hồng và của nước Đại Việt.

Thăng Long chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn minh văn hóa dân tộc, ảnh hưởng của nó bao trùm đối với sự phát triển mọi mặt. Đồng thời kinh đô Thăng Long còn là kho điển tích, là nguồn cung cấp đề tài và tư liệu lịch sử không bao giờ cạn: thơ văn, anh hùng, trong vườn hoa văn hóa muôn sắc muôn mầu ấy. Thăng Long như một chiếc nôi của nền văn hiến Việt Nam, nó tiêu biểu cho sức sống dân tộc và hình như có sự giao cảm giữa con người và cảnh vật.

tháp rùa

Tháp Rùa

Thủ đô xưa nay vẫn là trung tâm của đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của mỗi quốc gia.

Thăng Long không phải là kinh đô đẹp nhất trần gian mà người ta được thấy, Thăng Long cũng không phải là đô thành cổ nhất thế giới nhưng nó đã ra đời trước hàng trăm kinh đô khác trên thế giới.

Về hình thể cũng như đặc điểm, thủ đô Thăng Long của Việt Nam không hề giống bất kỳ một đô thành nào trên thế giới. Thoáng nhìn bên ngoài, xét về mặt lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc... Thăng Long không có những lâu đài, cung điện, tráng lệ, đồ sộ, không có những tòa nhà to lớn hùng vĩ, không có những cố cung hoành tráng rực rỡ. Nó cũng thiếu những cảnh u-nhã độc đáo...

Khác với văn hóa Trung Hoa, văn minh Đại Việt không có truyền thống xây dựng cung điện lộng lẫy đồ sộ, và lăng mộ vĩ đại như Trung Hoa. Không phải là vì người Việt Nam không có tài năng. Nên biết rằng các kiến trúc tổng thể của cố cung rất hùng vĩ, hào hoa tráng lệ, là tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Hoa. Trong thành tựu độc đáo tuyệt vời xuất sắc của công trình này, lại do một kiến trúc sư người Việt Nam. Đó là Nguyễn An, một nhân vật sống vào thế kỷ thứ XV mà sách sử Việt Nam rất ít nhắc đến. Nhưng trong các sách Trung Hoa ngay vào đời nhà Minh và đời nhà Thanh sau này đã hết lời ca ngợi Nguyễn An là một Tổng Công Trình Sự tài ba. Đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng thành Bắc Kinh.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Kiệu Thư, vào những năm đầu tiên niên hiệu Vĩnh Lạc đời nhà Minh, sau khi đã chiếm Việt Nam, viên tướng Trương Phụ, một mặt tìm mọi cách hủy diệt văn hóa Việt Nam, như thiêu đốt kinh sách, đập phá đền chùa, chuông, đem một số lớn tư liệu, sách vở của Việt Nam về nước, mặt khác lại tiến hành việc lựa chọn, bắt đem về nước nhiều mỹ nữ, trẻ em cùng các thợ tinh xảo đưa về Kinh Lăng (nay là Nam Kinh). Sau này nhà Minh đã tập trung nhiều nhân lực trong đó có một số thợ Việt Nam (khi đó gọi là Giao Chỉ) đưa lên Bắc Kinh để xây dựng cố cung. Theo sử Trung Hoa ghi chép: “Đời nhà Minh có hai người Giao Chỉ cùng tên là Nguyễn An. Một là người thợ sau làm quan tới chức Phó Sư Văn Tư Uyển (Minh Hiến Tông Thực Lục) tr: 257. Tới đời Thanh năm thứ 20 (1484) ông vẫn còn sống. Một người khác là Thái giám Nguyễn An. Đây chính là vị Tổng Công Trình Sự xây dựng cố cung đời vua Minh Thánh Tổ. Trong các sách Minh Tông, Anh Tông, chính thức thực lục quyển 54. Minh sử, Minh thư đều có ghi chép về Nguyễn An như sau:

Nguyễn An người Giao Chỉ, tính tình liêm khiết, mẫn thiệp, nhiều tài năng, rất giỏi trong việc kiến trúc, xây dựng. Trước khi Minh Thánh Tổ di chuyển thủ đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh vào năm Vĩnh Lạc thứ 19 – 1421, theo lệnh của Minh Thánh Tổ, Nguyễn An khi đó ước khoảng 30 tuổi, đã thiết kế toàn bộ cung thất, điện đài, thành hào, cửa môn, lưỡng cung, tam địa, ngũ phủ, lục bộ cùng các công thự của bách quan trong cố cung. Nguyễn An đã trực tiếp ước lượng tính toán và lên kế hoạch xây dựng. Các cơ quan trực thuộc của Bộ công chỉ có việc thực hiện mà thôi.

Nguyễn An từ trần trên đường đi trị thủy sông Trương Thu, để lại bao nỗi niềm kính phục mến cảm tài năng của ông với người Trung Hoa... Nhiều công trình ông xây dựng còn tồn tại đến ngày nay như điện Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa v.v… Các học giả Trung Hoa ngày nay đã hết lời ca ngợi Nguyễn An là một vị kiến trúc sư tài ba của Việt Nam, có người đã từng viết: “Nhân dân Bắc Kinh phải biết ơn và kỷ niệm Nguyễn An, quan thái giám người Việt Nam đời Minh.”

Để soi rọi bằng các ống kính nhận thức theo khía cạnh mà ta thấy sự thực của nền văn minh vật chất Trung Hoa là gì? Tôi lại xin dẫn ra đây một vài chi tiết của việc xây dựng Tử Cấm Thành của triều nhà Minh, ở đây tôi không thể nói tất cả các công trình mà chỉ có thể nói sơ lược một vài công việc họ xử dụng nhân công vận chuyển gỗ để bạn đọc tự mình hình dung máu xương của người dân Trung Hoa đã đổ vào đó như thế nào?

Minh Thánh Tổ định đô ở Bắc Kinh, trải qua quá trình xây dựng, hoàng đế cai trị triều đại Tử Cấm Thành chuẩn bị xây dựng vào năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh Lạc của Minh Thánh Tổ. Chính thức xây dựng từ Vĩnh Lạc 15, Vĩnh Lạc 18. Thiết kế công trình, quan thái giám Nguyễn An, phụ trách công trình xây dựng Tử Cấm Thành là hầu tước Trần Khuê, người chỉ đạo thực hiện quy hoạch là Ngô Trung. Công việc xây dựng Tử Cấm Thành là một công trình khổng lồ vô cùng phức tạp. Chỉ riêng chuẩn bị cũng đã mất mười năm, cung thành của Tử Cấm Thành chủ yếu dựng bằng gỗ, phần lớn từ các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Triết Giang, Tứ Xuyên núi sâu rừng thẳm, gỗ được chuyển ra từ Trường Giang, qua các sông ngòi lớn như Gia Lăng Giang, rồi từ sông Trung Giang chuyển ra sông đào lớn Đại Vân Hà, qua sông Huệ, từ Trường Gia cảng ở sông Thông Châu tới Sùng Văn Muôn của Bắc Kinh, cuối cùng được chuyển tới Thần Mộc Sương. Gỗ Hà Bắc qua Hán Thủy tới Trường Giang, Hồ Nam qua Tượng Giang tới Trường Giang, Giang Tây qua Cống Giang tới Trường Giang. Dân phu đẵn gỗ đi vào rừng sâu vô cùng gian khổ, thường vào núi một nghìn người ra núi chỉ còn năm trăm. Một số lớn đã bỏ xác nơi rừng sâu! Gỗ phải qua thân xác máu xương của cả triệu dân phu mới được chuyển tiếp về kinh đô.

Ngoài gỗ ra, việc xây dựng cung điện còn đòi hỏi một khối lượng đá, bột đỏ, gạch trong, ngói lưu ly. Đá trong cung điện Tử Cấm Thành chủ yếu là đá xanh, đá trắng, ngói diệp thanh, đá bạch ngọc. Những loại đá này khai thác từ khắp miền đất nước Trung Hoa, lượng gạch ngói dùng trong cung điện Tử Cấm Thành cũng rất lớn và vô cùng cầu kỳ, ngói lưu ly vàng hầu như phủ kín cả cung thành, dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh sang trọng lộng lẫy, nó ngang bằng một sông máu núi xương của dân Tàu!

con rùa

Con rùa

Việc vận chuyển bằng thuyền to với hàng ngàn thủy thủ phải đào sông, bắc cầu, di dân, dời nhà ròng rã hàng năm trời mới chuyển được về Kinh, chưa kể đến nhân công xây dựng còn nặng nề khổ công gấp trăm lần.

Việc xây dựng cung điện và lăng mộ của các Hoàng Đế Trung Hoa. Sử sách đã ghi chép khá đầy đủ, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, được xếp vào loại lớn nhất thế giới.

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã bắt hàng triệu nhân công xây lăng mộ, đến ngày ông ta băng hà, công trình vẫn chưa xong. Nhị thế cho làm tiếp hai năm nữa mới xong, trước sau gần 40 năm, không biết bao nhiêu là xương máu của dân Tàu đã đổ vào đây để nó trở thành kỳ quan của thế giới. Làm cho dân Trung Hoa ngày nay, có thể hãnh diện về ông cha của họ.

Nhưng đối với những người làm sử, tách rời đời sống xã hội để xem xét văn minh Trung Hoa, là chỉ mới thấy cái xác của vấn đề… Cách tiếp cận là đi vào đời sống xã hội đương thời, lấy sự thật làm chuẩn mực xem xét văn minh, văn hóa, hiểu cả các thần thức động cơ của nền văn hóa, văn minh mà thiếu cái nhìn quán xuyến, mọi mặt, có thể làm mất đi một phần cấu trúc tổng thể hữu cơ tạo nên cái nền văn minh đó.

Theo cách nhìn nhận mới, khi nghiên cứu lịch sử, người ta đều đặt nó trong một tổng thể hệ thống. Khoa học hiện đại gọi là sự tiếp cận hệ thống, được áp dụng ở phương Tây từ nửa sau thế kỷ XX.

Trước đây, các hoàng đế Trung Hoa thường coi các dân tộc khác là man di, mọi rợ và nhiều người Trung Hoa thường có thái độ dị chủng, đem cái tiêu chuẩn riêng của văn minh, văn hóa dân tộc họ để đánh giá các nền văn hóa khác. Và coi những khác biệt của các nền văn hóa khác là sự thấp kém.

Ông cha ta đã phá vỡ vòng vây trói ấy rằng không phải chỉ có một nền văn minh mà có nhiều nền văn minh. Văn minh Việt Nam không cần xếp theo một trật tự tôn ty nhất định nào cả.

Việt Nam không có cái thứ văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung còn gọi quần thần vào cung di chiếu: “Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện không nên xây lăng mộ riêng.”

Chết rồi còn lo lắng cho quốc gia dân tộc, cảm thông với dân, thật chứa chan tình người qua lời căn dặn lại thần dân của Ngài.

Kể từ khi mang danh xưng nước Đại Việt, văn hóa, phong tục, lễ giáo, tư tưởng Việt đã khiến văn minh Trung Hoa không thể có gì so sánh nổi. Các Hoàng đế Việt Nam có nếp sống bình dị, nhất là các vua nhà Trần. Ðại sư Huyền Quang sống với Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử đã cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Ðại Ðầu Ðà như thế nào!\

Mặc cà sa, nằm trướng giấy
Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọc thực, bỏ hương giao
Cạp nạnh cà một vò, tương một hũ.

Thật là một cuộc sống giản dị đến mức độ không ai có thể ngờ tới của một vị đại anh hùng, vừa chiến thắng oanh liệt kẻ thù, vừa là một vị hoàng đế đầy quyền uy, lại có thể sống một đời đạm bạc đến như vậy.

Tư tưởng trong sáng cao đẹp lạ thường trước mọi khoa trương của Trung Hoa, để đúc kết thành cái thị hiếu mỹ thuật và quan niệm văn minh riêng, tách rời khỏi ảnh hưởng của các triều đại Trung Hoa.

Vấn đề xây dựng Hoàng Cung

Một chế độ đang trên đà đi lên, đã mang trên đầu cái vòng hào quang của nhiều chiến công lừng lẫy mà bước đến tột đỉnh vinh quang của nó, như triều Lý, triều Trần. Thế tất cũng có thể xây dựng được một nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất.

Bộc lộ rõ nhất là Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: “Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch không được phiền đến dân”.1

“Đây là vị Hoàng đế với chiếu chỉ độc nhất trong lịch sử nhân loại. Ôi! Vĩ đại làm sao! Nguyên việc vua nhà Lý khi băng hà di chúc lại cho thần dân không được xây lăng. Vua nhà Trần khi sống xuống chiếu không được lấy dân xây dựng cung điện. Nhân bản văn minh đến thế là tột cùng của nhân loại. Và đây cũng là lý do tại sao Việt Nam không có những đền đài nguy nga, những cung điện đồ sộ, xuất hiện một cách chói chang ở những thời kỳ hưng thịnh nhất của đất nước. Bởi vì nghệ thuật khổng lồ vẫn đi đôi với chế độ nô lệ, cung điện càng nhiều, nô lệ càng đông, thì số phận người dân càng hẩm hiu đau khổ. Cả nước phải xây dựng cung điện cho nhà vua. Người Trung Hoa có thể tự hào bởi những cung điện lộng lẫy của các triều đại nước Tàu, nhưng sử gia hẳn phải biết rằng bao nhiêu xương máu, mồ hôi của dân nước họ đã phải đổ vào đó”. 2

-------------------------------------------------------------

1 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Tập II Tr 240 Nhà XB Văn Hóa Thông Tín Hà Nội 2000.
2 Dẫn Sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế” Tập I trang 597, cùng tác giả.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site